Bàn tay vô hình nào đã đẩy bé trai 12 tuổi tự tử?

Từ muốn tốt cho con cái, cho học sinh những bàn tay vô hình trọng thành tích đã đẩy con trẻ vào bệnh viện, kết thúc cuộc sống đang chưa rõ tương lai phía trước.

Gia đình luôn đòi hỏi con phải học giỏi; giáo viên yêu cầu học sinh phải đạt thành tích xuất sắc, nếu không sẽ bị bêu tên trước cờ, bóng dáng của những "con nhà người ta" cùng với những vỏ bọc hoàn hảo, bao dồn nén, áp lực khiến học sinh ước... được ngủ một giấc thật dài, ngủ mà chẳng cần thức giấc. 

Những ngày gần đây, dư luận phải một lần nữa "thức tỉnh" trước câu chuyện của bé trai 12 tuổi chọn dừng lại cuộc sống khi mới bước vào năm học đầu cấp 2. Vào ngày 16/12, dư luận đã không khỏi xôn xao trước thông tin một bé trai 12 tuổi rơi từ tầng 22 chung cư Goldmark City (Hà Nội) xuống đất và tử vong tại chỗ. Nguyên nhân cho điều đau lòng này lại đến từ những thứ áp lực vô hình vốn đã tồn tại cùng nhiều thế hệ học sinh, đó là những căng thẳng về thi cử và điểm số.

Đây cũng không phải lần đầu tiên, mà trước đó cũng đã có rất nhiều sự việc xảy ra với những đứa trẻ chưa có được hết những trải nghiệm trong cuộc đời cũng chỉ vì áp lực từ giáo dục, từ những bàn tay và thế lực vô hình từ việc đến trường và quá trình học tập diễn ra. 

ban tay vo hinh nao da day be trai 12 tuoi tu tu - anh 0
Toà chung cư nơi xảy ra sự việc thương tâm ngày 16/12 vừa qua (Nguồn ảnh: Q.A)

Áp lực từ những suy nghĩ cực đoan... trả giá bằng tính mạng 

Vụ việc thương tâm vừa qua như một hồi chuông gióng lên cho tất cả chúng ta về tình trạng tự tử vì áp lực học tập của các bạn học sinh. Một thực tế đang diễn ra mà tất cả chúng ta khó lòng phủ nhận được, nhất là ở các thành phố lớn con trẻ thường bị cha mẹ ép học tập, bị định hướng nghề nghiệp không theo ước mơ của chúng mà theo ước mơ của bố mẹ. 

Thực tế, học sinh phải đối mặt với một lịch học và nhịp độ học dày đặc, bài tập về nhà và hơn hết suốt khoảng thời gian dài vừa học phải học tập bằng hình thức online. "Con nhà người ta" cùng với cách giáo dục chạy theo thành tích đã trở thành chủ đề muôn thuở cho những cuộc trò chuyện thay cho sự tuyên dương nỗ lực của con người, cũng chẳng biết nhân vật đó là ai, chỉ nhận thấy rằng nó tồn tại trong hình mẫu chuẩn mực của phụ huynh.

Việc học cũng chưa từng đơn giản khi các em học sinh vốn vẫn phải đối diện với các vấn đề khác nhau, nhưng cha mẹ đôi khi cũng chẳng còn là chỗ dựa cho trẻ khiến chúng phải sống trong những chuỗi ngày mệt mỏi, vội vàng.

ban tay vo hinh nao da day be trai 12 tuoi tu tu - anh 0

"Các ông bố bà mẹ tại Việt Nam cần "tỉnh ngộ" và đừng bắt ép hay đặt quá nhiều kỳ vọng vào con mình về việc đỗ đại học. Bằng chính trải nghiệm trong cuộc sống của tôi, tôi nghĩ phụ huynh chỉ cần là một người tư vấn tốt nhất cho con mình thôi.

Rất nhiều bố mẹ đặt kỳ vọng vào con mình, chuyện tốt nghiệp và học đại học tại một ngôi trường danh giá sẽ làm bố mẹ tự hào,... Nhưng từ những cái rất là bình thường đó thôi thì đã vô tình gây những áp lực cực kỳ lớn cho bọn trẻ. Đến một lúc nào đó chúng cảm thấy rằng mình không còn là niềm tự hào của bố mẹ thì nó sẽ nghĩ đến cái chết thôi. Đó là điều tôi nhìn thấy từ các bạn trẻ" - đó là những lời tâm sự của Tiến sĩ Phí Hồng Minh - Nguyên Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

ban tay vo hinh nao da day be trai 12 tuoi tu tu - anh 0

Những đứa trẻ đều có những tâm lý khác nhau, điểm chung là dễ bị thay đổi theo môi trường, cách đối xử của các bậc phụ huynh. Do vậy, trước hết cần sự quan tâm chăm sóc từ chính gia đình, dạy cho con kỹ năng thích nghi với cuộc sống, đối mặt với áp lực. Các bậc phụ huynh đừng để những suy nghĩ cực đoan của mình làm ảnh hưởng tâm lý của bọn trẻ.

Người lớn chỉ biết giật mình...bao giờ sẽ thay đổi?

Sau khi sự việc xảy ra nhiều bậc phụ huynh cũng chỉ giật mình vài giây khi đọc thông tin bởi đây không còn là việc quá xa lạ trong mắt mọi người. Người lớn nhìn thấy là vậy, nhưng việc phân tích rõ ràng nguyên nhân, nhìn nhận thay đổi vấn đề thì chẳng mấy ai làm được. 

"Sự việc diễn ra suốt nhiều năm qua, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để thay đổi cách nghĩ cực đoan của phụ huynh và một số thầy cô không phải là chuyện dễ dàng, một sớm một chiều. Tôi chỉ mong, các phụ huynh hãy bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhất là hỏi con hôm nay thế nào và đặc biệt hơn ngừng ngay việc so sánh con mình với bất kì ai khác" - Thầy Trần Việt Nhân (Giáo viên truờng THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển). 

ban tay vo hinh nao da day be trai 12 tuoi tu tu - anh 0
Điểm số và thành tích luôn là những gánh nặng ghì chặt học sinh (Ảnh: THPT Bình Giang)

Chỉ cần gõ dòng chữ "học sinh tự tử vì áp lực" trên thanh tìm kiếm mạng xã hội, gần 800.000 kết quả được đưa ra trong chưa đầy 1 giây. Trong thời điểm phải học trực tuyến vì Covid - 19 các con đã phỉ chịu rất nhiều những áp lực khác nhau của câu chuyện học hành, tâm lý khi đại dịch cảy ra rất ít khi các bạn học sinh được tiếp xúc với xã hội, cảm giác cô đơn, bất lực càng nhiều hơn khi bố mẹ không đồng hành, thay đổi vì con cái.

Bố mẹ vì quá bận rộn, không lắng nghe con cái. Trước những khó khăn trong công việc, cuộc sống lại hay đổ lên đầu con, trách mắng, sỉ nhục con mỗi ngày theo kiểu "bài này dễ vậy mà không làm được", "mày không điểm cao thì đi học làm gì..." sẽ dẫn đến những áp lực vô tình cho con của mình. 

Thành tích học tập không phải là yếu tố quyết định mà cuộc sống cần nhiều phẩm chất khác hơn chứ không chỉ có điểm số trong các kỳ thi. Cứ nghĩ điều đó đang tốt cho con nhưng chính sự áp đặt từ gia đình, những định kiến của xã hội cùng nền giáo dục nặng nề về thành tích đã đẩy các em vào bệnh viện, tệ hơn là cái chết thay vì một tương lai tươi sáng ở phía trước.

ban tay vo hinh nao da day be trai 12 tuoi tu tu - anh 0
(Ảnh: THPT Bình Giang)

Thay vì chìm vào những suy nghĩ tiêu cực, cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu con mình đang khó khăn ở đâu, cần giúp đỡ điều gì. Loại bỏ tối đa những suy nghĩ tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến con của mình, định hướng con giúp con bỏ qua những áp đặt điểm số, thành tích trong học tập để con có thể phát triển một cách tốt nhất. 

"Mong các em đừng quá gây áp lực cho bản thân. Mong các bậc phụ huynh đừng quá gây áp lực cho các em. Nếu không, những tấm huy chương dành cho các em ngày hôm nay sẽ là một gánh nặng trong chặng đường sắp tới", là lời nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế ngày 18/12.

ban tay vo hinh nao da day be trai 12 tuoi tu tu - anh 0
(Ảnh: THPT Bình Giang)

Trong bối cảnh hiện nay, những câu chuyện về trẻ bị tổn thương tâm lý, sức khỏe dẫn đến các hành vi "tự gây hại" cho bản thân ngày càng trở lên phổ biến, không còn hiếm gặp, đặc biệt với lứa tuổi dậy thì. Vì vậy, người lớn cần nhìn nhận lại vấn đề, thay đổi bản thân để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Trong một giây phút trẻ con hành động dại dột, nếu cha mẹ ở bên cạnh, tâm sự với con cái đúng lúc chắc chắn sẽ khác.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Mong học sinh đừng quá gây áp lực cho bản thân

Áp lực học hành, thi đua điểm số có đáng cho một tuổi thơ không trọn vẹn?

Gen Z khoe thành tích lên mạng xã hội: Động lực hay áp lực?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ