Bánh mì Huynh Hoa: Một chiến lược marketing hiệu quả bằng... drama?

Sau "Drama bánh mì" hot nhất Sài Gòn hiện nay, ai là người chịu thiệt?

"Drama bánh mì" của bà Huynh và bà Hoa - hai người đồng sáng lập nên thương hiệu bánh mì Huynh Hoa được xem là một trong những drama thành công nhất mọi thời đại vì... nó đã "hy hữu" xúc tiến thương mại cực kì tốt bởi tâm lý tò mò của cộng đồng mạng. 

Hàng dài người xếp hàng chờ mua, đợi cả tiếng đồng hồ vẫn cố nán lại "mua cho bằng được"... không chỉ riêng bánh mì bà Huynh được tách ra trở nên đắt hàng mà thương hiệu cũ vẫn lên như diều gặp gió.

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0

Bất chấp dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, nhưng vì tò mò mà nhiều người vẫn "chen chân" đến để mua bánh mì đắt nhất Sài Gòn sau drama bùng nổ. đã liên hệ đến chuyên gia Marketing và quan điểm của một số bạn Gen Z để tìm hiểu xem, liệu tâm lý của khách hàng có đúng là bị ảnh hưởng bởi drama?

Không phải drama nào cũng đem lại hiệu ứng tốt "toàn diện", đây là một ngoại lệ rất hy hữu!

Tiệm bánh mì Huynh Hoa ra đời vào năm 1989, được phát triển từ những chiếc bánh tiêu, bánh quẩy và bánh mì không. Cái tên Huynh Hoa ban đầu là tên của hai người chủ đầu tiên là bà Huynh và bà Hoa, nhưng sau này thường được người dân quen gọi là Huỳnh Hoa.

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm duy trì, ngày 15/12 vừa qua, tiệm bánh mì có tên "Bánh mì Ômôi Bà Huynh" (quận 3) đã thu hút sự chú ý của thực khách khi thông báo tiệm được tách ra từ thương hiệu bánh mì Huynh Hoa.

Chỉ sau một ngày đầu khai trương với ưu đãi mua 1 tặng 1, hàng dài người đã tìm đến mua bánh mì bà Huynh vui mừng như "đi trẩy hội". Anh Trần Đạt (32 tuổi, chủ tiệm bánh mì ô môi Bà Huynh) cho biết trong ngày đầu tiên tiệm bán được 2.000 ổ bánh, bán từ 5 giờ đến 15 giờ hơn là hết sạch. 

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0
Tiệm bánh mì Huỳnh Hoa cũ vẫn có rất đông shipper đứng chờ mua hàng cho khách

Trong khi đó, bánh mì Huynh Hoa cũ do bà Hoa và "một người thứ ba" đang quản lý vẫn bán đắt hàng với hàng dài người kiên nhẫn chờ mua từ 30 - 40 phút. Xét về mặt thương mại, những người trong cuộc đều được hưởng lợi từ việc bán bánh mì ra thị trường và trong thời gian tới dự đoán vẫn sẽ phát triển tốt. 

Liên hệ với chị Hồ Lê Thảo Trinh, hiện đang là founder của Lady Networking, Finding Your Inner Voice và kinh nghiệm 12 năm làm truyền thông Marketing & khởi nghiệp đa ngành, chị cho biết việc khách hàng đổ xô đi mua bánh mì của hai cửa hiệu này là vì tâm lý tò mò, danh tiếng thương hiệu và vấn đề giá cả khá ưu đãi.

"Theo tôi thấy, tâm lý khách hàng họ khá quan tâm đến giai đoạn đầu tiên tức là chú trọng về thương hiệu. Bánh mì Huynh Hoa đã có mặt ở Sài Gòn từ năm 1989 thì đến tận bây giờ thương hiệu đã được khẳng định rồi. Việc chi nhánh mới ra đời song song với drama phía sau, bao gồm giá bán ra quá rẻ với ưu đãi 1 tặng 1 nên nó đã thúc giục việc mua hàng là điều tất yếu" - Chị Trinh chia sẻ.

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0
Chị Hồ Lê Thảo Trinh (sinh năm 1988) hiện đang là founder của Lady Netkingwork và Finding Your Inner Voice

Chị nhận định, trong giai đoạn đầu tiên của drama, đã mang lại hiệu ứng bán hàng rất tốt, về lâu dài cả hai chi nhánh này vẫn sẽ bán được hàng từ hiệu ứng tốt của truyền thông. Đồng thời chị cũng cho rằng việc khách hàng ngày nay bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra trên mạng xã hội nhiều và sẽ dẫn dắt họ hành động ở đời thực cũng là một ảnh hưởng tốt. 

"Giai đoạn đầu tiên trong tâm lý mua hàng là chất vấn, kiểm tra và có sự nghi ngờ. Đến giai đoạn hai họ sẽ bắt đầu tìm hiểu và đánh giá. Và khi họ vượt được chướng ngại vật ở giai đoạn đầu thì khi qua giai đoạn hai họ sẽ bắt đầu khai thác nhiều khía cạnh hơn ví dụ sản phẩm ra sao, nguyên liệu thế nào, chưa kể là dịch vụ và trải nghiệm nữa. Đến giai đoạn 3, họ mới bắt đầu thưởng thức và giai đoạn bốn là lặp lại quy trình mua hàng" - chị Hồ Trinh tiết lộ về 4 giai đoạn tâm lý mua hàng của khách hàng.

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0
Chị nhận định đây là một hình thức marketing rất hy hữu 

Từ đó, chị cho rằng không phải drama nào cũng đem lại hiệu ứng tốt như thế này. Đây có thể coi là một ngoại lệ rất hy hữu. Còn đa phần là những drama mà chúng ta từng thấy nó lại mang hơi hướng PR quảng cáo chứ không nằm vào giá trị cốt lõi của sản phẩm. Như sự việc quảng cáo trên tàu Cát Linh - Hà Đông với dàn trai 6 múi cởi trần phản cảm đã mang về hiệu ứng rất tiêu cực. 

"Chính vì thế, ở giai đoạn chinh phục tâm lý khách hàng mà tôi vừa nói, họ chỉ thường chinh phục được 3 giai đoạn đầu thôi. Có nghĩa là cùng lắm họ sẽ mua một lần và sau đó sẽ không lặp lại nữa. Đó chính là lý do vì sao mà chúng ta cần phải có câu chuyện và giá trị cốt lõi thực sự của sản phẩm nó phải tốt thì khách hàng mới trải qua được 4 giai đoạn này một cách trót lọt" - chị Trinh nói.

Thay vì hít mùi thơm của món ngon thì người ta vẫn thích hít drama hơn

Nếu chỉ nói riêng về sản phẩm thì đây vẫn là một thương hiệu lâu đời của rất nhiều thực khách tại Sài Gòn, thậm chí có thể ăn mỗi ngày. Chính vì thế, thị trường của hai cửa hiệu này rất đông nên drama phía sau 2 cửa hiệu này đã phần nào đã tác động đến tâm lý đám đông thường thấy. 

Chúng ta từng chứng kiến một sự việc tương tự xảy ra khi tất cả các thương hiệu bánh, nước đều "hết sạch" matcha sau khi nổ ra drama trà xanh chỉ trong 1 ngày. Vậy chăng, việc bùng nổ mua hàng có đến từ tâm lý hit drama của giới trẻ và drama có thể dẫn dắt truyền thông đi xa đến mức nào?

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0
Bánh mì Huynh Hoa được người trẻ chờ mua sau hơn nửa tiếng xếp hàng

Nói về điều này, bạn Ngọc Tâm, sinh viên năm cuối chuyên ngành Địa lý Kinh tế trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP.HCM) chia sẻ với rằng: "Theo mình, việc người ta đến mua bánh mì bùng nổ như vậy là vì thương hiệu này đã có tiếng từ lâu đời và dường như ai cũng biết trong giới ẩm thực. Thứ hai, sự chia tay của hai người tách ra làm 2 thương hiệu riêng, có thể họ muốn xem vị Huynh Hoa trước và sau khi chia tay sẽ như thế nào. Và cuối cùng là đến mua vì tò mò". 

Ngọc Tâm cho biết, đây có thể xem là một "chiêu bài" marketing thú vị nếu thương hiệu này muốn mở rộng chi nhánh, đồng thời cô bạn cũng khẳng định: "Thay vì hít mùi thơm của món ngon thì người ta vẫn thích hít drama hơn".

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0
Ngọc Tâm và Đăng Khoa đồng tình cho rằng drama là yếu tố thúc đẩy tâm lý mua hàng của người dùng mạng xã hội

Đăng Khoa, sinh viên năm 3 chuyên ngành Dân số - Xã hội cũng cho rằng drama là một yếu tố thúc đẩy rất quan trọng trong tâm lý mua hàng của người dùng mạng: "Những drama đó cũng góp phần tăng hiệu quả "truyền thông free" cho thương hiệu đó thôi. Hơn nữa, bỏ ra một số tiền 'khá cao' vượt trội trên thị trường bánh mì chung để trải nghiệm thương hiệu đó có gì mà tạo ra "sóng gió" thì cũng đáng. Nếu ngon, ổn thì mình sẽ quay trở lại vào những lần khác, còn không thì thôi!". 

Tạm kết

Thực tế hiệu ứng online bây giờ đã tác động rất lớn đến hành động của đời thực rất cao, điều đó, yêu cầu người dùng cần cẩn trọng hơn trong hành động của mình để tránh bị dắt mũi bởi truyền thông. Nếu các doanh nghiệp cần đến việc quảng bá thương hiệu bằng drama cũng cần dè chừng hơn vì tính "hai lưỡi" của nó.

Vì chẳng ai biết drama sẽ đẩy truyền thông đi xa đến đâu và hiệu ứng tốt của drama bánh mì Huynh Hoa vẫn là một điều rất hy hữu. 

banh mi huynh hoa mot chien luoc marketing hieu qua bang drama - anh 0

2 tiệm bánh mì hot nhất Sài Gòn lúc này: Bà Huynh đóng cửa, bà Hoa "như chưa hề có cuộc chia ly"?

Sài Gòn có "mùi vị" như thế nào?

Năm mới sắp đến, làm thế nào để cảm thấy bớt áp lực khi tụ họp cùng gia đình?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ