Với hàng loạt các tai tiếng gần đây, Dior xứng đáng là với danh hiệu "drama brand".
Thế giới thời trang luôn xoay vòng và những câu chuyện luôn được viết tiếp trên trang giấy lịch sử của ngành hàng xa xỉ. Có lẽ, những ngày gần đây, Dior chính là chương mới sau khi đã ghi hàng loạt dấu ấn mang tên drama.
Nội dung liên quan
Nếu gọi thời trang là hồ nước yên bình thì Dior đóng vai trò cánh quạt phá tan sự bình yên đó. Từ kiện tụng cho đến đạo nhái, Dior đã làm tròn vai diễn chính.
Tự biên tự diễn với Valentino
Trong khuôn khổ cuối cùng của mùa mốt Xuân Hè, thương hiệu Valentino đã tổ chức show diễn Valentino Haute Couture 2022 trên con đường thời trang Via Condotti ở Rome, Ý.
Song, sau khi show diễn vừa kết thúc, Dior yêu cầu Valentino phải bồi thường thiệt hại trị giá 100,000 USD vì "cản trở" khách hàng đến tham quan và mua sắm tại cửa hàng của thương hiệu này tại cuối đường Via Condotti.
Nội dung liên quan
Phía cửa hàng Dior ở Via Condotti được cho"bị vắng vẻ và không thể hoạt động bình thường từ đầu giờ chiều, khách hàng của chúng tôi không thể tiếp cận và từ chối có mặt ở store do ảnh hưởng bởi đám đông nhộn nhạo, những rào chắn của Valentino và chính quyền. Cửa hàng mở cửa nhưng không có khách mua ngay từ đầu giờ chiều. Sự kiện diễn ra vào thứ sáu, một trong những ngày có doanh thu cao nhất tuần".
Theo đó, show Haute Couture của Valentino dự kiến sẽ bắt đầu đón khách từ 7:30 tối, trễ hơn 1 tiếng so với thời gian đóng cửa của các cửa hàng trong khu vực, nhằm đảm bảo sự kiện này không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các cửa hàng.
Tuy nhiên, với quy mô cũng như mức độ đầu tư của sự kiện, cung đường Via Condotti đã sớm chật ních những người tham quan hiếu kỳ muốn được chiêm ngưỡng những thiết kế đẹp mắt, cùng dàn front row là những ngôi sao nổi tiếng thế giới như Anne Hathaway, Anna Wintour, Naomi Campbell,...
Dior Italia đã yêu cầu Valentino bồi thường 100.000 USD lấy lý do là xâm hại lợi ích kinh tế, cản trở kinh doanh, làm trái các thoả thuận ban đầu. Dior còn giới hạn thời gian hoàn trả trong 2 tuần, nếu không sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp.
Cho tới nay vẫn không có đơn vị bán lẻ thời trang lân cận khác trong khu vực này như Gucci, Prada và Moncler gửi đơn khiếu nại.
Song, sau gần 1 tuần khiếu nại, Dior tiếp tục gửi bức thư thứ hai cho rằng sẽ rút khiếu nại với lý do "đảm bảo mối quan hệ thân thiện giữa hai thương hiệu thời trang". Theo đó, Valentino đã luôn giữ im lặng và màn kịch được Dior tự biên tự diễn từ mở màn cho đến chào sân.
Tiếp tục câu chuyện "cướp bóc" thời trang
Mới đây, chiếc váy midi đen trong bộ sưu tập Thu Đông 2022 của Dior tiếp tục vướng vào vòng xoáy đạo nhái và chiếm đoạt văn hóa.
Với những đặc trưng như xếp ly ở hai bên hông, phẳng hai mặt trước và sau, xẻ tà ở phần mép váy, có dây buộc hai bên, thiết kế của Dior sở hữu tất cả những nét đặc trưng của chiếc váy Mã Diện truyền thống của Trung Quốc.
Ngoài ra, điều khiến cộng đồng mạng Trung Quốc thêm phẫn nộ nằm ở phần miêu tả chiếc váy mà Dior cho rằng "thiết kế thanh lịch và phong cách mang hình bóng đặc trưng của Dior".
Nhiều bình luận tiêu cực cho rằng nhà mốt Pháp đang đạo nhái và chiếm đoạt văn hóa của Trung Quốc. Sự việc được đẩy lên cao trào khi nằm vị trí đầu trong bảng tìm kiếm trên nền tảng Weibo.
Nhiều chứng cứ được cư dân mạng thể hiện sự đạo nhái của Dior không chỉ nằm ở thiết kế bên ngoài mà còn ở phần lót và cắt xẻ bên trong.
Theo đó, phần cắt tà trước sau của chiếc váy Dior được thiết kế may từ hai mảnh vải tương tự nét đặc trưng của chiến váy Mã Diện vốn được sử dụng để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa.
Hiện tại, Dior đang tắt chế độ bình luận trên trang cá nhân Weibo và chưa có phản hồi nào về sự việc đạo nhái này. Có thể, Dior đang xài "chiêu bài" cũ như những lần vướng vào lùm xùm đạo nhái và chiếm đoạt văn hóa trước đó.
Vào năm 2018, Dior từng bị tố đạo nhái họa tiết trang phục từ thương hiệu Ấn Độ People Tree. Trước đó, Trước đó, dòng nước hoa Sauvage của Dior cũng bị tố là chiếm dụng và xúc phạm văn hóa thổ dân da đỏ. Sauvage (tiếng Pháp có nghĩa mọi rợ, đồng nghĩa với từ "savage" trong tiếng Anh) thường được dùng tại Mỹ với ý miệt thị người thổ dân da đỏ.
Nguồn: TH&PL