Anh em ruột đi cách ly cùng mẹ, quyết xin ở lại để hỗ trợ F0 và thành "bảo mẫu" mùa dịch

Ngay khi hồi phục Covid-19, hai anh em Trường và Sơn đã cùng xin gia đình ở lại chống dịch.

Cùng gia đình đi cách ly tại bệnh viện Thu Dung vào những ngày cuối tháng 8 vừa qua. Có mẹ và em trai là F0, Quang Trường cùng bố là F0 đã thực hiện điều trị cách ly một thời gian tại bệnh viện dã chiến. 

anh em ruot di cach ly cung me quyet xin o lai de ho tro f0 va thanh bao mau mua dich - anh 0

Sau khoảng thời gian điều trị trong bốn ngày Trường và em trai đều có kết quả âm tính, lần lượt đón nhận tin vui của mẹ và cả nhà. Với những ngày đồng hành cùng mẹ, nhìn thấy sự tận tụy chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ đã tiếp thêm cho chàng trai 10X có cho mình một lý do để đồng hành, góp phần mình trong cuộc chiến chống dịch lần này. 

Hai anh em ruột từ F0 trở thành tình nguyện viên hỗ trợ F0

 Những ngày điều trị và cách ly, nhìn thấy mẹ đã vượt qua, được đội ngũ y bác sĩ lo lắng, quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ. Hai anh em Quang Trường và Quang Sơn đã quyết định xin ở lại hỗ trợ, cùng với các bác sĩ, tình nguyện viên chăm lo cho các F0 tại bệnh viện. 

Sự mang ơn, cảm kích trước mọi người ở bệnh viện dã chiến Thu Dung 4 cùng sức trẻ muốn góp sức mình vào công cuộc chung của thành phố đẩy lùi dịch bệnh, nên Trường Và Sơn không ngại nguy hiểm, khó khăn mà chọn ở lại thay vì về nhà cùng gia đình. 

anh em ruot di cach ly cung me quyet xin o lai de ho tro f0 va thanh bao mau mua dich - anh 0
Hai anh em Quang Trường và Quang Sơn đã quyết định xin ở lại hỗ trợ, cùng với các bác sĩ, tình nguyện viên chăm lo cho các F0 tại bệnh viện 

Gắn bó với công việc và nơi này đã hơn nửa tháng, lúc đầu cả hai cũng gặp chút cản trở từ mẹ, mẹ lo lắng cho sức khỏe hai anh em nên cũng không ủng hộ lắm. 

Trường tâm sự cùng : "Hai anh em mình cũng lặng thầm đăng kí ở lại. Mẹ cũng không biết việc mình ở lại luôn, đến gần ngày mẹ chuẩn bị xuất viện, mình đã nói và mẹ khóc nhiều lắm. Nhưng nhờ có các bác sĩ và ba khuyên, nói giúp nên tụi mình đã được ở lại". 

Công việc hằng ngày của hai bạn diễn ra từ sáng sớm đến chiều tối, tuỳ thuộc vào ngày hôm đó bệnh viện có thêm nhiều ca mới hay không. Việc của Trường là theo dõi tình trạng bệnh nhân sau đó báo lại cho bác sĩ. Bên cạnh đó là chăm sóc, giúp đỡ các cô chú đang thực hiện điều trị tại bệnh viện. 

anh em ruot di cach ly cung me quyet xin o lai de ho tro f0 va thanh bao mau mua dich - anh 0
Các tình nguyện viên chăm sóc F0 tại bệnh viện dã chiến thu dung 4

Từ những công việc nhỏ nhất như phát thức ăn, giúp đỡ việc vệ sinh cá nhân đến động viên tinh thần mọi người. "Mình hay hỏi thăm và trò chuyện với các cô chú, ông bà trong này, họ đi có một mình nên dễ tủi thân và tiêu cực lắm, mình chỉ mong mấy câu nói của mình sẽ tiếp thêm phần sức mạnh cho mọi người mau khỏi bệnh" - Trường tâm sự. 

Em trai của Trường là Sơn, tuy đã bắt đầu vào học kỳ mới, học online nhưng vẫn tranh thủ thời gian để hỗ trợ mọi người. Sơn theo dõi chỉ số SPO2, huyết áp, oxy cho ông bà, cô chú nằm ở phòng cấp cứu. Cứ giờ rảnh là cậu bạn có mặt để làm nhiệm vụ. 

 Từng trải qua và nhìn thấy F0 lại chính là gia đình mình, Trường và Sơn đã rất biết ơn bệnh viện Thu Dung số 4, hai bạn cũng hiểu rằng mình đã có sức đề kháng, có thể đủ sức hỗ trợ mọi người, san sẻ phần nào công việc với y bác sĩ, chẳng sợ nguy hiểm và luôn hết mình với công việc được giao. 

anh em ruot di cach ly cung me quyet xin o lai de ho tro f0 va thanh bao mau mua dich - anh 0

Hơn nửa tháng trôi qua, hai anh em cũng đã gắn bó với nơi này và xem nó là một phần vô cùng quan trọng, nhắc nhớ về việc trân trọng sức khỏe và yêu thêm gia đình, trách nhiệm với mọi người xung quanh hơn nữa. Cũng nhờ tham gia chống dịch,  Trường kể hai anh em thân thiết nhiều hơn trước. Tâm sự, hỏi thăm nhau trong khoảng thời gian bên nhau.

Chẳng sợ cực hay lây nhiễm, từ tình nguyện viên thành những bảo mẫu bất đắc dĩ 

Nhìn mọi người vẫn đang từng ngày chiến đấu với bệnh tật, vượt qua cuộc chiến sinh tử. Mỗi ngày niềm vui đến với hai anh em chỉ đơn giản là được nhìn thấy mọi người có kết quả âm tính, được trở về nhà. 

Những ngày gần đây, bên cạnh việc chăm sóc các F0 là người lớn, Trường, Sơn và những bạn tình nguyện viên của bệnh viện đã trở thành những bảo mẫu không chuyên. 

anh em ruot di cach ly cung me quyet xin o lai de ho tro f0 va thanh bao mau mua dich - anh 0

Theo Trường cho biết, bệnh viện dã chiến tiếp nhận hai bé còn khá nhỏ từ bệnh viện Gia Định sang. Hai bé bị nhiễm covid-19 lại mồ côi không có người thân. Từ ngày tiếp nhận, cậu bạn 10X cùng những anh em trong đội chăm sóc, phụ anh chị bác sĩ lo cho hai bé. 

"Hai bé ngoan lắm, nên tụi mình cũng không cực gì trong quá trình chăm sóc. Mừng nhất là tình trạng sức khoẻ của hai đứa nhỏ đều ổn, tụi mình vui lắm!".

Bệnh viện dã chiến Thu Dung 4 với sự góp mặt đặc biệt của hai thiên thần nhỏ, niềm vui sự gắn kết đã phần nào xua tan những mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình làm việc. 

anh em ruot di cach ly cung me quyet xin o lai de ho tro f0 va thanh bao mau mua dich - anh 0

Có hai em bé, các bạn tình nguyện viên cũng réo rít với nhau cho hai bé uống sữa, ru ngủ rồi chơi đùa mỗi khi em khóc. Cứ thế, mà lại thấy vui và hào hứng cho một ngày dài tại đây. 

Trường và Sơn, hai anh em vẫn tiếp tục công việc của mình tại bệnh viện. Những bảo mẫu tiếp tục truyền năng lượng tích cực đến mọi người, mong cho tất cả các F0 sẽ sớm khỏi bệnh, các bé sẽ có nơi để trở về. 

"Chờ ngày Sài Gòn… kẹt xe trở lại" là mong muốn của nhiều người trẻ ở TP.HCM lúc này, cũng là tên tuyến bài được khởi xướng. Trong tuyến bài này, ghi nhận những chia sẻ, những câu chuyện và kỷ niệm về Sài Gòn. Có thể là của một người nổi tiếng, cũng có thể đến từ một bạn trẻ bình thường. Nhưng tất cả cùng gặp nhau ở tình yêu dành cho Sài Gòn và niềm tin thành phố sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh để đường phố đông vui trở lại!

Tình nguyện viên với điệu nhảy "cha-cha-cha": Một tháng đi chống dịch chỉ dám gặp mẹ qua hàng rào!

Chàng trai từ Tây Nguyên xuống Sài Gòn chống dịch: "Đi thì không sợ, nếu sợ mình đã ở nhà"

Nữ sinh ngành Đồ hoạ lưu giữ kỷ niệm của tình nguyện mùa dịch qua từng nét vẽ

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ