WHO nói gì về "cơ hội cuối cùng" tìm ra nguồn gốc của virus Covid-19?

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát thì nguồn gốc lây lan của virus luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết nhóm cố vấn mới được thành lập của họ về các mầm bệnh nguy hiểm có thể là "cơ hội cuối cùng của chúng tôi" để xác định nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 và kêu gọi Trung Quốc cung cấp dữ liệu từ những trường hợp mắc bệnh sớm với mục đích nhanh chóng tìm ra nguồn gốc của cơn đại dịch này.

Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở người đầu tiên đã được báo cáo tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, cụ thể hơn là ở một khu chợ hải sản vào tháng 12/2019. Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ giả thuyết rằng virus này bị rò rỉ từ một trong các phòng thí nghiệm của họ và nói rằng không cần phải thăm khám nữa.

who noi gi ve co hoi cuoi cung tim ra nguon goc cua virus covid 19 - anh 0
SARS-CoV-2 lần đầu được ghi nhận tại Vũ Hán vào cuối tháng 12/2019 

Một nhóm nghiên cứu do WHO đứng đầu đã dành bốn tuần hoạt động xung quanh Vũ Hán vào đầu năm nay với các nhà khoa học Trung Quốc, cho biết trong một báo cáo chung vào tháng 3 thì virus có thể đã được truyền từ dơi sang người thông qua một con vật khác nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cuộc điều tra đã bị cản trở do thiếu dữ liệu thô liên quan đến những ngày đầu tiên của đợt bùng phát dịch và đã kêu gọi các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

who noi gi ve co hoi cuoi cung tim ra nguon goc cua virus covid 19 - anh 0
Phía WHO cũng đã có những yêu cầu Trung Quốc hợp tác đề tìm kiếm nguồn gốc của virus

WHO vừa qua đã nêu tên 26 thành viên được đề xuất của nhóm Cố vấn Khoa học về nguồn gốc các tác nhân gây bệnh. Họ bao gồm Marion Koopmans, Thea Fischer, Hung Nguyen và chuyên gia thú y Trung Quốc Yang Yungui, người đã tham gia vào cuộc điều tra chung ở Vũ Hán. Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, bày tỏ hy vọng rằng sẽ có thêm các phái bộ quốc tế do WHO dẫn đầu tới Trung Quốc để thu hút sự hợp tác của đất nước.

Cô ấy nói trong một cuộc họp báo rằng "hơn ba chục nghiên cứu được khuyến nghị" vẫn phải được thực hiện để xác định cách thức virus lây nhiễm từ động vật sang người. Theo báo cáo của Trung Quốc, xét nghiệm kháng thể ở người dân Vũ Hán vào năm 2019 sẽ là "cực kỳ quan trọng" để tìm hiểu nguồn gốc của virus, van Kerkhove nói.

who noi gi ve co hoi cuoi cung tim ra nguon goc cua virus covid 19 - anh 0
Vũ Hán được xem là nơi đầu tiên ghi nhận loại virus gây ra nỗi ám ảnh của nhân loại

WHO trên tạp chí Science nói rằng, vẫn cần điều tra chi tiết về các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh và đã xác định mắc bệnh sớm nhất ở Trung Quốc vào thời điểm trước tháng 12/2019, bao gồm phân tích các mẫu máu được lưu trữ từ năm 2019 ở Vũ Hán và tìm kiếm dữ liệu tại các bệnh viện với tỷ lệ tử vong cho các trường hợp sớm hơn.

Đồng thời là các phòng thí nghiệm trong khu vực nơi xuất hiện các báo cáo đầu tiên về bệnh nhiễm trùng ở người tại Vũ Hán, vì loại trừ một tai nạn cần có đủ bằng chứng. Mike Ryan, chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO, cho biết hội đồng mới có thể là cơ hội cuối cùng để xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2, "một loại virus đã ngăn chặn cả thế giới của chúng ta".

who noi gi ve co hoi cuoi cung tim ra nguon goc cua virus covid 19 - anh 0
Hiện tại các chuyên gia cũng đang nỗ lực trong "cuộc đua" truy tìm nguồn gốc virus 

Ông nói, WHO đang tìm cách "lùi lại một bước, tạo ra một môi trường nơi chúng ta có thể nhìn lại các vấn đề khoa học. Đây là cơ hội tốt nhất và có thể là cơ hội cuối cùng để chúng tôi hiểu được nguồn gốc của loại virus này".

Chen Xu, đại sứ Liên Hợp Quốc của Trung Quốc tại Geneva, nói trong một cuộc họp báo riêng rằng kết luận của nghiên cứu chung là "khá rõ ràng", nói thêm vì các nhóm quốc tế đã được cử đến Trung Quốc hai lần, "đã đến lúc gửi các nhóm đến nhiều nước khác". Chen nói: "Tôi tin rằng nếu chúng tôi tiếp tục nghiên cứu khoa học, tôi nghĩ đó phải là một nỗ lực chung dựa trên khoa học chứ không phải của các cơ quan tình báo".

who noi gi ve co hoi cuoi cung tim ra nguon goc cua virus covid 19 - anh 0
Các chuyên gia Trung Quốc nhiều lần khẳng định virus không được sinh ra từ phòng thí nghiệm

Không chỉ công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 mà nhiều chuyên gia, cùng các tổ chức vẫn đang nỗ lực từng ngày với nhiều công tác nghiên cứu khoa học khác nhau về đại dịch. Điều này hướng đến mục đích tương lai có thể khống chế được dịch Covid-19 trên toàn cầu, góp phần giúp cuộc sống được ổn định.

Sài Gòn đã… kẹt xe trở lại!

Hậu quả vô hình của dịch Covid-19: Hệ lụy tâm lý kéo dài, khó lòng quên được nhiều sự kiện

Infographic: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ