Chánh văn Hoàng Anh Tú: Nội dung độc hại, xâm phạm văn sử trên Netflix ăn mòn giới trẻ Việt

OTT xuyên biên giới như Netflix hấp dẫn chính là sự tự do không bị kiểm duyệt. Từ đó những nội dung mang yếu tố nhạy cảm, xâm phạm văn hoá, xâm phạm lịch sử, xâm phạm cả chủ quyền đất nước có cơ hội tấn công đến đối tượng khán giả trẻ Việt.

picture

"Không bị kiểm duyệt nội dung, truyền hình OTT xuyên biên giới đẩy quả bóng kiểm duyệt cho các phụ huynh. Mà phần lớn các phụ huynh thì quá bận để kiểm duyệt con mình xem gì, hoặc không đủ trình độ công nghệ để kiểm duyệt được con mình"

Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú, người nổi tiếng một thời với vai trò anh Chánh văn trên Báo Hoa Học Trò.

Streaming

Logo VieZ

OTT - Ứng dụng giải trí trực tuyến đang trở thành xu hướng nghe, xem của khán giả Việt. Đại đa khán giả lựa chọn OTT là những người trẻ. OTT mang yếu tố tiện lợi và phục vụ nhu cầu mọi lúc mọi nơi chỉ cần thiết bị nghe xem có kết nối internet. Thế nhưng giữa một rừng nội dung phong phú từ OTT TV trong nước và xuyên biên giới khiến câu chuyện hậu kiểm nội dung trở nên "nóng" hơn bao giờ.

Khi OTT nội địa chịu sự kiểm duyệt về mặt nội dung, OTT ngoại lại không bị kiểm duyệt nội dung vô tình đã để cho những nội dung xem, nghe xấu, độc hại có cơ hội tiếp cận với người xem. Đặc biệt là đối tượng khán giả trẻ là những người trực tiếp chịu những ảnh hưởng này.

.vn có cuộc trao đổi với nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú về vấn đề này.

OTT ngoại đang đẩy "quả bóng kiểm duyệt" cho ai?

Theo nhà văn, nhà báo, chuyên gia tâm lý Hoàng Anh Tú (Anh Chánh Văn nổi tiếng của Báo Hoa Học Trò), OTT nói chung có nhiều yếu tố để thu hút đối tượng khán giả trẻ.

"Đầu tiên, nó là sự mới lạ. Khán giả trẻ là những người thích được trải nghiệm sự mới lạ. Tính hiếu kỳ chính là lý do đầu tiên khiến khán giả trẻ gần như ngay lập tức tham gia và chính họ tạo nên phong trào, lôi kéo sự chú ý, tạo thành những đám đông. Nhưng sau đó, thứ giữ chân khán giả trẻ và tạo nên sự trung thành lại là nội dung và sự hấp dẫn của truyền hình OTT. Nơi người trẻ có thể xem bất cứ thứ gì họ thích, ở bất cứ đâu với mức chi phí rẻ. Sự update liên tục nội dung và gần như cùng lúc với thế giới khiến khán giả trẻ có được cảm giác mình cũng là những người đầu tiên. Họ được lựa chọn chứ không bị bắt buộc xem thứ họ không thích hay phải chờ đợi đến giờ mới được xem."

Thế nhưng điều nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú lo ngại chính là vấn đề nội dung trên OTT ngoại, tức OTT xuyên biên giới như Netflix khi phát hành tại Việt Nam. Anh cho rằng truyền hình OTT xuyên biên giới không chịu sự kiểm duyệt của cơ quan quản lý truyền thông trong nước nên các chương trình không còn giới hạn. Và chính sự nới lỏng này đã trở thành lỗ hổng, để những nội dung xàm xí, độc hại có cơ hội "ăn mòn", trở thành thực đơn có những món "lệch lạc" đối với khán giả trẻ.

"Truyền hình OTT xuyên biên giới không chịu sự kiểm duyệt nên các chương trình không còn giới hạn. Nó hợp với nhu cầu và tâm lý của khán giả trẻ. Đôi khi, những nội dung xàm xí hấp dẫn lũ trẻ hơn những bài học giáo lý cứng nhắc. Khán giả trẻ không khó tính, thứ họ quan tâm đầu tiên luôn là "Xem có vui không?" chứ không phải là "Học được điều gì đó". Và truyền hình OTT đã trả lời được cho họ điều đó: Xem rất vui! Và vui thì ở lại xem tiếp", nhà báo nhấn mạnh.

OTT xuyên biên giới hấp dẫn chính là sự tự do không bị kiểm duyệt. Từ đó những nội dung mang yếu tố nhạy cảm, xâm phạm văn hoá, xâm phạm lịch sử, xâm phạm cả chủ quyền đất nước có cơ hội tấn công đến đối tượng khán giả trẻ tuổi. Khi nội dung không có ai can thiệp, vô hình chung lại đẩy quả bóng kiểm duyệt OTT xuyên biên giới cho phụ huynh. Đó là những hạn chế vô cùng lớn về khâu hậu kiểm của truyền hình OTT xuyên biên giới.

Anh nhấn mạnh với : "Là người quan tâm đến giáo dục và tâm lý thanh thiếu niên, tôi thực sự lo lắng khi chính mình xem những bộ phim kiểu đó. Với truyền hình OTT  xuyên biên giới dù có gắn mác 18+ thì cũng chỉ là nhãn mác làm màu khi khán giả trẻ, những đứa trẻ của chúng ta luôn có nhiều cách để xem chúng."

chanh van hoang anh tu noi dung doc hai xam pham van su tren netflix an mon gioi tre viet - anh 0
Những nền tảng kiểu YouTube, nơi có vô vàn những bộ phim phản giáo dục, câu khách bằng những thứ rác rưởi.

Hậu quả của những nội dung xấu, độc đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng, lối sống của trẻ. Trong khi khâu hậu kiểm OTT truyền hình xuyên biên giới vẫn còn bỏ ngỏ thì các bậc phụ huynh lại quá bận rộn hoặc không hẳn ai cũng rành về công nghệ và có thể định hướng tốt cho con nên xem gì, nghe gì.

Anh Tú chia sẻ: "Đặc biệt như những nền tảng kiểu YouTube, nơi có vô vàn những bộ phim phản giáo dục, câu khách bằng những thứ rác rưởi. Lũ trẻ của chúng ta đang không được bảo vệ khi mà quá nhiều những người lớn quan tâm đến việc kiếm tiền. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những đứa trẻ 3 tuổi, 5 tuổi có thể xem những clip xấu, độc núp bóng phim hoạt hình. Những đứa trẻ lớn hơn thì còn nguy hiểm hơn khi chúng có thể gửi cho nhau những đường link để cùng xem. Trong khi cha mẹ, nhiều người còn không phân biệt nổi một bộ phim đã được kiểm duyệt và 1 bộ phim trôi nổi."

Trước câu hỏi, làm sao để bảo vệ con em chúng ta trước những luồng thông tin tiêu cực, xấu xí, nhảm, phản động và bạo lực. Chuyên gia Hoàng Anh Tú cho rằng sự thờ ơ, ích kỷ là điều đáng lo: "Chúng ta không thể dựng lên 1 hàng rào kiểm duyệt được vì năng lực của mỗi cha mẹ là có hạn. Còn chưa kể nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ con em của mình mà mặc kệ con em người khác. Sự thờ ơ và ích kỷ đó thực sự đáng sợ và đáng lo."

chanh van hoang anh tu noi dung doc hai xam pham van su tren netflix an mon gioi tre viet - anh 0
 Đã đến lúc các đơn vị sản xuất chương trình trong nước cần phải chung tay "xoá sổ" những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục trên các nền tảng OTT và đấu tranh với những xâm phạm về văn hóa, lịch sử trên OTT xuyên biên giới.

Sứ mệnh xây dựng nội dung văn hóa Việt nguyên bản, lợi ích, trong sạch của OTT Việt

Đứng trên góc độ một người phụ huynh và cũng là một chuyên gia Hoàng Anh Tú thẳng thắn bày tỏ quan điểm đã đến lúc các đơn vị sản xuất chương trình trong nước cần phải chung tay "xoá sổ" những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục trên các nền tảng OTT, bao gồm chính các OTT nội địa. Cùng với đó là cùng đấu tranh với những xâm phạm về văn hóa, lịch sử, con người trên các OTT ngoại, xuyên biên giới.

"Bản thân tôi cũng đang cùng nhiều bậc cha mẹ chia sẻ với nhau những phương pháp để bảo vệ an toàn cho các con trước làn sóng truyền hình OTT đang tràn ngập và độc chiếm kênh giải trí của các con mình. Việc lựa chọn và chia sẻ cho nhau những bộ phim giá trị hay kêu gọi phản ứng mạnh mẽ với những bộ phim xấu, độc. Giúp các bậc cha mẹ không có thời gian kiểm soát việc xem của các con có được những thông tin cảnh báo. Chúng tôi biết rằng việc làm của chúng tôi thật sự chỉ như muối bỏ bể và chưa thể thay đổi được điều gì nhưng nó vẫn là việc phải làm. Bảo vệ được 1 đứa trẻ cũng hơn là bỏ mặc 1 đứa trẻ.", anh Tú cho hay.

Nhiều chuyên gia nhận định OTT không đơn thuần là giải trí mà còn mang theo giá trị văn hóa, hệ tư tưởng của một quốc gia. Đồng ý với quan điểm đó, Chánh văn Hoàng Anh Tú cho biết OTT nội địa giữ vai trò chuyển tải văn hóa Việt Nam đến với khán giả một cách trọn vẹn, chỉn chu và phù hợp nhất với pháp luật - xã hội Việt Nam.

Nhà văn, nhà báo kiến nghị rằng, trước khi có những quy định, hàng rào pháp lý chặt chẽ về khâu hậu kiểm OTT ngoại thì trước hết mỗi bậc cha mẹ hãy cùng nhau chung tay "report" 1 sản phẩm văn hóa xấu độc cũng đã là một thành công trên con đường định hướng đúng đắn cho con tiếp nhận nguồn văn hoá Việt nguyên bản, lợi ích và trong sạch.

Social Star: Yêu nước là cần lên án phim xâm hại chủ quyền quốc gia trên Netflix

Chuyện một Gen Z ủng hộ OTT Việt: "Người Việt, ứng dụng Việt"

OTT xuyên biên giới để lọt nội dung xấu, độc tại Việt Nam: Báo chí đồng loạt vào cuộc, lên án

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ