Bí kíp ôn Sinh học cùng thầy Trương Công Kiên: "Khối B không chỉ có nhất Y nhì Dược"

"Việc học giống như một đồ thị hàm số, nó phải vừa đồng biến vừa liên tục mỗi ngày, kiên trì rồi sẽ thành công nhé!" - Thầy Trương Công Kiên chia sẻ.

Thầy giáo Trương Công Kiên, một giáo viên dạy Sinh học livestream nổi tiếng trên mạng xã hội với những giờ học gần gũi, thân thiện được học sinh trên cả nước quan tâm và yêu thích. Thầy hiện có hơn 4 năm kinh nghiệm giảng dạy luyện thi môn Sinh học THPT Quốc gia chất lượng và đang công tác tại công ty giáo dục trực tuyến Mclass. 

Trong không khí căng thẳng của kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021, đã có cơ hội trò chuyện cùng thầy Trương Công Kiên để lắng nghe thầy chia sẻ một số những tips ôn thi và cách làm bài thi Sinh đạt được hiệu quả cho các sĩ tử trong giai đoạn nước rút này. Đồng thời, thầy cũng thẳng thắn chia sẻ một số quan điểm khá thiết thực về việc dạy và học môn Sinh trong xã hội ngày nay.

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0

Môn Sinh không khô khan, có khô là khô ở những con chữ trong sách vở

Chỉ còn một ngày nữa là đến Kì thi THPT Quốc gia 2021, thầy có những lưu ý gì để giúp các sĩ tử làm bài thi được tốt nhất ạ? 

Sắp tới các bạn sĩ tử, đặc biệt là 2k3 sẽ bước vào kì thi quan trọng nhất trong 12 năm ăn học. Thầy cũng có một số những lời nhắn gửi để giúp các bạn ôn thi và làm bài được hiệu quả hơn trong giai đoạn nước rút như thế này. 

Thứ nhất là vấn đề ôn lý thuyết. Hiện tại kiến thức thi đã giảm tải tương đối nhiều và tập trung chủ yếu trong sách giáo khoa cơ bản. Vì thế, các em cứ nghiền nát sách giáo khoa cho thầy. Hãy tập trung các khái niệm trong phần ghi nhớ, bên cạnh đó, hãy học thêm một số những thí nghiệm cần thiết. 

Thứ hai là rèn luyện đề. Khi làm đề, tập trung giải đáp những lỗ hổng kiến thức mà mình "sẩy chân". Chủ động gợi nhớ lại kiến thức đó nằm trong chương nào, chuyên đề nào để quay lại kiểm tra xem thầy cô đã dạy mình những gì và ôn tập lại. Đây gọi là phương pháp cần cù bù thông minh đấy! 

Thứ ba, các em đừng quan trọng hóa việc chúng ta có làm được câu khó hay không. Trước hết hãy ăn điểm chắc những câu dễ. Vì là thi trắc nghiệm nên câu nào cũng như câu nào và bằng điểm như nhau, nên đừng để mất quá nhiều thời gian vào những câu khó. Nếu gặp câu khó trong khoảng tầm 10s chưa có hướng giải thì hãy bỏ qua luôn. Hãy ưu tiên làm lý thuyết trước nhé! 

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0
Tips ôn thi và cách làm bài thi hiệu quả môn Sinh học từ thầy Trương Công Kiên

Môn Sinh hoặc khối B, thường chiếm tỉ lệ khá thấp trong cơ cấu đăng ký tuyển sinh hàng năm. Có phải đây là một môn học "ít hấp hẫn", khô khan và khó hiểu nên tỉ lệ học sinh yêu thích môn Sinh không nhiều? 

Đối với tất cả các môn học đều luôn có phần gọi là "khô khan", đồng thời cũng có những phần gọi là hấp dẫn. Đối với phần "khô khan" thì chúng ta nên lấy những ví dụ sinh động, đặc biệt là đối với môn Sinh sẽ có rất nhiều ví dụ liên quan đến đời sống, cơ thể con người, thực vật, động vật xung quanh. Có rất nhiều cách để lấy ví dụ thì mình phải ví von làm sao để mỗi khi học sinh nghe đến sẽ cảm thấy muốn học hơn, dễ hiểu hơn và phải cảm thán rằng: "Thật ra môn Sinh cũng đâu có gì khó hiểu và trừu tượng lắm đâu"

Với thầy Sinh học thì không khô khan, có khô thì là khô trong những con chữ ở sách vở thôi. Quan trọng nhất vẫn là cách người thầy đưa con chữ vào đầu học sinh như thế nào thôi. 

Đối với môn Sinh, khi học sinh bị "mất gốc" thì có thể lấy lại dễ dàng không thưa thầy? 

Phần khó nhất trong kiến thức môn Sinh chính là những bài tập về di truyền, đó là phần mà chẳng môn học nào có và cũng chẳng liên quan đến môn học nào cho nên là đây là một phần kiến thức khá độc lập. 

Đối với môn Toán, Lý hay Hóa các bạn sẽ có một lộ trình nhất định để học xuyên suốt với những kiến thức liên quan với nhau. Nhưng với môn Sinh, nội dung thi THPT Quốc gia tập trung 90% kiến thức ở lớp 12 và kể cả chương trình sinh học cấp 3 thì lớp 10 cũng khác hoàn toàn với lớp 11, chương trình lớp 11 lại khác hoàn toàn với lớp 12. Đó là một thuận lợi và cũng là một sự khó khăn cho các bạn. 

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0

Khó khăn vì nó không có một lộ trình cụ thể nên các bạn cảm thấy giống như mình phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu, mặc dù ở lớp 11 các bạn có thể học rất rất giỏi Sinh nhưng lớp 12 vẫn có thể "mù chữ" như thường. 

Nhưng đó cũng là một điểm thuận lợi đối với những bạn nào "quay xe muộn" hay gia đình hướng theo khối B muộn. Khi đó các bạn có lợi thế giống như một tờ giấy trắng thôi cho dù bạn có học giỏi hay học kém thì kiến thức lớp 11 cũng chả liên quan gì đến lớp 12 nên các bạn hoàn toàn có thể bắt đầu lại từ con số 0 được. 

Hai điều quan trọng nhất khi dạy học đó là: học sinh có hiểu bài không và học sinh có phục mình không?

Trong phương pháp dạy Sinh của mình thầy chú trọng nhất điều gì ạ? 

Thầy quan trọng nhất việc làm sao truyền đạt kiến thức để học sinh hiểu bài, vì có dùng phương pháp cao siêu đến mấy mà học sinh vẫn không hiểu bài thì vẫn… thua. Dù đó có thể là một người thầy rất rất giỏi, kiến thức thầy biết 10 nhưng chỉ giảng cho học sinh biết 1 thôi thì cũng không bằng một người thầy biết có 5 nhưng giảng cho học sinh biết đến 4. 

Để học sinh hiểu được bài, chúng ta phải nắm bắt được tâm lý học sinh, đặc biệt là tuổi học sinh cấp 3 rất ương bướng và khó dạy bảo nên mình phải làm sao cho học sinh phục. Phải phục thì chúng mới nghe!

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0
Thầy Trương Công Kiên thường thực hiện những buổi livestream trên Facebook để chia sẻ nhiều bí quyết thi Sinh cho các sĩ tử

Nếu các thầy cô khác có nghe được lời chia sẻ này của Kiên thì cũng hãy chú trọng đến vấn đề này. Phương pháp này cũng có thể xem là đắc nhân tâm đấy, vì yếu tố tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng. Không phải cứ có kiến thức giỏi là có thể dạy được học sinh đâu vì cách dạy để học sinh thành người sẽ quan trọng hơn cách để cho học sinh biết chữ. 

Như thầy đã nói, môn Sinh có tính vận dụng rất cao vào đời sống, tuy nhiên trong trường học các cấp đây chỉ được xem là môn học phụ, thầy nghĩ sao? 

Thực trạng năm nay có khoảng 1 triệu thí sinh sự thi nhưng chỉ có khoảng 60.000 - 70.000 hồ sơ nộp vào khối B thì chứng tỏ thực trạng học môn Sinh trong cộng đồng học sinh còn quá thấp. 

Người ta ít chú trọng môn Sinh trong nhà trường, vậy thì chúng ta cần thay đổi những gì? Thứ nhất là yếu tố về con người, thầy cô phải tâm huyết đã, phải truyền cảm hứng cho học sinh, phải là đầu tàu dẫn dắt nên không được ngại khó khăn. Bây giờ cũng đã ở thời đại công nghệ số rồi, thầy cô cần phải chủ động cập nhật thường xuyên những kiến thức mới, phương pháp mới, đại loại là những tư duy mới mà chúng ta có thể áp dụng và dạy học sinh của mình. 

Suy cho cùng, trung bình trong một trường cũng chỉ có vài học sinh thi khối B nên là giáo viên cũng cảm thấy không thiết tha, thực tế là như vậy đấy! Nên rất mong các thầy cô sẽ giữ lửa và truyền cảm hứng cho các em học sinh để mỗi ngày hình thành nên một cộng đồng khối B đông đảo hơn.

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0

Thị hiếu xã hội bây giờ đang rất cần những y bác sĩ, thừa thì thừa nhiều đấy nhưng thiếu thì cũng rất nhiều

Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, thị trường đang cần một số lượng lớn các y bác sĩ để phục vụ công tác chống dịch. Vậy thầy có cảm thấy nhu cầu học môn Sinh của học sinh có tăng lên không?

Điều gì cấu tạo nên một ngành nghề? Đầu tiên phải là đam mê. Thứ hai là phải kiếm được ra tiền. Khi làm công việc mình yêu thích và kiếm được ra tiền thì đó là một ngành nghề. 

Hơn nữa, còn có một yếu tố khách quan khác mà chúng ta cần phải quan tâm đó là thị hiếu xã hội. Và rõ là thị hiếu xã hội bây giờ đang rất cần những y bác sĩ, thừa thì thừa nhiều đấy nhưng thiếu thì cũng rất nhiều. Thừa ở đây là thừa những người không có năng lực, còn thiếu là thiếu những người thật sự có chuyên môn, người ta còn hay gọi là thiếu "thợ lành nghề". 

Còn xu hướng học sinh tham gia học khối B đúng là càng ngày càng tăng lên, mặc dù khá là thấp chỉ khoảng 10% nhưng tỉ lệ này đã cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Điều này chứng tỏ, càng ngày chúng ta càng ý thức được việc học khối B là quan trọng. 

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0

Trước đây người ta cứ nghĩ học Sinh là để thi Y,  theo thầy hiện nay nếu đầu tư vào môn Sinh sẽ có những lựa chọn nào khác nữa?

Câu hỏi này rất hay, vì các cụ ngày xưa cứ hay nói là "Nhất y nhì dược" nên quan niệm này đã ăn sâu từ bấy lâu nay rồi. Nhưng bây giờ ngoài Y Dược ra thì khối B đã có nhiều ngành nghề rất đa dạng. Đó là những nhóm ngành nghiên cứu về Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm, Chăn nuôi, Cây trồng, Thú y hay thậm chí là Môi trường... tất cả đều liên quan đến môn Sinh. 

Và đặc biệt, những nhóm ngành này đều rất thiết thực và ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế tiềm năng của khối B là rất lớn, thầy cũng hy vọng các bạn có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề hợp lí, ngành nào thì cũng được, miễn chúng ta tạo ra những lợi ích cho xã hội và cống hiến hết mình cho đất nước. 

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0

Cuối cùng, thầy có lời nhắn nhủ gì để gửi đến các sĩ tử của mình không? 

Các em hãy luôn luôn nhớ một câu này cho thầy: "Và mỗi ngày cứ thương thêm một ít, rồi yêu nhau cho đến tận vô cùng". Việc học giống như một đồ thị hàm số, nó phải vừa đồng biến vừa liên tục mỗi ngày, kiên trì rồi sẽ thành công nhé! 

Thầy chúc cho tất cả các bạn học sinh khối B nói riêng và các bạn sĩ tử cả nước nói chung, chúc các bạn có một kỳ thi thật tuyệt vời, thành công rực rỡ, bình tĩnh, tự tin chiến thắng, đỗ nguyện vọng mà mình mong ước!

bi kip on sinh hoc cung thay truong cong kien khoi b khong chi co nhat y nhi duoc - anh 0
Thầy Kiên đi thắp hương tại Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu cho các sĩ tử của mình vượt "vũ môn" thành công

Cảm ơn thầy Trương Công Kiên về cuộc trò chuyện này ạ! 

Theo dõi Lớp Sinh thầy Trương Công Kiên tại đây

__________ 

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 chuẩn bị diễn ra. Đồng hành cùng các sĩ tử 2k3 trong chặng cuối, thực hiện tuyến bài Học Nước Rút, cung cấp loạt tips học ôn hiệu quả. Các thầy, cô hàng đầu cùng hội anh chị "đi trước" dày dặn kinh nghiệm ôn thi sẽ mang đến nhiều lời khuyên hữu ích cho các Gen Z vững bước vào Đại học. Giữ tinh thần và sức khoẻ thật tốt cho "cuộc chiến" cam go này nhé bạn ơi!

Những bí quyết "sống còn" để chinh phục môn Văn từ thầy Phạm Minh Nhật

Ôn thi Địa lý hiệu quả từ HSG Quốc gia: "Đọc kỹ sách giáo khoa, không phí đâu!"

Bí kíp thi Lịch sử từ thí sinh đạt 10 điểm: "Không phải cứ học vẹt là được đâu!"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ