Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục là một trong những ngành ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất vì Covid-19

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mới đây đã có báo cáo gửi Quốc hội về một số nội dung liên quan đến chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Theo nội dung báo cáo của ông Nguyễn Kim Sơn gửi Quốc hội, ông nhận định giáo dục là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất của dịch Covid-19.

Vẫn chưa thể thích nghi với dạy học trực tuyến

Đối với giáo dục phổ thông, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều địa phương chuyển sang dạy học online. Nhưng công tác dạy học trực tuyến gặp nhiều khó khăn vì thiếu thiết bị, tài liệu và đường truyền bất ổn. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, 1,5 triệu học sinh không có bất cứ thiết bị nào để học tập theo phương thức này. Các bài dạy trên truyền hình cũng chưa phù hợp chương trình môn học.

Giáo viên và các cơ sở còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn ở thời gian đầu triển khai dạy học trực tuyến. Thầy, cô cũng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa kế hoạch dạy học trực tiếp sang trực tuyến, trên truyền hình.

bo truong bo gd dt giao duc la mot trong nhung nganh anh huong tieu cuc nhieu nhat vi covid 19 - anh 0
Học online được đánh giá vẫn còn quá nhiều bất cập và ảnh hưởng lớn đến người dạy và cả người học

Ngoài ra, nhiều bài giảng trực tuyến còn chưa sinh động, gây hạn chế trong tương tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học tuyến, đặc biệt là khi học sinh học qua truyền hình.

Việc dạy và học trực tuyến kéo dài còn gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài. Học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè. 

Để khắc phục tình trạng này, Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, qua truyền hình của các nhóm đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp thực tế và tình hình kiểm soát dịch Covid-19 tại địa phương.

bo truong bo gd dt giao duc la mot trong nhung nganh anh huong tieu cuc nhieu nhat vi covid 19 - anh 0
Việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu trong việc học online và làm bài tập đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của học sinh, sinh viên

Chương trình giảm tải làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận khi đã bắt đầu vào năm học, Bộ mới ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, khiến các cơ sở giáo dục và giáo viên phải xây dựng lại kế hoạch dạy học và giáo án, gây ra những khó khăn nhất định trong thời gian đầu năm học.

Một số nội dung sẽ không được tổ chức dạy cho học sinh mà yêu cầu học sinh tự học, tự nghiên cứu; học sinh không được làm thí nghiệm, thực hành ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

"Còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự thấm nhuần tư tưởng đổi mới, còn ngại đổi mới, dạy theo nếp cũ (nhồi nhét kiến thức), chưa thực sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức dạy học để phù hợp, vừa sức với học sinh", báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu.

bo truong bo gd dt giao duc la mot trong nhung nganh anh huong tieu cuc nhieu nhat vi covid 19 - anh 0
Giáo viên dạy học qua truyền hình 

Giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra trong thời gian tới là sẽ tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn cùng thống nhất và triển khai; tổ chức linh hoạt kế hoạch dạy học nhằm hoàn thành sớm năm học để có thời gian bổ sung, ôn tập cho học sinh.

Các địa phương tự quyết định thời gian kết thúc năm học

Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn giảm tải chương trình đảm bảo học sinh được học tập phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp do tác động của dịch bệnh nhưng đảm bảo các kiến thức cốt lõi ở cả học trực tuyến và trực tiếp. Bộ GD-ĐT khẳng định thời gian kết thúc năm học do địa phương quyết định tùy theo diễn biến của dịch bệnh, các địa phương có từ 1,5 - 2 tháng dự phòng để có thể kéo dài năm học. 

Nội dung hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng giảm tải chương trình đảm bảo học sinh được học tập kiến thức cốt lõi phù hợp với quỹ thời gian học tập trực tiếp tại các địa bàn chịu tác động của dịch bệnh. Theo đó, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch nhà trường linh hoạt, tạo sự chủ động, thuận lợi khi tổ chức học tập theo các hình thức dạy học phù hợp khác.

bo truong bo gd dt giao duc la mot trong nhung nganh anh huong tieu cuc nhieu nhat vi covid 19 - anh 0
Các địa phương có từ 1,5 - 2 tháng dự phòng để có thể kéo dài năm học

Ngoài ra, thời gian kết thúc năm học sẽ do các địa phương quyết định để bảo đảm an toàn trường học, hoàn thành chương trình năm học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục. Thời lượng giảm tải và 2 tuần dự phòng đảm bảo cho các địa phương có được từ 1,5 tháng đến 2 tháng (tùy theo kế hoạch của nhà trường) dự phòng để tổ chức kế hoạch năm học.

Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế phối hợp để học sinh trở lại trường

Bộ trưởng Giáo dục: "Học sinh, sinh viên đi học, trở lại trường là nhu cầu chính đáng"

Sở GD&ĐT TP.HCM dự kiến lộ trình cụ thể cho học sinh trở lại trường

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ