Cặp đôi tình nguyện viên tham gia "đỡ đẻ" cho F0 trong khu cách ly: "Khóc nức nở khi em bé ra đời"

“Khoảnh khắc hạnh phúc, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt hai đứa là khi em bé khóc, một thiên thần đã đến với thế gian này”.

Vẫn như bao ngày bình thường khác, công tác vẫn diễn ra ở trường THCS Thuận Giao (TP.Thuận An, Bình Dương) với việc chăm sóc, theo dõi và hỗ trợ các F0 đang cách ly tại đây. Nhưng có lẽ điều đặc biệt đã đến vào một ngày bình thường tại khu cách ly.

Một thiên thần đã chào đời nặng hơn hai kg, tiếng khóc đã cất lên như trao thêm niềm tin, năng lượng tích cực cho đội ngũ y bác sĩ, các bạn tình nguyện viên và những người đang chiến đấu vì sự sống. 

Niềm vui ấy còn là kỷ niệm sẽ chẳng bao giờ phai trong lòng Hoàng Hiệp (sinh viên năm 4 khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cùng cô bạn gái Mai Mi (sinh viên năm nhất, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch). 

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

"Mi khóc, mình cũng khóc vì em bé vẫn chưa cất tiếng khóc đầu đời…"

Câu chuyện trôi qua đã ba ngày, nhưng cảm xúc vẫn vẹn nguyên trong lòng hai bạn trẻ. Hoàng Hiệp chia sẻ với về ngày bình thường nhưng đầy sự khác lạ. Trưa ngày 13/8, mọi sinh hoạt, làm việc và việc trực tại khu cách ly diễn ra như thường lệ.

Lúc ấy, cậu bạn đang ăn bữa trưa thì nhận được thông báo từ trên tầng 2, một sản phụ đang mang thai bị đau bụng, băng huyết và có dấu hiệu sắp sinh. Nhận được thông báo từ gia đình sản phụ quê Sóc Trăng, cả nhà ba người đều là F0. 

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

Trong lòng Mi và Hiệp không ngừng lo lắng, vì cả hai chưa từng trải qua sự việc này bao giờ. Cả hai cùng nhau xử lý những điều cơ bản mình có thể làm được, nhưng điều bất ngờ và có chút thử thách đã đến với hai bạn trẻ.

"Bạn gái mình đã chạy lên trước, Mi nhanh chóng lên xem, mình cũng vội vã chạy theo sau. Sau khi đo huyết áp, nhanh chóng chuyển sản phụ lên trung tâm y tế Thuận An nhưng bất ngờ xe cấp cứu chưa kịp đến thì sản phụ vỡ ối, em bé đã bắt đầu ra rồi". - Hoàng Hiệp chia sẻ. 

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

Trong tình hình cấp bách, hai tình nguyện viên Phạm Mai Mi và Nguyễn Hoàng Hiệp đã không còn sự lựa chọn khác, hai bạn quyết định hỗ trợ đỡ đẻ cho thai phụ. "Ngay lúc đó, hai đứa mình đã đỡ đẻ tại chỗ luôn, thật sự rất lo vì cả hai đứa mình...dù Mi là sinh viên ngành Y đa khoa nhưng đây là lần đầu tiên tiếp nhận ca như thế này" - Hiệp cho biết.

Lúc bấy giờ, Hiệp và Mi chỉ biết cố gắng, nỗ lực trong khả năng của bản thân, hình ảnh người chồng nắm chặt tay vợ, cả gia đình rối ren vì chẳng biết phải làm sao. Mi đưa tay ra đón lấy em bé, những giọt nước mắt đã lăn dài trên khuôn mặt cô nàng, khóc nức nở vì em bé đã ra đời. Kề bên Mi, Hiệp cũng chẳng thể nào giấu được nước mắt.

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

Nhưng thử thách với hai bạn tình nguyện viên vẫn chưa dừng lại, em bé ra đời nhưng môi có phần tím tái, em bé không khóc, nhịp thở yếu. Rất may trong lúc đó, bác sĩ Bùi Thị Quỳnh Anh, bác sĩ thuộc Trung tâm Y tế TP Thuận An, kịp thời có mặt để xử lý các vấn đề y tế. 

Bác sĩ đã hỗ trợ nhanh chóng sơ cứu, hỗ trợ khai thông đường thở, xoa bóp tim và lồng ngực cho em bé. Lúc sau thì em bé đã khóc, đó cũng đã khoảnh khắc chẳng ai kìm được nước mắt, tiếng khóc của một thiên thần đã ra đời tại khu cách ly Thuận Giao. Và khoảng 5 phút sau, khoa Sản của Trung tâm Y tế đã đến để hỗ trợ những công tác sau sinh cho mẹ và em bé. 

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

"Khi thấy mẹ và em bé đã vượt cạn thành công, cảm thấy thật sự rất vui và hạnh phúc. Chúng mình từng có những ca cấp cứu, những bệnh nhân có chỉ số SPO2 rất thấp nhưng mà đối mặt với những ca đó mình vẫn giữ được bình tĩnh. Còn đối với ca này là điều đặc biệt nhất, từ trước đến bây giờ, vì ca này không phải là cứu lại sự sống, tính mạng của một con người mà là đón một thiên thần đi đến với thế gian này".

Niềm vui, sự cố gắng của hai bạn trẻ như gieo thêm niềm tin, nguồn năng lượng tích cực đến với cộng đồng. Sản phụ và em bé như trao thêm một mầm chồi cho sự vươn lên, vượt qua mọi khó khăn để được sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt này. 

Sản phụ được nằm hồi sức ngay tại khu cách ly. Các bác sĩ theo dõi, cho biết sức khoẻ của chị và bé ổn định, không cần nhập viện. Khoảnh khắc chẳng thể nào quên được của những con người tại trường THCS Thuận Giao.

Từ tình yêu tuổi trẻ đến tình yêu thành phố, tình yêu với cộng đồng

"Mình là sinh viên Nhân Văn cũng từng tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện tại trường, mình cũng muốn góp phần sức trẻ của mình chung tay vì thành phố, vì cộng đồng".

Bắt đầu công việc tình nguyện từ những ngày cuối tháng năm, từ khi xuất hiện ổ dịch tại Gò Vấp. Cậu bạn đã quyết định ở lại Sài Gòn, điền đơn và nhận công tác. Hiệp đã hỗ trợ các chốt dịch giao thông, lấy mẫu cộng đồng. Sau đó không lâu, Bình Dương cũng trở thành ổ dịch, đó cũng là lúc cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người. 

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

Hiệp kể lại "Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, thành phố Thuận An đăng tuyển tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch, mình và Mi đã cùng nhau điền đơn tham gia vào đoàn tình nguyện, công tác và nhận nhiệm vụ". Trường THCS Thuận Giao là nơi cả 2 làm nhiệm vụ ban đầu chỉ là khu cách ly F1, giờ đây đã trở thành nơi điều trị cho những F0 trên địa bàn.

Công việc của hai bạn tại đây là tiếp nhận hỗ trợ hậu cần, phân phát thực phẩm cho người cách ly F1. Nhưng từ khi nơi đây trở thành nơi điều trị cho F0 thì công việc cũng có phần thay đổi. "Mình và các bạn trực cấp cứu, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, ghi lại triệu chứng của bệnh nhân để bác sĩ kịp thời đưa ra hướng giải quyết, kịp thời cấp cứu khi trở nặng".

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

"Hiện, tại đây có một bác sĩ thường trực, một nhân viên y tế, 4 bạn tình nguyện viên và 2 dân quân tự vệ. Gần đây, chúng mình được bổ sung thêm 2 tình nguyện viên nữa. Cũng trong ngày, tổng số F0 đang điều trị tại đây là 295 người", Hiệp chia sẻ.

Khối lượng công việc nhiều, đôi lúc rất dễ đối mặt với những sự lo lắng và cả áp lực. Hai bạn trẻ đã có những ngày gắn bó cùng nhau, thức giấc lúc 5h sáng, cùng nhau chuẩn bị các công tác để vào ca trực. Công việc của hai bạn có khi kết thúc đã bắt đầu bước qua ngày mới. 

cap doi tinh nguyen vien tham gia do de cho f0 trong khu cach ly khoc nuc no khi em be ra doi - anh 0

"Mình và Mi xác định đi chống dịch sẽ vất vả, nguy hiểm nhưng chúng mình cũng không sợ gì cả. Hai đứa cũng đã được các bác sĩ hướng dẫn rất kỹ,  thật lòng chúng mình muốn được làm điều gì đó cho cộng đồng, cho thành phố trong giai đoạn dịch bệnh này, không muốn lãng phí sức trẻ".

Hiệp và Mi đã có một tình yêu thật đẹp cho những năm tháng tuổi trẻ, cùng chung tay trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Cả hai đã sát cánh, cùng nhau cố gắng để tất cả sẽ sớm được trở về trạng thái bình thường mới, lại trở về là những người trẻ được yêu, học tập và vui chơi. 

Cuộc trò chuyện của Hiệp và kết thúc cũng là lúc tại trường THCS Thuận Giao đang có cuộc họp để chuẩn bị cho công tác tiếp nhận F0. "Hiện tại 295 bệnh nhân đang vẫn đợi chờ chúng mình, mình phải cố gắng, nổ lực vì mọi người".

Nhật ký tình nguyện tại Sài Gòn: "Mình đã trở thành F0 sau khi tham gia chống dịch"

Nhật ký tình nguyện của "gã điên" từng đi bộ xuyên Việt: "Nhìn F0 không qua khỏi, mà chẳng dám khóc"

Nhật ký tình nguyện: "Nhận tin 2 ca dương tính, sốc phản vệ và thở phào khi qua cơn nguy kịch"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ