Có thể bị nhiễm biến thể delta dù đã từng mắc Covid-19?

Khi biến thể delta khiến Covid-19 dễ lây nhiễm hơn bao giờ hết, liệu những người đã từng mắc bệnh này có cần lo lắng về việc tái nhiễm?

Biến thể delta là một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Biến thể này được xác định là có khả năng lây truyền hơn, gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc phương pháp điều trị. Vậy đối với những người từng mắc Covid-19, biến thể delta liệu có phải là một mối lo ngại?

co the bi nhiem bien the delta du da tung mac covid 19 - anh 0

"Có hoặc không", Tiến sĩ Peter Chin-Hong, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco cho biết. "Bởi vì khả năng miễn dịch thay đổi đáng kể ở mỗi người sau khi bị nhiễm bệnh tự nhiên nên không có gì có thể đảm bảo rằng cá nhân cụ thể nào đó sẽ có phản ứng miễn dịch".

Về cơ bản, một số người từng chống chọi lại Covid-19 phát triển khả năng miễn dịch khá mạnh đối với virus này. Những người khác chỉ phát triển phản ứng miễn dịch yếu và chính vì thế mà họ có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. Việc chỉ ra bạn thuộc về nhóm người nào không phải là chuyện dễ dàng.

co the bi nhiem bien the delta du da tung mac covid 19 - anh 0

Tiến sĩ Chin-Hong cho biết, cách tốt nhất để đối phó với sự không chắc chắn đó là tiêm vaccine phòng ngừa: "Vaccine vẫn là cách đáng tin cậy nhất để có được sự bảo vệ lâu dài".

Trong khi các ca nhiễm đột phá (hiện tượng nhiễm bệnh dù đã tiêm vaccine đầy đủ) đang được báo cáo là xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, thì dữ liệu cho thấy phần lớn các trường hợp mắc bệnh - đặc biệt là các trường hợp nghiêm trọng - vẫn là những người chưa được tiêm phòng.

Phân tích của Tổ chức Kaiser Family Foundation chỉ ra những người không được tiêm chủng chiếm 94% đến 99% tổng số ca mắc Covid-19. Những người chưa được tiêm phòng làm gia tăng số các ca nhập viện và số ca tử vong hiện nay.

co the bi nhiem bien the delta du da tung mac covid 19 - anh 0

Tiến sĩ George Rutherford, một nhà dịch tễ học tại UCSF, cho biết: "Các ca nhiễm đột phá chỉ là một con số nhỏ. Chúng không phải là yếu tố chính làm gia tăng số ca mắc. Mà yếu tố chính là những người chưa được tiêm chủng".

Theo CDC, trong khi một số ca nhiễm đột phá được cho là hoàn toàn có thể xảy ra thì những người đã tiêm vaccine vẫn ít có khả năng bị nhiễm virus hơn nhiều.

Các chuyên gia cho biết những người với khả năng miễn dịch hiện có - có thể là từ việc đã tiêm vaccine hoặc do từng nhiễm virus - cũng ít có khả năng biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn ngay cả khi bị nhiễm biến thể delta.

Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.

Những điểm cần lưu ý với mũi tiêm vaccine thứ 2 phòng Covid-19

Biến thể Lambda của Covid-19 có trở thành mối nguy hại?

Vaccine phòng Covid-19 có hiệu quả với biến thể Delta

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ