Sau nghị định 93, các cá nhân kêu gọi từ thiện cần lưu ý điều gì

Những câu chuyện ồn ào về số tiền từ thiện, quyên góp hỗ trợ cho đồng bào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão, lũ đã và vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vậy những cá nhân mở quỹ từ thiện cần lưu ý điều gì?

Với những ồn ào trong các vụ từ thiện, quyên góp trong quá khứ nên trước sự đổ bộ của cơn bão Noru, nhiều cá nhân tiếp tục đứng lên tổ chức mở quỹ, kêu gọi ủng hộ hướng về miền Trung. Nhưng họ cần phải lưu ý điều gì để quá trình thực hiện công tác thiện nguyện sẽ diễn ra đúng trình tự và theo quy định của pháp luật. 

Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó, các cá nhân muốn thực hiện mở quỹ quyên góp để ủng hộ tinh thần và khắc phục sự cố cho đồng bào miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Noru phải chú ý ba điều sau:

Mở tài khoản ngân hàng riêng để nhận tiền quyên góp

Theo nghị định số 93, các cá nhân khi thực hiện tổ chức vận động, tiếp nhận, quyên góp từ thiện có đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm được hành động của bản thân.  

Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng. Các cá nhân kêu gọi từ thiện phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan, không tự ý hoạt động riêng lẻ và không rõ ràng trong việc sao kê.

sau nghi dinh 93 cac ca nhan keu goi tu thien can luu y dieu gi - anh 0
Quy định về việc cá nhân tổ chức mở quỹ kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho đồng bào được nêu rất rõ, nếu các cá nhân cố tình vi phạm sẽ bị chịu hình phạt từ pháp luật.

Các cá nhân tự nguyện kêu gọi quyên góp phải mở cá nhân phải mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Lưu ý nếu nhận vật phẩm, hiện vật trong quá trình nhận đóng góp từ những cá nhân khác phải bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận. 

Cần có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước.

Sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận quyên góp, các cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp thiện nguyện và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản yêu cầu ngưng tiếp nhận các dòng tiền đóng góp thiện nguyện. 

Thông báo rõ ràng về các cuộc thiện nguyện, quyên góp 

Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ghi rõ:

"Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm."

sau nghi dinh 93 cac ca nhan keu goi tu thien can luu y dieu gi - anh 0
Bão Noru tiến vào đất liền khiến nhiều tỉnh thành chịu hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp khoản đóng góp tự nguyện có địa chỉ cụ thể theo cam kết để sửa chữa, khôi phục, nâng cấp, xây dựng mới công trình hạ tầng thiết yếu... các cá nhân đóng góp có trách nhiệm thống nhất với chính quyền địa phương, nơi nhận sự hỗ trợ từ các cuộc thiện nguyện về quy mô và cách thức xây dựng. 

Nếu số tiền vận động quyên góp, sau khi thực hiện công tác hỗ trợ vẫn còn dư thì các cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. 

Sao kê, minh bạch về tài sản nhận quyên góp

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

"Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày." - Nghị định 93 ghi rõ về việc thống kê kết quả tiếp nhận và phân phối tiền, hiện vật trong việc quyên góp từ thiện.

Các cá nhân vận động quyên góp đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật. 

sau nghi dinh 93 cac ca nhan keu goi tu thien can luu y dieu gi - anh 0
TP Hội An chìm trong biển nước sau khi chịu ảnh hưởng của cơn bão Noru mạnh nhất trong 20 năm qua.

Kalim Nguyễn livestream cùng các nạn nhân, lý giải nguyên do bị "Anna Việt Nam" gài bẫy

Nghệ sĩ hết làm "KOL kem trộn", giờ lại đến "KOL tâm linh", khán giả cần tỉnh táo

Bạn gái cũ Quang Hải lên xe hoa, chính thức trở thành “hoa có chủ”

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ