Nhân viên sẽ giải quyết ra sao nếu gặp một người cấp trên nóng tính và luôn nặng lời?
Đương nhiên trong quá trình làm việc, sẽ có những hiểu lầm, sự tranh cãi giữa sếp và nhân viên, có thể xuất phát tranh cãi xoay quanh một vấn đề về bản kế hoạch ý tưởng hay bảng thống kê số liệu... Nhưng chuyện cấp trên có những nhận xét gay gắt, cộc cằn hay đôi khi là phớt lờ những hành động của nhân viên là điều khó có thể tránh khỏi.
Nhưng vậy nhân viên nên phản ứng ra sao để giải quyết được vấn đề, ổn thỏa đôi bên?
"Bật" lại cấp trên?
Thông thường, những trường hợp bị sếp khiển trách sẽ khiến nhân viên chán nản, không muốn tiếp tục thực hiện công việc đang được giao. Bởi lẽ khi tâm lý của một con người, bất ngờ bị một tác động tiêu cực sẽ thay đổi ngay cảm xúc cá nhân, lập tức con người có những suy nghĩ khác biệt, có thể dẫn đến động thái thẳng thắn đáp trả.
Tuy nhiên, thẳng thắn đáp trả cũng có nhiều cách.
Không phải ai cũng giữ được bình tĩnh khi tranh luận, có nhiều trường hợp nhân viên "bật" lại sếp khiến không khí của cuộc trò chuyện căng thẳng hơn bao giờ hết. Nhưng việc đáp trả có thật sự hợp lý trong tình thế cả hai đều có những khuất mắc chưa thể giải quyết, chưa thể hiểu được lẫn nhau thì lại đưa ra những quyết định "bằng mặt nhưng không bằng lòng".
Thay vì "hừng hực máu lửa" gửi đơn từ chức, thẳng thắn đáp trả gay gắt thì hãy bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện.
Chưa kể đến, nhiều nhân viên thẳng thắn nộp đơn từ chức, nghỉ việc với lý do là không chịu nổi quản lý, cấp trên. Trong những lúc nóng giận, đôi khi con người lại có những phát ngôn vượt ngoài tầm kiểm soát dẫn đến sự xích mích, khó chịu trong lòng.
Thay vì "hừng hực máu lửa" gửi đơn từ chức, thẳng thắn đáp trả gay gắt thì hãy bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện. Có thể ngay lúc đó, cả nhân viên và cấp trên đều có những suy nghĩ sai lệch nên phát sinh tranh cãi, chúng ta hoàn toàn có thể tạo một cuộc hẹn tại quán cà phê, trà sữa vào một ngày khác để mọi thứ trở lại bình thường và nói chuyện thẳng thắn nghiêm túc với nhau.
Hít thở thật sâu, bình tĩnh giải quyết
Trong những trường hợp cả hai bên đang bất đồng quan điểm và cố gắng giải thích, bảo vệ những quan điểm của cá nhân thường tông giọng được đẩy lên cao, giống như trong một câu chuyện, thì mọi thứ đang đến lúc cao trào.
Rất nhiều người khi bị sếp khiển trách vẫn hoang mang không hay biết mình đã mắc lỗi như thế nào. Tuy nhiên ngay cả khi nghĩ rằng bản thân không hề làm sai điều gì thì bạn cũng cần phải giữ được bình tĩnh, không được nóng giận.
Hãy tìm cách hít thở thật sâu và suy nghĩ kỹ trước những gì mà bản thân sẽ phát ngôn.Mọi chuyện sẽ được giải quyết nếu chúng ta khôn khéo trong cách ứng xử với cấp trên.
Tuy nhiên ngay cả khi nghĩ rằng bản thân không hề làm sai điều gì thì bạn cũng cần phải giữ được bình tĩnh, không được nóng giận.
Tập trung vào công việc, chọn thời điểm hợp lý để góp ý
Để ngăn chặn sự tranh cãi và bị cấp trên trách mắng, điều tiên quyết nhân viên phải thực hiện được chính là phải hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu không hiểu những công việc mà bản thân đảm nhiệm, hãy hỏi và trao đổi rõ ràng với cấp trên để sau khi thực hiện, kết quả thu được sẽ làm hài lòng cả đôi bên.
Sống chung với sếp khó tính thật là một vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu, nhưng mọi thứ đều được hóa giải nếu bạn hoàn thành tốt công việc được giao.
Trong cuộc chiến "không cân sức" giữa sếp và nhân viên, thì người yếu thế hơn luôn chịu đựng thiệt thòi. Nhưng không phải lúc nào cấp trên cũng là người đúng và cấp dưới luôn luôn làm việc sai.
Điều quan trọng chúng ta cũng nên tự nhìn nhận và đánh giá bản thân về hành động và xem xét bản thân đã bị vi phạm điều lệ trong quy định của công ty hay không. Nếu chúng ta có thể đưa ra góc nhìn bao quát về một vấn đề và hiểu được lý do mà cấp trên thường quát mắng, khiển trách thì việc góp ý trực tiếp là điều cần thiết để tìm ra tiếng nói chung giữa nhân viên và cấp trên.
Lựa thời điểm hợp lý để góp ý thẳng thắn và sếp cũng là cách để góp ý chân thật về những khuyết điểm và cách làm việc của cấp trên, chẳng hạn như giờ nghỉ trưa, giờ ăn cơm trưa... Tại các công ty, doanh nghiệp ở đó luôn tồn tại một thứ luật lệ, văn hóa vô hình khi các nhân viên mở lòng và cởi mở trao đổi thông tin, cảm xúc với nhau thì khả năng hoạt động nhóm mới có hiệu quả.
Chấm dứt hợp đồng, có nên không?
Nguyễn Hoàng Bảo Trâm (22 tuổi, TP.HCM) cho biết nếu khi rơi vào trường hợp bị sếp mắng vô cớ hay thường xuyên bị đối xử tệ bạc thì cô sẽ quyết định nói chuyện trực tiếp, nếu không còn tiếng nói chung thì sẽ chấm dứt: "Thẳng thắn góp ý cho sếp, yêu cầu sếp nên xem xét kiểm điểm lại bản thân, để mối quan hệ và hiệu quả công việc được cải thiện. Nếu sếp vẫn cố thủ bảo vệ chính kiến cá nhân thì sẽ báo cáo cho người có chức vụ lớn hơn, nếu vẫn không giải quyết được thì sẽ nghỉ việc, tìm chỗ nào thích hợp hơn."
Nếu có thể trao đổi và góp ý cho nhau, cùng nhau sửa đổi thì rất tốt, còn không việc suy nghĩ đến đơn từ chức, vì không phải môi trường làm việc nào cũng phù hợp. Mỗi cá nhân lại có cách làm việc, quan điểm sống khác nhau, tùy thuộc vào sở thích mà lựa chọn công ty để có những trải nghiệm tốt nhất về mặt cảm xúc, thay vì chịu đựng trong thời gian dài.
Sau tất cả mọi chuyện đều xuất phát từ tính cách và tâm lý của cá nhân, chúng ta đừng nóng vội trong chuyện "cãi tay đôi" với cấp trên, hãy xem xét và đưa ra một quyết định hợp lý.
Nếu sau nhiều lần bị khiển trách vô cớ, đối xử tệ bạc thì bạn nên tìm một việc làm, công ty, doanh nghiệp cho bạn nhiều sự thoải mái hơn. Vì hơn hết khi tâm lý vững vàng, văn hóa làm việc vui vẻ, nhân viên hòa thuận thì kết quả của công việc sẽ có giá trị và năng suất làm việc đạt ở mức cao nhất.
Bên cạnh đó, mỗi lần nhận khiển trách của sếp, bạn cũng nên nhìn nhận một cách thành thật bản thân mình, để xem nguồn cơn của sự tức giận nơi sếp là do đâu, để có cách ứng xử phù hợp.
Nguồn: TH&PL