Ăn nhiều mì gói trong dịp giãn cách xã hội liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ?

Mì tôm (mì ăn liền) sẽ gây hại cơ thể bạn đến nhường nào, ăn bao nhiêu để đảm bảo được sức khoẻ bản thân?

Khi bắt đầu nhận thông báo giãn cách xã hội, người người nhà nhà đua nhau mua mì tôm về dự trữ. Vậy có bao giờ bạn băn khoăn rằng: ăn nhiều mì tôm sẽ gây hại cho cơ thể?

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, mì tôm (mì ăn liền) chính là lựa chọn hoàn hảo nhất cho mọi người. Với giá thành khá rẻ, nhiều hương vị, dễ dàng chế biến và sử dụng, thị trường mì ăn liền Việt Nam được xem là "con gà đẻ trứng vàng" của các doanh nghiệp thực phẩm khi có tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Vì sao mì tôm là lựa chọn hàng đầu trong mùa dịch?

an nhieu mi goi trong dip gian cach xa hoi lieu co anh huong den suc khoe - anh 0
  1. Bảo quản được lâu: Trung bình, một sản phẩm mì ăn liền, cả mì chiên và mì không chiên, có thể bảo quản được từ 5-6 tháng mà không bị nấm mốc do có ẩm, thấp.
  2. Hợp túi tiền: Chẳng may lương bị chậm ít ngày trong mùa giãn cách hay việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ta cũng chẳng sao vì còn "bạn mì tôm" với chỉ từ vài nghìn cho một sản phẩm. Rẻ hơn 1 ổ bánh mì thịt…
  3. Tiết kiệm thời gian: chỉ mất chưa tới 5-10 phút là bạn đã có ngay phần mì nóng hổi, ngon lành, cung cấp năng lượng đầy đủ cho một bữa ăn trong ngày.
  4. Dễ chế biến: Dù bạn có vụng về cỡ nào, chỉ cần chế nước sôi và chờ 3 phút thôi. Hoặc bạn có thể dễ dàng kết hợp với các loại nguyên liệu khác - một hoạt động sáng tạo, đỡ nhàm chán mùa giãn cách.
  5. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Trái ngược với lo lắng của nhiều người, quy trình sản xuất mì ăn liền hiện nay đang được đảm bảo sản xuất theo quy trình rất nghiêm. Giãn cách xã hội, lựa chọn một thực phẩm an toàn là yếu tố cần đặt lên hàng đầu.

Sẽ như thế nào nếu bạn ăn quá nhiều mì tôm?

Tất nhiên, cái gì quá thì cũng không tốt. Cùng khám phá những con số bên dưới để biết thêm về tác hại của mì ăn liền.

an nhieu mi goi trong dip gian cach xa hoi lieu co anh huong den suc khoe - anh 0

Trung bình một ngày, người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng cơ bản như sau:

  • Chất bột đường: 200 - 250g/ngày.
  • Chất đạm: Nếu bạn khỏe mạnh, không có nhu cầu tăng hoặc giảm cân, lượng protein cần thiết là 0,8 - 1,3g/kg trọng lượng cơ thể, tương đương 56-91g/ngày cho nam giới, 46-75g mỗi ngày cho nữ giới.
  • Chất béo: 60-77g/ngày. Tính trên chế độ ăn trung bình 2.000Kcal/ngày, bạn nên ăn khoảng 60g các loại chất béo lành mạnh mỗi ngày.
  • Ngoài ra, người trưởng thành nên ăn từ 300g rau xanh, 100-200g trái cây mỗi ngày (ít nhất 400g rau củ quả) để đủ lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Năng lượng trung bình: 1.900 - 2.300 Kcal/ngày.

Nếu bạn ăn 1 ngày 3 bữa mì tôm thì chỉ đáp ứng được:

  • Chất bột đường: 120 - 150g/ngày
  • Chất đạm: 20,7g/ngày
  • Chất béo: 30 - 39g/ngày
  • Chất xơ: 0
  • Năng lượng: 1050 Kcal/ngày

Nếu chỉ đơn thuần ăn mì tôm dài ngày, chúng ta sẽ gặp tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, rõ rệt nhất là thiếu chất đạm và chất xơ trầm trọng. Chính tình trạng thiếu chất xơ (thường gặp ở người không có thói quen ăn rau củ quả) dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Ngoài ra mì tôm còn được cho là gây ra các bệnh như: tim mạch, béo phì, tiểu đường do béo phì, gia tăng quá trình lão hóa, gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa, nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ, hại thận, gây sỏi thận...

Mẹo chế biến mì tôm theo công thức 4-5-1

Đây là công thức được Bộ Y tế đưa ra vào mùa dịch năm 2020 nhằm giúp mọi người xây dựng cho mình chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh Covid-19.

an nhieu mi goi trong dip gian cach xa hoi lieu co anh huong den suc khoe - anh 0

Áp dụng công thức trên khi biến tấu với mì ăn liền bạn sẽ có được nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng:

  • Trước hết, chọn loại mì yêu thích: Mì ăn liền làm từ nguyên liệu chính là bột lúa mì nên thuộc nhóm chất sinh năng lượng - tinh bột. Bạn có thể chọn bất cứ loại mì nào mình yêu thích làm nguyên liệu chính để chế biến.
  • Bổ sung chất đạm: Phổ biến nhất là kết hợp trứng, tôm, thịt bò, thịt heo. Sáng tạo thêm thì có thể thêm thịt gà, mực, cá thác lác. Nếu ăn chay thì dùng đậu hũ, mì căn.
  • Kết hợp rau củ: Các loại rau dễ dàng kết hợp với mì ăn liền như cải xanh, giá, súp lơ, cà chua, cải thảo, cải thìa, hành lá. Thêm chút chanh, ớt để làm tăng vị ngon khi thưởng thức.

Ngoài ra, bạn cũng nên:

  • Không ăn "mì úp", nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.
  • Vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ

Còn bây giờ thì, tự tin ăn mì tôm mà không lo gây hại cho sức khỏe!

Mẹo bảo quản thực phẩm khi cần tích trữ nhiều trong mùa Covid-19

Giới trẻ đua nhau ăn chay, nhưng không phải thực phẩm chay nào cũng tốt như lời đồn

Những thùng thực phẩm được gửi về Sài Gòn sau câu nói: “Alo, mẹ ơi!”

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ