59 giây nắm hết thông tin về bệnh đậu mùa khỉ

Trước ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam, chúng ta cần hiểu "tất tần tật" về khái niệm và những cách phòng tránh bệnh đầu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền từ người sang người. 

Bệnh đậu mùa khỉ phát hiện trên đàn khỉ được bắt giữ với mục đích nghiên cứu vào năm 1958, sau đó phát hiện ở con người vào năm 1970.

Trên thế giới, một số quốc gia đã có vaccine phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, nhưng chỉ tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao và dễ bị lây bệnh, không tiêm phòng diện rộng cho mỗi đối tượng. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam vẫn đang nghiên cứu những loại vaccine có tác dụng phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

59 giay nam het thong tin ve benh dau mua khi - anh 0
Virus đậu mùa khỉ.

Biểu hiện của đậu mùa khỉ?

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số bệnh nhân thì chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, phát ban, hạch huyết... Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 đến 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 - 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Các tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, và hình thành một lớp da mới.

59 giay nam het thong tin ve benh dau mua khi - anh 0
Bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng nóng, sốt và phát ban.

Bệnh đậu mùa khỉ có gây tử vong hay không?

Theo WHO cho biết trong hầu hết các ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, triệu chứng của bệnh sẽ tự mất đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, khi nhiễm bệnh có thể dẫn tới các biến chứng hoặc thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn, và các vấn đề về mắt. Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động khoảng 1% - 10%. Tỷ lệ tử vong còn phụ thuộc vào cách xử lý ca nhiễm bệnh, trình độ y tế và khả năng chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng của địa phương, quốc gia có ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Chỉ có người đồng giới nam nhiễm bệnh đậu mùa khỉ?

Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là hoàn toàn giống nhau, không phân biệt về giới tính, sức khỏe hay độ tuổi. Bất cứ ai tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đều có nguy cơ mắc bệnh.

Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ dù có khuynh hướng tình dục là gì.

Nhiều trường hợp mắc bệnh được báo cáo trong dịch bùng phát lần này được xác định ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Với thực tế vi rút hiện đang lây lan từ người sang người qua các mối quan hệ xã hội, nam quan hệ tình dục đồng giới có thể có nguy cơ bị phơi nhiễm cao hơn nếu họ tiếp xúc với người mắc bệnh. 

Vì một phần đậu mùa khỉ lây lan qua đường tình dục, vì thế mỗi con người đều phải có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

59 giay nam het thong tin ve benh dau mua khi - anh 0
Theo thống kê, phần lớn người mắc bệnh đậu mùa khỉ là người đồng tính, nhưng thật chất ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ, không riêng gì người đồng giới.

Đối tượng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Đối tượng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ là người sống cùng hoặc tiếp xúc gần (bao gồm quan hệ tình dục) với người bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc người tiếp xúc thường xuyên với động vật bị bệnh có nguy cơ cao nhất mắc bệnh. Nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn để bảo vệ chính họ khi chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn, và có thể tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Người đã tiêm vắc xin ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, người trẻ tuổi ít có khả năng đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa vì tiêm chủng đậu mùa đã chấm dứt trên toàn thế giới sau khi bệnh này đã được thanh toán vào năm 1980. Người đã được tiêm phòng đậu mùa vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và người khác.

59 giay nam het thong tin ve benh dau mua khi - anh 0
Bất kì ai cũng có khả năng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Biện pháp phòng tránh đậu mùa khỉ

Trước những diễn biến phức tạp và khó đoán của bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, Bộ Y tế cũng đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm siết chặt tình hình y tế và phòng tránh đậu mùa khỉ lây sang người:

  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa; tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
  • Che miệng khi ho, hắt hơi. Tốt nhất nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
  • Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
  • Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục.
  • Người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi khỏi bệnh và có giấy xuất viện từ cơ quan y tế.
  • Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ; không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã; không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
59 giay nam het thong tin ve benh dau mua khi - anh 0
Những biện pháp khuyến nghị về việc phòng tránh đậu mùa khỉ được Bộ Y tế đưa ra.

Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ, cần làm gì?

Khi phát hiện có những dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ, chúng ta cần báo ngay đến cơ quan y tế để có những cách giải quyết và ứng phó kịp thời. Đồng thời người có dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ nên tự cách ly tại nhà, tránh tiếp xúc với những người khác cho tới khi có kết quả xét nghiệm. Rửa sạch tay với dung dịch sát khuẩn thường xuyên thường xuyên.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người nhiễm bệnh mà các bác sĩ, cơ quan y tế sẽ đưa ra những giải pháp trị bệnh khác nhau.

Nếu được hướng dẫn cách ly tại nhà, cần tuân thủ hướng dẫn. Hãy bảo vệ người khác sống cùng bằng cách: 

  • Cách ly y tế tại phòng riêng. Sử dụng nhà vệ sinh riêng, hoặc vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
  • Thường xuyên vệ sinh các bề mặt hay chạm vào bằng xà phòng và nước sạch và dung dịch khử khuẩn gia dụng và tránh quét/hút (điều này gây phát tán các phân tử virus và làm lây nhiễm cho người khác).
  • Sử dụng riêng các đồ dùng trong gia đình, khăn mặt, ga gối và đồ điện tử.
  • Tự giặt giũ đồ của riêng mình (thay ga gối, quần áo và khăn mặt cẩn thận, không lắc, văng các đồ vật, đặt các đồ này vào túi nilon trước khi mang ra máy giặt và giặt đồ bằng nước nóng > 60 độ C)
  • Mở cửa sổ để thông khí.
  • Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch cồn sát khuẩn.

Trường hợp phải ở chung phòng với người khác hoặc đã tiếp xúc gần với người khác trong khi đang cách ly tại nhà, cần cố gắng hạn chế nguy cơ lây lan bằng cách: 

  • Tránh sờ, chạm vào nhau.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Che các nốt ban bằng quần áo hoặc băng gạc.
  • Luôn mở cửa sổ nhà để không khí luôn thông thoáng.
  • Đảm bảo bạn và bất cứ ai trong phòng cùng với bạn đeo khẩu trang y tế đúng cách.
  • Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét khi tiếp xúc.
59 giay nam het thong tin ve benh dau mua khi - anh 0
Cần báo ngay cho lực lượng chức năng địa phương và cơ quan y tế để có cách xử lý các ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ một cách kịp thời, tránh bị lây lan ra cộng đồng.

TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ vào ngày 3/10, hiện nay Sở Y tế thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan siết chặt công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Toàn cảnh rau bẩn “đội lốt” VietGAP xâm nhập thị trường, nhiều siêu thị lớn "bị lừa" khiến dân tình bất an

Tại sao học sinh văng tục “như cơm bữa”, đừng “bình thường hóa” chuyện kém duyên!

ĐTQG Việt Nam “quậy đục nước” nhảy theo trend Mono, “mlem mlem” không kém

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ