Có giới hạn nào cho sự sáng tạo của giáo viên trên mạng xã hội?

Khi giáo viên là người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, đâu là giới hạn cho sự sáng tạo?

Có giới hạn nào cho sự sáng tạo của giáo viên trên mạng xã hội?

Ngày 20/11 không chỉ là thời điểm cho học sinh thể biết ơn "người lái đò" mà còn giúp tình cảm giữa thầy cô và học trò thêm gần gũi, thắm thiết hơn.

Với sự phát triển bùng nổ của các nền tảng số, thầy cô giáo trẻ cũng tận dụng được công cụ này để truyền tải kiến thức, thông điệp tích cực dễ dàng hơn. đã có cuộc trò chuyện với hai nhân vật đặc biệt vừa có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, là người làm nghề nhà giáo mẫu mực.

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Tình cờ theo nghiệp cầm phấn

Sau khi tốt nghiệp Đại học KHXH&NV, mình ở lại làm giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế. Sau đó, mình chuyển công tác sang Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Trong 4 năm đại học, mình cũng dạy thêm tại trung tâm Tiếng Anh. Đến giờ mình đi dạy được 11 năm rồi.

Thực sự, ban đầu mình không muốn đi dạy. Mình hoạt động đoàn, hội khá nhiều nên muốn làm trong công ty tổ chức sự kiện. Nhưng khi thực tập, mình từ bỏ ý định vì công việc này quá cực. Chỉ thực tập 4 tháng thôi mà sức lực bị bào mòn đáng kể, những tuần chạy sự kiện mình đã không ăn, không ngủ, rất mệt và rã rời. 

Ngay lúc đó, cơ hội khác đến khi mình tốt nghiệp với điểm số nằm trong top 10 của lớp, đủ điều kiện để làm giảng viên khoa. Mình nhận được lời khuyên và sự ủng hộ của bố mẹ với công việc này. Là tuýp người ưu tiên gia đình, đồng thời vừa bị thức tỉnh bởi việc thực tập không như mơ, mình quyết định thử ngã rẽ mới.

Không bao giờ bỏ nghề

Hiện tại mình cảm thấy có cuộc sống giống như trong mơ vậy. Từ mùa dịch năm ngoái, mình bắt đầu sáng tạo nội dung trên các kênh truyền thông số. Nói về cơ hội, mình được mời về các trường làm diễn giả nhiều hơn để chia sẻ về quá trình mình sáng tạo nội dung số và xây dựng thương hiệu cá nhân.

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Các bạn sinh viên cũng thường đề xuất ý tưởng hay ho, sẵn sàng xuất hiện trong các clip của thầy Beo U40. Đó là những thứ mình nghĩ bản thân rất may mắn mới có được. Mình rất yêu quý các bạn sinh viên, luôn dành cho mình sự đồng hành đáng yêu không chỉ trong lớp học mà còn trên các trang mạng xã hội. Một điều cực kỳ trân quý đó là các bạn vẫn xem mình là người thầy bình thường và không thể hiện điều gì thái quá, vì thế mình vẫn thoải mái khi đứng trên bục giảng. 

Mình luôn cố gắng suy nghĩ thấu đáo khi làm nội dung hay khi lan tỏa thông điệp tích cực cho cộng đồng. Mình có trend nhạc chế học online để cổ vũ tinh thần cho các bạn học sinh, sinh viên. Dù mới đăng tải được 2,3 ngày nhưng clip đã nhận về 20 triệu lượt view trên tổng trend và gần 1000 clip sử dụng âm nhạc. Mình cũng kết hợp với hơn 20 TikToker khác để lan tỏa thông điệp tích cực này.

Một điều chắc chắn là dù có như thế nào mình cũng sẽ không từ bỏ nghề giáo. Dù hoạt động như content creator thì mình vẫn lan tỏa những điều tích cực cho các bạn trẻ dưới cương vị người thầy. Hiện tại mình đang trong quá trình học dự bị tiến sĩ và sắp tới mình sẽ thi để trở thành nguyên cứu sinh ngành quản lý giáo dục. Sau đó mình sẽ có 4, 5 năm để chinh phục tấm bằng tiến sĩ tiếp theo. Đó cũng là dự định sắp tới của mình.

Mạng xã hội là sợi dây thắt chặt tình cảm thầy trò

Sự phát triển của mạng xã hội làm quan hệ giữa thầy cô và học trò cũng có chút thay đổi. Các nền tảng số giúp mình tương tác, đồng hành với sinh viên hơn. Ngoài việc trao đổi bài vở, các bạn cũng có những tâm tình, những sự đồng hành trong cuộc sống. 

Kể từ khi giáo dục chịu sự ảnh hưởng dịch Covid-19, cả thầy cô và học sinh đều chỉ trao đổi với nhau qua màn hình điện tử. Từ hai phía thầy cô và học sinh đều phải chủ động nắm bắt thông tin, liên lạc để đảm bảo tiến trong cả việc học và ngoại khoá. 

Từ khi dạy học online, mình có nhiều kỉ niệm khó quên, đa phần đến từ sự mất tập trung của các bạn học sinh. Các bạn ở nhà lâu, có cảm giác thụ động. Với những môn học online, có những cách thức vận hành không quá bắt buộc, mình mong muốn giờ học của mình các bạn sẽ có niềm vui chứ không đơn thuần đến lớp và học tập.

Sau 3 kỳ dạy online, mình có những cách sự thương thảo với các bạn sinh viên để tạo nên giờ học hiệu quả đến từ sự cộng tác hai bên. Mình nghĩ những lý do như bận chăm em, camera bị hư, mẹ nhờ làm việc... là chất xúc tác giúp cho giờ học trở nên thú vị hơn. Sự cà khịa của các bạn trong lớp cũng tạo năng lượng và tiếng cười trong giờ học online.

Lời chúc ngọt ngào ngày 20/11

Suốt 11 năm đi dạy, ngày 20/11 năm nào mình cũng nhận những lời chúc, món quà từ các bạn học trò. Đó là những tình cảm luôn đáng quý, đáng trân trọng. Nếu ta hết mình với nghề giáo, ta vẫn thấy thiêng liêng và luôn nhận lại tình cảm yêu quý của học trò. 

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Mình chúc quý thầy cô và bản thân mình có thật nhiều sức khỏe, luôn giữ vững ngọn lửa đam mê của người lèo lái con thuyền trí thức để luôn là nguồn động lực to lớn, người đồng hành với học sinh, sinh viên không chỉ trên lớp học mà còn trong cuộc sống hiện tại và cả sau này.

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Chập chững vào nghề từ những năm tháng đôi mươi, tính đến hiện tại thầy Kiên Luyện đã dành trọn vẹn 9 năm để theo đuổi nghiệp truyền đạt kiến thức cho học sinh

Đam mê chia sẻ kiến thức

Quay trở lại những năm tháng còn là học sinh cấp ba, mình là đứa học chuyên khối A và rất kém Tiếng Anh nên chưa từng nghĩ sẽ trở thành giáo viên, huống hồ là giáo viên Tiếng Anh.

Nhưng khi bắt đầu học tiếng Anh, mình nhận ra bản thân rất thích học ngôn ngữ. Nó mở ra cho mình chân trời mới khiến mình tìm tòi thêm kiến thức về lịch sử, kinh tế, tâm lý học… 

Cá nhân mình cảm nhận lợi ích rất lớn của việc học và nếu học đúng cách thì không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Càng học về Tiếng Anh, mình lại càng "cuốn". 

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Thế là mình bắt đầu đi dạy. Không ngờ đã từng ấy năm mình gắn bó với nghề này rồi.

Nếu có ai đó hỏi liệu có bao giờ mình sẽ chuyển sang mảng khác không, mình có thể lập tức nói không vì mình đã quá yêu cái nghiệp dạy để dừng lại cho một công việc mới. 

Thầy trò xưa - nay

Trước kia, những chuẩn mực của một nhà giáo rất khắt khe, vì thế nó tạo ra khoảng cách vô hình rất lớn đối với học sinh, gần như chỉ giới hạn trong những giờ đến trường. Còn hiện tại, mình cảm nhận được những học sinh có thể gần gũi hơn với thầy cô, như tương tác qua lại bằng những bình luận trên bài đăng chẳng hạn. 

Còn một điều mới lạ hơn trước kia là dạy và học online. Ban đầu mình thấy khá khó khăn trong việc truyền tải kiến thức thông qua màn hình máy tính. Việc kết nối với học sinh cũng cần nhiều nỗ lực hơn so với dạy trực tiếp. Trải qua thời gian làm quen với phương thức mới này, mình cũng tích lũy được vài điều để giữa bản thân và học sinh có sự kết nối. 

Điều quan trọng trong lớp online là xây dựng bầu không khí thoải mái. Thời học sinh đôi khi mình cũng thích chia sẻ về các vấn đề học hành hoặc khó khăn trong cuộc sống lắm nhưng không có cơ hội. Vì thế khi là giáo viên, mình luôn cố gắng tạo điều kiện cho học sinh.

Thường trong những lớp học online, mình hay đặt những câu hỏi để tăng sự tương tác giữa hai bên để buổi học không bị nhàm chán. Thời gian cuối giờ, mình hay dùng để tâm sự, giải đáp thắc mắc với các bạn học sinh. Cũng nhờ những khoảng thời gian như vậy mà mình có được rất nhiều kỷ niệm với các học trò. 

Mình nhớ nhất là lần dạy một bạn du học sinh Mỹ, bạn ấy ở chung kí túc xá với những người đến từ các đất nước khác nhau. Lúc tụi mình đang chém gió mấy chủ đề về chính trị bên đó thì cả phòng bạn ấy vào học cùng rồi ngồi phân tích về vấn đề bầu cử của nước Mỹ. Nào là ai sẽ thắng, rồi nước Mỹ sẽ ra sao nếu Joe Biden lên làm tổng thống và 1000 câu hỏi tranh luận qua lại. Hóa ra ở kí túc xá bên đó thú vị đến vậy!

Giáo viên, mạng xã hội và trọng trách

Từ khi mình đăng tải những clip đầu tiên lên TikTok, các bạn học sinh vô cùng phấn khích và liên tục bình luận cũng như gửi lại những clip cho mình như thể vừa mới phát hiện thứ gì đó lạ lùng lắm vậy. Vô tình, đó lại là một cách hay để kết nối với học sinh nhiều hơn.

Bên cạnh những niềm vui khi kết nối với học sinh, việc tham gia mạng xã hội của giáo viên cũng cần phải cân nhắc nhiều hơn so với những ngành nghề khác. Khi có nhiều người biết đến hơn, mình luôn ý thức được mỗi câu nói của mình đều có thể ảnh hưởng đến nhiều người.

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Mình cảm thấy rất may mắn khi nhận được sự hưởng ứng rất lớn của các bạn học sinh quan tâm đến IELTS mỗi khi mình livestream. Cũng bắt đầu từ lúc mình tạo các clip đăng lên các trang mạng xã hội, lớp học của mình được các bạn biết đến và tin tưởng theo học nhiều hơn. Nhưng đây cũng là trọng trách và áp lực không nhỏ.

Ở góc độ nào đó thì áp lực này rất tích cực trong việc ép mình phải luôn học và phát triển bản thân để mang lại kiến thức chuẩn, những góc nhìn đầy đủ, mới mẻ về các vấn đề trong xã hội để áp dụng vào quá trình dạy Tiếng Anh. Có một câu trong phim Spiderman mà mình rất tâm đắc khi nhắc về trách nhiệm đó là "with power comes responsibility" tạm dịch "khi có quyền lực lớn hơn thì trách nhiệm cũng lớn hơn". Nó như lời cảnh tỉnh cho mình trong quá trình tạo những nội dung chia sẻ lên các trang mạng xã hội.

Đôi lời tâm sự ngày 20-11 

Mình nghĩ các thầy, cô đóng vai trò định hướng học sinh trong việc học nhiều hơn là truyền đạt kiến thức truyền thống theo kiểu thầy, cô là trung tâm như xưa. Điều này thoạt nhìn có vẻ làm vai trò của giáo viên giảm xuống nhưng thực chất thầy cô vẫn rất quan trọng. Họ sẽ phải cập nhật kiến thức hàng ngày để nắm được thị yếu xã hội và mức độ áp dụng thực tiễn của kiến thức trên lớp. Từ đó, các thầy, cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh những lối đi vững vàng đến con đường thu nhận tri thức. 

Mỗi lần đến ngày nhà giáo, nó lại khiến mình nhớ về thời còn là học sinh cắp sách đến trường, luyện tập văn nghệ và chuẩn bị hoa để tri ân thầy cô. Đến tận bây giờ, mình vẫn theo dõi các hoạt động chào mừng ngày lễ đặc biệt này của các em học sinh ở trường cũ. Vẫn những truyền thống văn nghệ đó, những bó hoa rực rỡ tặng thầy cô đó, khác là bây giờ mình không còn tham gia với tư cách là học sinh nữa. 

Cũng nhân dịp này, mình xin gửi đến các thầy, cô giáo, những người đang truyền đạt kiến thức đến bất kì ai, bất kỳ lĩnh vực nào một lời chúc với thật nhiều sức khỏe, tràn đầy năng lượng để luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với công việc mình đang đi.

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Nghề giáo thiêng liêng

Mình là Phan Thế Anh, giảng viên Marketing của Đại học Quốc tế Miền Đông. Hồi nhỏ, mình rất thích làm giáo viên nhưng khi lớn lên, mình không nghĩ sẽ trở thành người đứng trên bục giảng. Mình nghĩ mình chỉ là người thích chia sẻ nội dung nên rất thích công việc sáng tạo trên các nền tảng xã hội. 

Sau khi học thạc sĩ tại Hàn Quốc, bạn bè có khuyên mình thử trải nghiệm đứng lớp dạy học. Mình cũng được đánh giá phù hợp với nghề giáo qua lối nói chuyện đam mê và những chia sẻ thật lòng. Từ đó, mình bén duyên với nghề. Với vai trò là giảng viên, khi mình hiểu biết nhiều và truyền tải được trọn vẹn thông điệp, nội dung, đó là điều rất thú vị. 

Việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng số giúp mình rất nhiều trong công tác giảng dạy môn Marketing. Hai công việc này hỗ trợ và bọc lót cho nhau khá hiệu quả. Khi mình truyền tải câu chuyện làm việc với nhãn hàng, xây dựng thương hiệu, đây cũng là những bài học bổ ích cho sinh viên. Các bạn cũng cảm thấy thích thú hơn khi nghe chia sẻ thực tế, thay vì những bài giảng mang tính lý thuyết. Sáng tạo nội dung cũng giúp bài giảng trở nên ý nghĩa và khiến sinh viên tin tưởng vào mình hơn.

Mình thấy nhiều người khi đã bén duyên với công việc YouTuber, Influencer thì sẽ tập trung nội lực 100%. Theo mình, nghề nhà giáo vẫn rất thiêng liêng. Với đam mê chia sẻ những kiến thức, mình không bao giờ bỏ nghề. Nếu công việc sáng tạo nội dung đòi hỏi mình cập nhật thông tin thực tế thì nghề giáo thôi thúc bản thân luôn tìm tòi, học hỏi kiến thức chuyên ngành. 

Luôn giữ hình ảnh đẹp trong mắt học trò

co gioi han nao cho su sang tao cua giao vien tren mang xa hoi - anh 0

Khi đa phần những nội dung viral trên mạng xã hội thường gây sốc, có yếu tố tạo scandal, với thực trạng thầy giáo có những hành vi cư xử không đúng đắn như gạ gẫm học sinh hay dạy học trong toilet, những điều này tạo nên hình ảnh không tốt cho nghề giáo. Mình luôn cố gắng giữ hình ảnh tốt nhất có thể, là tấm gương tốt cho mọi người, truyền tải năng lượng tích cực để mọi người luôn hứng thú.

Thời xưa, học sinh không thể biết về đời sống thầy cô, nhưng ngày nay, qua bài đăng trên nền tảng xã hội, học trò biết nhiều thứ hơn như: hôm nay cô đi đâu chơi, cô ăn gì... Có những thầy cô không thận trọng với nội dung chia sẻ nên cũng nhận về phản ứng trái chiều, không còn giữ được hình tượng đẹp trong mắt học trò. Mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, giúp học sinh có cái nhìn gần gũi hơn với giáo viên nhưng cũng làm mất đi những rào cản, trật tự vốn có. 

Từ khi dịch bệnh bùng phát, việc dạy học online rất khó để giữ kết nối giữa thầy và trò. Các bạn sinh viên có 1001 lý do để tắt camera trong lớp học. Khi dạy trực tiếp, giảng viên chỉ cần nhìn vào sinh viên cũng biết được các bạn có đang tập trung hay không. Còn với online, hầu như mình không thể kiểm soát được. Vì thế, để giữ kết nối, giảng viên cần phải đặt câu hỏi liên tục để sinh viên luôn có "chế độ phòng thủ", luôn trong trạng thái tập trung và sẵn sàng trả lời. 

Việc giảng dạy online cũng có những mặt tích cực và tiêu cực riêng. Là người đi làm xa nhà, dạy trực tuyến giúp mình có thời gian ở bên gia đình. Mình cũng không cần phải dậy quá sớm hay chuẩn bị quá cầu kỳ trước giờ lên lớp. Nhưng đôi khi, học tập qua phần mềm online cũng khiến sinh viên dễ mất tập trung, lơ là. Với môn Marketing, mình chú trọng việc yêu cầu các bạn làm việc nhóm, nhưng rất khó để kiểm soát khả năng làm việc của các bạn và cách các bạn tiếp cận với bài giảng. 

Đôi lời nhắn nhủ ngày 20/11

Khi còn là học sinh, mình thấy ngày 20/11 rất thiêng liêng, mỗi năm chỉ có một lần, dành riêng cho các thầy cô giáo. Các bạn cùng nhau tổ chức, chức mừng để thầy cô cảm thấy ý nghĩa trong ngày đặc biệt này. Thầy cô như là bậc cha mẹ, mình vừa kính trọng, trân trọng, vừa cảm thấy e dè.

Bây giờ, dường như ngày 20/11 chỉ là ngày "tên gọi", không còn được trân trọng như xưa nữa. Cá nhân mình cảm nhận rằng mọi người không còn trân trọng nghề giáo như trước kia. Sinh viên ngày nay cũng có vẻ thoải mái hơn với thầy cô, thậm chí gần gũi như bạn bè. Cũng vì thế mà thầy và trò gắn kết với nhau nhiều hơn, không còn rào cản thế hệ như xưa. 

Mình mong rằng tới đây, ngày 20/11 sẽ được nhiều người trân trọng hơn, nghĩ về ngày này nhiều hơn. Mỗi năm chỉ có một lần, mong rằng mọi người hãy trân trọng ngày lễ này và cùng tạo thêm những kỉ niệm đáng nhớ giữa thầy và trò. 

Giáo viên, phụ huynh, học sinh nói gì về chuyện làm nghề giáo mà có hình xăm?

Social Talk: Giáo viên online: Không bằng cấp, sai kiến thức, cà khịa nhau nhưng vẫn bỏ túi 50-60 triệu/tháng?

Giới trẻ cũng phải "xách dép" với độ bắt trend của giáo viên Việt trên TikTok

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ