Là giảng viên đứng lớp truyền tải kiến thức bổ ích, là MC - cầu nối của bao câu chuyện, là nhà sáng tạo nội dung gửi gắm hàng triệu thông điệp tích cực... thầy Beo U40, là ai?
Cùng xuất thân dưới trường ĐH KHXH&NV, mình học khoa Báo chí, nghe danh thầy Tuấn Đạt dạy khoa Quan hệ Quốc tế là giảng viên vừa tâm lý, vừa trendy nên mình luôn hy vọng có cơ hội được thầy "gõ đầu". Đến khi thầy làm giám khảo của cuộc thi tìm kiếm MC - Micro Bay do khoa mình tổ chức, mình mới có cơ hội tiếp xúc với thầy. Ở góc độ cá nhân, mình bị choáng ngợp bởi nguồn năng lượng vui tươi và sự thông thái của thầy.
Và mình luôn dõi theo thầy từ đó...
Xin chào cả lớp đến với buổi học đặc biệt của thầy. Vì đây là lớp học đặc biệt, chỉ có một-và-chỉ-một mà thôi nên tất cả sẽ gom vào duy nhất bài giảng này, gồm 6 chương nhỏ. Đôi lúc thầy xưng là thầy, lúc xưng là mình cho gần gũi.
Lớp không cần sách vở hay ghi chép gì, chỉ cần tập trung từ giờ đến cuối buổi học là được. Chúng ta bắt đầu nha.
Ở phần mở đầu, thầy sẽ chia sẻ về những thông tin "thâm cung bí sử" mà trước đây các bạn chỉ biết qua tên gọi thầy Beo. Xong chương này, các bạn sẽ biết thêm "sương sương" về thầy đó.
Từ hồi năm nhất, thầy từng lăn lộn với kha khá công việc làm thêm: từ gia sư tiếng Anh tại nhà, trung tâm ngoại ngữ, đi hát ở các quán cà phê, hay "nghề" rất lạ là chinh chiến tại các gameshow truyền hình: Trò Chơi Âm Nhạc, Tam Sao Thất Bản, Hành Khách Cuối Cùng, Nốt Nhạc Vui... để trở nên lì lợm và dạn dĩ hơn. Số tiền thắng giải nhất, giải đặc biệt của gameshow giúp thầy có "gia tài" vài chục triệu để gửi tiết kiệm, nhận lãi tiêu hàng tháng.
Thầy nói mẹ không cần gửi tiền tiêu vặt tháng nữa, cứ giữ đó, khi nào cần con báo. Vậy chứ con số mẹ thầy giữ giùm cũng đồ sộ lắm. Tới 2012, khi thầy học thạc sĩ thì khoản tiền đó phát huy tác dụng, giúp thầy phòng thân khi xa nhà.
Bật mí với các bạn một điều nữa, khi còn là sinh viên, thầy là đội trưởng đội hát và phó chủ nhiệm CLB Xung kích CKT. Nhờ đó, thầy có cơ hội sang Thái Lan giao lưu.
Thầy có đam mê xê dịch, đến giờ đã đặt chân đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong tất cả chuyến đi ấy, gần 50% chi phí thầy được miễn phí nhờ săn học bổng. Thầy đã tận dụng mọi tiềm lực trong profile và tham gia các chương trình giao lưu quốc tế.
Mỗi năm, thầy đều đặt mục tiêu chinh phục ít nhất 2 quốc gia mới và cố gắng hết sức có thể để thực hiện nó. Nên trong các tiết học hay các buổi thầy làm diễn giả, thầy luôn chêm bản đồ thế giới vào, tô màu những nơi đã đặt chân đến và hỏi các bạn sinh viên thấy gì ở bản đồ này. Hầu như các bạn đều trả lời em thấy thầy đi được những nước này, nhưng mình nhìn vào chỉ thấy nhiều khoảng trắng. Còn đến 5/6 quốc gia đang đợi thầy đặt chân đến. Đây là động lực mỗi ngày giúp thầy phấn đấu để có thể in dấu chân mình ở nhiều mảnh đất hơn.
Tên ban đầu của kênh TikTok của thầy là Beography = Beo + Geography - Beo Địa Lý đó chứ, với mục đích sẽ đi nhiều hơn, review lại những trải nghiệm du lịch. Nhưng sau đó Covid bùng lên, thầy vẫn chưa tiếp tục chinh phục vùng đất mới.
Chắc chắn thầy sẽ còn đi tiếp, nhưng công việc content creator sẽ không cho phép thầy đi dài ngày như trước được nữa.
Nắm bắt duyên cầm mic, thầy tiếp mục làm MC cho chương trình truyền hình thực tế của Thái Lan - The ASEANER - dẫn 100% bằng tiếng Anh. Mỗi tuần mình và 3 bạn ở 3 nước khác sẽ đi quay hình ở các tỉnh, thành phố tại Thái Lan.
Nhờ hai cột mốc đó, mình có thêm động lực thử sức với Én Vàng và lọt top 6 chung cuộc ở bảng không chuyên. Đến thời điểm hiện tại, thế mạnh của mình là làm MC cho các sự kiện song ngữ.
Ở phần này, thầy sẽ để các bạn bước gần hơn đến thầy Beo. Thầy Beo sẽ là một người gần gũi hơn, hơn cả các clip các bạn thấy trên TikTok hay YouTube.
Nói một chút về cái tên Thầy Beo U40. Biệt danh này là do một bài báo đặt cho. Vì lúc đó mình đi Đà Lạt, tạo trend đi đâu cũng đâm đầu như bài Vì yêu cứ đâm đầu ấy, nên các báo mới đặt là thầy giáo U40 xì teen.
Thầy thấy cái tên này cũng hợp lý đó chứ. U40 là under forty - đúng thật thầy mới 33 tuổi thôi và thầy nghĩ mình còn phát triển con đường này, ít nhất thêm vài năm nữa.
Từ "thầy" tạo cảm giác chín chắn, trí thức, còn từ "Beo" lại hóm hỉnh, gần gũi nên thầy thấy đây là sự kết hợp độc đáo. Thầy rất quý tên Beo, đây là nickname thầy đã có từ cấp 2. Tới khi đi làm ai cũng gọi là Beo hết nên bây giờ ai gọi tên thật của thầy là Đạt chưa chắc thầy nhận ra là đang gọi thầy.
Tuổi trên giấy tờ là 33 chứ thầy thấy mình đâu đó mới là sinh viên năm 2, năm 3 thôi. Thật sự khi kể về một người thầy, một giảng viên nào đó nói về độ bắt trend thầy rất tự tin, vì đó là thế mạnh của bản thân. Và thật sự, điều đó giúp thầy làm cho những giờ dạy trở nên sôi động hơn. Chưa chắc có thầy nào vào lớp mở nhạc BLACKPINK, TWICE, Taylor Swift cho tới Sơn Tùng M-TP, Mỹ Tâm, AMEE… cho sinh viên nghe hoặc chiếu một bài phát biểu của Kim Namjoon trước Liên hợp quốc trong một tiết thảo luận tiếng Anh.
Ngoài những niềm vui nho nhỏ hàng ngày đó, sở thích lớn nhất của thầy vẫn chính là âm nhạc. Hơn nữa thầy cũng là fan Kpop nha, cũng từng đu concert nhiều nên các bạn follow cũng thích nội dung thầy làm.
Bật mí, thầy đã học dự bị tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục được 1 năm.
Thầy là người sống YOLO - You only live once - Bạn chỉ sống được một lần thôi, nên hãy làm điều bạn thích, mang đến niềm vui cho bản thân và lan tỏa đến mọi người. Thầy rất thích câu này. Trong tương lai, thầy cố gắng trẻ đẹp hơn để chứng minh cho mọi người thấy rằng mình lão hóa ngược.
Và cũng biết đâu được, ở thì tương lai mình sẽ ra mắt sản phẩm âm nhạc để tiếp tục châm ngôn YOLO cũng như chạm tay vào ước mơ ca sĩ. Có thể khi mình đạt 5 triệu người theo dõi, mình sẽ có sản phẩm âm nhạc, hoặc cũng có thể vào một thời điểm chín muồi nào khác.
Nhờ vậy, thầy luôn thức tỉnh về việc không bị content cám dỗ.
Thầy thích uống nước dừa, trà trái cây cho mát mẻ. Nếu ở Sài Gòn, sáng sớm thầy sẽ uống cà phê sữa đá size siêu to khổng lồ, chiều thì làm một ly trà Phúc Long thật đậm vị trà nhưng không phải trà sữa. Nếu bạn nào có ý định mời thầy thì nhớ kỹ nha.
Chắc tại thích uống đồ thanh đạm nên cuộc sống của thầy cũng không thích quá ồn ào hay drama. Như đi dạy nè, nếu có bạn sinh viên chưa hài lòng là thầy đã trăn trở, rồi chuyển sang làm content còn trăn trở gấp ngàn lần vì phải tiếp xúc nhiều đối tượng hơn và không phải ai cũng yêu mến mình. Nên mỗi lần đọc bình luận tiêu cực trên TikTok là stress lắm, thầy còn dằn vặt bản thân nữa.
Trải qua hành trình hơn 1 năm trở thành content creator, thầy mới có hướng giải quyết riêng: không quá buồn rầu như lần đầu nữa và chọn cách bỏ qua những bình luận tiêu cực. Cho đến giờ, thầy vẫn rất tự hào khi chọn bước vào con đường Social Star.
Dù có hỷ nộ ái ố ra sao thì mỗi ngày thầy vẫn cam kết với bản thân sẽ ra ít nhất một video. Thầy đã làm được điều đó suốt hơn một năm rồi. Lần thầy đi thi Giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc ở Phú Thọ năm 2020, mặc dù lịch thi dày đặc một tuần nhưng ngày nào thầy cũng ra video. Thậm chí trước đó thầy đã có kế hoạch đăng, quay trước 20 clip để dự phòng. Và lúc đó có những video nổ view liên tục.
Lớp chuyển sang chương 3 tìm hiểu về câu chuyện một người thầy lại trở thành content creator là thế nào nha.
Theo trục bài, đầu tiên nói về cơ duyên. Ban đầu thầy cũng chỉ là người dùng TikTok bình thường, lướt để giải trí. Thầy còn nghĩ TikTok là app trẻ trâu nữa. Trước, thầy đã có kênh YouTube và được mách nước rằng muốn phát triển thì xây dựng TikTok trước.
Những video đầu tiên thầy đăng chỉ vài chục lượt view thôi. Lúc đó thầy làm content khá cảm tính, không biết về thuật toán, chỉ thấy người ta làm trend gì thì làm theo. Clip đầu tiên trên kênh là thầy cover Em không sai chúng ta sai của Erik. Đến giờ vẫn còn nhiều bạn tìm lại clip đó. Còn clip đầu tiên có view là đi tập gym. Thấy có view, thầy tiếp tục làm content tương tự thì bất ngờ nổ view hơn clip cũ.
Từ đó thầy nghĩ đến dạng content hài hước. Thầy cho ra đời series dịch lời bài hát, lúc đó còn được K Crush Động, các trang USUK đăng lại nữa. Thế là chỉ sau một video nổ view, thầy bắt đầu khai thác sở thích âm nhạc trên các nền tảng của mình.
Một cơ duyên nữa là dịch bùng, thầy ở nhà không có việc gì làm nên đã hứa với bản thân sẽ "vắt kiệt sức" để sản xuất nội dung mỗi ngày. Nhưng có những lúc content rất tâm huyết nhưng lại không có view. Ai làm TikTok cũng sẽ biết clip có thể nổ view nhưng sẽ flop bất cứ lúc nào, nên việc đăng clip không có view là chuyện bình thường.
Điển hình clip thầy đi gác thi THPTQG từ miền Tây về Sài Gòn, vô nhà vệ sinh của trạm dừng chân quay khoảng 2 phút nhưng video đó đạt 9 triệu view - đó là điều thầy không thể tiên đoán được.
Tuy nhiên, khi bắt được nhịp rồi thì cứ đường mình mình đi, xác định là mỗi ngày phải ra ít nhất 1 video thì cứ thế mà triển. May may "tổ Tóp Tóp độ" thì nổ view, còn không thì cứ kiên trì mà tìm tòi và đổi mới sáng tạo. Một khi đã quen rồi thì mọi thứ sẽ vào guồng đó!
Khi làm content, thầy còn thích làm nhạc chế. Thầy viết lời lại vui hơn cho những bài nhạc đang hot trend trong khoảng 15-20 phút. Lên kịch bản clip, thu âm rồi quay và dựng khoảng tiếng rưỡi. Càng làm, thầy càng khám phá ra được những tiềm ẩn mà bản thân trước giờ chưa biết.
Thầy có nhóm bạn thân tên là hội Flop TikToker để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về job, làm video thế nào để có lượng tương tác tốt, cùng nhau kéo mood và gần như là trở thành những người bạn đồng hành. Đến bây giờ, mình rất tự hào khi có những mối quan hệ chất lượng với các bạn content creator khác.
Mình cũng rất vui với một số thành tích đã đạt được khi bước chân vào thế giới TikToker. Mình thắng giải nhất cuộc thi của Bộ y tế kết hợp với TikTok về phòng chống thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Cuộc thi phim ngắn đã đạt giải phim hài hước nhất - 1 trong 2 hạng mục cao nhất của giải và đoạt giải nhì livestream thánh ăn TikTok.
Từ khi được 1 triệu người theo dõi, đã có rất nhiều nền tảng khác mời thầy về công tác, trả lương rất hậu hĩnh nhưng thầy vẫn quyết định từ chối. Vì mục tiêu hướng tới hiện tại sẽ phủ sóng hình ảnh bản thân hơn là thu nhập, nên thầy cũng không đặt mục tiêu kiếm tiền.
Nhưng tính chung, thu nhập từ các kênh social của thầy cũng bất biến, bình quân khoảng vài chục chai cho các kênh. Khi kênh có video nổ view liên tục, khách hàng sẽ để mắt, job tới ào ào quay không kịp trả video, còn khi kênh vào chuỗi flop sấp mặt thì job ít hơn!
Nhưng có nhiều job hay không thì mục tiêu của thầy vẫn là cố gắng tăng follow mỗi ngày và kiên trì phát triển kênh hơn nữa! Thầy chưa có thời gian để sản xuất sản phẩm bên YouTube nên tạm thời đăng lại từ kênh TikTok qua. Thu nhập bình quân bên YouTube mỗi tháng đủ cho mình uống tà tưa, xăng xe, gửi chút tiết kiệm cho cháu và dành dụm đưa ba mẹ đi du lịch lúc hết dịch, rồi các job bên TikTok nữa nên nhìn chung con số cũng ổn áp lắm.
Thầy thấy khoảng thu nhập từ các nền tảng này xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Vì để có thành quả như vậy mình cũng lao tâm khổ trí rất nhiều, chưa kể là stress khủng khiếp mỗi khi đối mặt với tiêu cực và bí ý tưởng.
Sắp tới, điều thầy muốn tập trung nhất là tăng lượng người theo dõi, cố gắng đạt 5 triệu follower và có tick xanh chính chủ sớm nhất có thể.
Sau 1 năm làm nghề, thầy đã có nhiều kinh nghiệm xương máu, và rất biết ơn vì được làm công việc này. Nó đã trở thành một công việc chính và mang đến những mối quan hệ và giúp mình cải thiện thu nhập rất nhiều.
Ban đầu làm TikTok, có giai đoạn bị bí ý tưởng cộng với chuỗi flop dồn dập khiến thầy down mood khủng khiếp. Dù không có view, nhưng thầy vẫn ra clip đều. Với thầy, những chuỗi flop ấy khiến mình có động lực sáng tạo hơn.
Mỗi khi down mood, thầy hay nghe nhạc hoặc xem những show yêu thích để khơi lại cảm hứng. Mỗi ngày, thầy thường dành ít nhất 30 phút để tìm thêm ý tưởng, ghi lại sự kiện hot. Hoặc thầy sẽ nói chuyện với các bạn trong hội Flop TikToker để giải tỏa năng lượng. Hồi trước dịch, cả đám hay hẹn nhau đi cà phê. Mỗi đứa sẽ chuẩn bị 3-4 kịch bản, gặp nhau rồi quay luôn. Vì khi collab (kết hợp) như vậy, thuật toán TikTok sẽ nhận diện khuôn mặt và đẩy tương tác lên rất cao.
Theo lịch, mỗi ngày thầy đăng một clip nhưng ngày bị flop có thể đăng 3 clip. Nhờ vậy, thầy có thể kiểm tra được nội dung nào được yêu thích hơn. Cuối cùng thầy bắt được nhịp, ra 5 clip/ngày và clip nào cũng đạt triệu view.
Thầy rất thích cài cắm những chi tiết ẩn để người xem bất ngờ vào phút cuối, như trong điện ảnh người ta gọi là plot twist. Thầy nghĩ, mình có thể giữ chân người xem là sự độc nhất. Có những clip, các bạn chỉ có thể xem duy nhất ở kênh của thầy. Nếu muốn xem hot trend có các TikToker khác tham gia, cứ gõ thầy Beo vào thanh tìm kiếm. Đó là đặc điểm nhận dạng và thầy cảm thấy rất tự hào về điều này.
Những series có view đều đặn nhưng tới một tập nào đó bắt đầu chững lại thì thầy suy nghĩ lại và bắt đầu ý tưởng mới. Content Creator là một công việc rất thú vị, khiến mình trẻ ra vì phải vận động trí não mỗi ngày.
Một clip chỉ dài khoảng 20 giây nhưng thực tế phải quay vài tiếng đồng hồ. Riêng một tập Bí mật TikToker hoặc Cao Thủ TikTok, thầy quay & dựng khoảng gần nửa ngày. Bởi tính mình vốn cầu toàn nên thường rất kỹ trong việc lên kịch bản, quay và edit.
Thầy hay chọn khách mời theo kinh nghiệm quan sát và theo yêu cầu của các bạn follower trong bình luận. Đôi lúc sẽ có trục trặc, sự cố và phải thay đổi nhân vật trong phút chót nhưng mình luôn có phương án dự phòng. Thường thầy sẽ quay hình trước với khoảng 3-4 bạn, sau đó sắp xếp lịch edit và đăng.
Khi làm Series Bí mật TikToker, Cao Thủ TikTok, thầy rất vui vì chưa kịp ngỏ lời đã có một số bạn chủ động nhắn tin và muốn tham gia. Thật sự có những khách mời làm mình hạnh phúc và bất ngờ đến mất ngủ. Đó chính là động lực để mình luôn cố gắng mỗi ngày và cho ra đời nhiều Series chất lượng hơn nữa.
Nhờ Series Bí mật TikToker, Cao Thủ TikTok, Kết Nối TikToker, Thử Thách TikToker, Khi Các Tik Toker Yêu Thương Nhau... nên khi nhắc đến thầy Beo, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một TikToker thích kết nối, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo động lực cho mọi người qua những giây phút dí dỏm, khùng điên. Tuy nhiên, cũng sẽ có những lúc thầy so deep, lắng đọng, "chằm zn"...
Series đầu tiên kết nối các TikToker lại với nhau là Series đưa điện thoại. Thầy làm được 13 tập, mỗi tập đều có khoảng 2 triệu view. Mình cùng là người đầu tiên kết nối các bạn TikToker Việt sống ở nước ngoài lại với nhau như Trí Phan "thịt bòa", Jenny Huỳnh, Dương Phạm… Cũng từ đó, mình quen biết các bạn TikToker nhiều hơn, được mọi người gọi với cái tên thật mật "Ông trùm kết nối của TikTok".
Chuỗi series Khi các TikToker yêu thương nhau của thầy được nhiều người yêu thích. Trong khoảng 10 tập, có 1 tập thầy rất tự hào khi lên ý tưởng cùng với các bạn để ủng hộ vải thiều ở Bắc Giang.
Ngoài ra, thầy có rủ các bạn TikToker cùng tham gia trend biến hình, nhưng đặc thù của idea này là rủ những bạn chưa từng biến hình bao giờ để làm. Mình có rủ được Phượng Vỹ, Thiện Nhân, ông Anh thích nấu ăn. Những clip đó đều có khoảng 3-4 triệu view. Đến giờ, thầy không thể tin được đã làm tới tập 63 với tổng lượt view lên đến trên 300 triệu.
Không chỉ kết nối TikToker, thầy còn kết nối với gia đình. Lúc đầu, nhờ ba mẹ quay clip cũng bị cằn nhằn lắm, nhưng rồi họ cũng quay với con thôi. Thầy may mắn vì có ba mẹ chịu chơi. Họ rất vui và tự hào khi đọc các bình luận như: "Gia đình chịu chơi nhất TikTok là đây, mong gia đình thầy sẽ quay nhiều video hơn nữa",...
Ba mẹ cùng tham gia dự thi phim ngắn TikTok với thầy. Lúc lọt vào vòng bình chọn, sáng nào họ cũng vào bảng xếp hạng xem con trai út đang hạng mấy, rồi nhắn tin, gọi điện vận động cô dì chú bác, anh chị em trong nhà hay mấy bác hàng xóm vào bình chọn cho "Thầy Beo U40." Lúc nghe tin đoạt giải thưởng 50 triệu, ba mẹ thầy nói: "Trời ơi thời tới con ơi", "Bây giờ ngoài lương hưu, ba mẹ còn có lương TikTok từ Beo nữa". Rồi ba mẹ thầy gọi cho họ hàng, làng xóm để khoe, còn hẹn mọi người khi nào hết dịch làm tiệc mừng nữa. Vui lắm.
Trên hành trình làm TikToker, thầy nghĩ mình không có gì hối tiếc vì chính thầy là người quyết định. Nếu hối tiếc, thầy đã không đạt 2,6 triệu người follow, hashtag #thaybeou40 chạm mốc 1 tỷ view và có nhiều cơ hội mới. Có chăng thầy sẽ tiếc tại sao không bắt đầu sớm hơn. Thôi không tham lam nữa, vì nếu thầy bắt đầu sớm hơn, video cũng chưa chắc có ai xem đâu (cười)!
Nói vậy không có nghĩa trước giờ thầy toàn được mà không mất. Nhiều lúc bị cuốn quá, thầy như mất cuộc sống riêng tư. Ba mẹ thầy cũng nhắc: "Tối ngày cầm điện thoại không sợ mù mắt hả con?".
Chúng ta đang sống trong thế giới sử dụng điện thoại quá nhiều. Thầy đăng clip, các bạn comment, thầy sẽ vào reply ngay và thường xuyên check tương tác. May mắn lên xu hướng thì vui, còn không lại vùi đầu viết kịch bản, liên lạc với nhân vật, khách mời mới. Do đó, thời gian thầy dành riêng cho bản thân không còn nhiều như trước. Thầy nghĩ mình cần phải cân bằng điều này ngay lập tức.
Hiện tại, thầy về quê ăn cơm nhà với ba mẹ nên không cần chi quá nhiều tiền. Ăn cơm mẹ nấu nhưng cũng phải gửi tiền chợ. Tuy nhiên, số này chắc không nhiều bằng tiền tiêu vặt tại Sài Gòn đâu.
Đây là cách tiết kiệm khi ở với gia đình thôi,thầy lên Sài Gòn phải tiết kiệm theo kiểu khác. Mình có quy tắc tiêu tiền riêng: Không bao giờ tiêu quá ⅓ thu nhập mỗi tháng, ⅔ thu nhập còn lại sẽ đưa vào sổ tiết kiệm, mua bảo hiểm… Ngoài ra, thầy còn dành một khoản nhất định để đi du lịch vì thích khám phá những điều mới.
Thầy phải lên kế hoạch chi tiêu một cách khoa học nhất để không stress mỗi khi đụng đến vấn đề tài chính. Còn chuyện mua nhà như người khác thì chưa. Thầy có mua vài miếng đất ở quê và tự đứng tên thôi.
Về phần ba mẹ, thầy cũng không quên mua sắm cho họ, sẽ đổi điện thoại mới nếu ba mẹ có nhu cầu. Ngoài ra, mình cũng hay đưa ba mẹ đi du lịch. Mỗi năm, thầy đặt kế hoạch dắt bố mẹ đi ít nhất một nơi mới, không ra được nước ngoài thì cũng đi trong nước.
Chuyện tình yêu, thầy đang trong một mối quan hệ hơi hơi phức tạp (cười). Nhờ những cuộc tình trước, thầy rút ra được kinh nghiệm xương máu rằng: Đừng yêu hết mười phần. Mọi người chỉ yêu đâu đó sáu đến bảy phần thôi. Còn lại, mình dành cho bản thân, nhớ phải yêu bản thân nữa.
Nói vậy chứ ai cũng từng là tấm chiếu mới (cười). Thầy cũng từng vật vờ, đau đớn, khổ ải vì tình yêu để rồi ảnh hưởng đến công việc. Khoảng 4 năm trước, thầy từng ở trong một mối tình rất vật vã. Bạn tìm bến đỗ mới sau khi đi cùng nhau gần 3 năm khiến thầy rất bất ngờ vì chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Lần đó, thầy suy sụp tận 6 tháng. Nhưng các bạn phải yêu và cứ yêu đi, để tự rút ra những bài học khắc cốt ghi tâm cho mình.
Hồi xưa là vậy, bây giờ yêu đương chắc chắn sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Vì lịch trình hiện tại của thầy cũng dày đặc nên sẽ tìm một người cảm thông với công việc và cuộc sống để đồng hành. Hoặc thầy sẽ chọn người có những thế mạnh để bù đắp qua lại cho nhau chứ không đơn thuần là sự rung động nhẹ.
Làm content creator cũng tác động nhiều đến cuộc sống thực. Vì khi có lượng follower nhất định, nhất cử nhất động của bản thân đều sẽ bị quan sát.
Chắc chắn khi tham gia sân chơi nào, mình phải hiểu luật của nó. TikTok và các nền tảng khác đều có tiêu chí để đánh giá một video thế nào là văn minh, không vi phạm tiêu chuẩn và các nguyên tắc về cộng đồng. mình tin mọi người đều biết được các quy tắc này. Vì vậy, khi đăng clip, mình luôn phải cân nhắc tất cả mọi thứ,h đong đếm từng chi tiết một sao cho hợp lý và văn minh nhất.
Sau 1 năm trải nghiệm cùng TikTok, không ít lần clip của mình bị đánh vi phạm chỉ vì một số chi tiết nhỏ. Từ đó, mình rút ra được bài học xương máu. Để đưa ra những nội dung văn minh, chất lượng cho người xem, người chơi TikTok cần có thời gian đầu tư và tìm hiểu thật kỹ về nền tảng và các tiêu chuẩn. Đó cũng là một trong những lý do mình cho ra đời Series Cao Thủ TikTok để một phần chia sẻ đến mọi người cách lên xu hướng và né những lỗi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của nền tảng này.
Mình cũng cần xây dựng những mối quan hệ xung quanh thật chất lượng. Vì nó có thể giúp mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cuối cùng là phải xây dựng được thương hiệu cá nhân. Nghĩa là khi nhắc đến tên mình ở đâu, người ta đều lập tức nhớ đến hoặc kể ra những từ khóa liên quan đến đó.
Chuyện nâng cao giá trị, mỗi người sẽ có một lựa chọn riêng. Thầy không nói họ nên làm gì, cũng không áp đặt ai và vẫn sẽ tôn trọng sự khác biệt của những content creator.
Điều thầy muốn chia sẻ là sự khác biệt không đồng nghĩa với việc thiếu trách nhiệm. Khi đăng tải bất kỳ nội dung nào, hãy thực sự cân nhắc trước vì "bút sa là gà chết". Người xem sẽ phần nào nhìn nhận được tính cách thông qua nội dung được mình đăng tải.
Cũng vì vậy, nhiều người hay hiểu sai về nghề này lắm. Họ thường nói kiểu: "Giờ nổi tiếng đơn giản quá" hoặc "Làm mấy cái xàm xàm như vậy mà cũng triệu view". Tất cả điều tiêu cực đó đến từ sự ích kỷ, ghen tỵ. . khi một người làm content không được đón nhận hoặc thấy người khác làm nội dung tương tự nhưng nổ view đùng đùng.
Thầy tin rằng bên cạnh những bình luận ghen ghét vẫn sẽ có những người đóng góp. Đây là điều cần thiết để mình nhìn nhận bản thân một cách nghiêm túc hơn. Đến lúc đó, mình lại cảm ơn những người đã bình luận tiêu cực. Dù thế giới ngoài kia có nhiều điều toxic và cay độc hay "people có make it complicated" thế nào, mình chỉ cần tin vào con đường đã chọn, mạnh mẽ bước tiếp để lan tỏa niềm vui và những thông điệp tích cực đến cộng đồng thì sẽ thành công.
Nguồn:TH&PL