Câu chuyện về "quyền trẻ em", còn quá xa vời với những đứa trẻ lang thang nơi đường phố

Hàng ngày, trên những tuyến đường của thành phố, vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh...

Câu chuyện về "quyền trẻ em", còn quá xa vời với những đứa trẻ lang thang nơi đường phố

Tuổi thơ nhọc nhằn

Bất kể một đứa trẻ nào sinh ra trên đời đều có quyền được sống, được nuôi dưỡng, và được lớn lên một cách lành mạnh. Thế nhưng, thật không phải ai cũng có thể nhận được những đặc ân đó của cuộc sống, ngoài xã hội vẫn còn những đứa trẻ cơ nhỡ, thay vì được đi học, đi chơi với bạn bè thì các em lại phải vất vả mưu sinh trên khắp các vỉa hè, đường phố.

cau chuyen ve quyen tre em con qua xa voi voi nhung dua tre lang thang noi duong pho - anh 0
Ở những vỉa hè, công viên, ngã tư đường,... không khó để tìm thấy những đứa trẻ vất vả mưu sinh kiếm sống giữa cái nắng oi bức của ngày hè và khói bụi của xe cộ.
cau chuyen ve quyen tre em con qua xa voi voi nhung dua tre lang thang noi duong pho - anh 0
Đồ chơi của các em đơn giản lắm, là một cái ly nhựa, một chai nước của người khác đã uống hết từ lâu, là những thùng giấy cũ kỹ và rách nát...

Đừng xem đây là chuyện bình thường!

Đã không ít câu chuyện lên án về việc sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp. Nhưng điều đáng buồn là thực trạng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Là do số phận quá cay nghiệt, hay vì người lớn quá tàn nhẫn với các em?

Có lẽ, hình ảnh những đứa trẻ bán vé số, ăn xin, buôn gánh bán bưng ở các hè phố đã trở thành một điều thật hiển nhiên, khiến cho chúng ta dần phớt lờ đi những câu chuyện bi thương đằng sau đó. Biết bươn chải đỡ đần ba mẹ là điều đáng khen, nhưng bắt trẻ phải va chạm, vào đời lao động từ sớm để kiếm tiền thì đó lại là một chuyện khác.

cau chuyen ve quyen tre em con qua xa voi voi nhung dua tre lang thang noi duong pho - anh 0
Đối với các em, việc được ăn ngon, mặc đẹp dường như là một điều xa xỉ.
cau chuyen ve quyen tre em con qua xa voi voi nhung dua tre lang thang noi duong pho - anh 0
Dù phải mưu sinh từ sớm, nhưng các em vẫn chỉ là những đứa trẻ, các em vẫn giữ cho mình một nét thật hồn nhiên của tuổi thơ.

Ngoài ra, một bộ phận lớn trẻ em nghèo cơ nhỡ còn bị trở thành công cụ kiếm tiền của các băng nhóm, tổ chức bất hợp pháp. Họ lợi dụng vào lòng tốt của người khác để bắt những đứa trẻ này đi kiếm tiền về cho họ.

Những đứa trẻ này vẫn còn quá nhỏ để nhận thức được những hành vi ứng xử, khi không được giáo dục đàng hoàng sẽ tiềm ẩn những rủi ro và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách sau này. Câu chuyện về "quyền trẻ em" còn quá xa vời với các em.

cau chuyen ve quyen tre em con qua xa voi voi nhung dua tre lang thang noi duong pho - anh 0

Các em còn thường xuyên phải đối mặt với cảnh: bạo lực gia đình, bóc lột sức lao động, thiếu thốn vật chất, bị xâm hại tình dục, bệnh truyền nhiễm,... Những điều này sẽ gây nên sự tổn thương về mặt sức khoẻ, tâm lý, thể chất về lâu dài.

"Ba em mất rồi..."

Chia sẻ với phóng viên , một bé trai 13 tuổi, giấu tên nghẹn ngào tâm sự: "Em ngồi đây xin từ sáng đến tối, mẹ em thì đi bán vé số, còn ba em mất rồi. Mấy hôm trước khi băng qua đường em bị xe tông nên gãy chân, có nhiều người qua lại trên đường thấy thương nên cũng hay mua đồ ăn cho em".

cau chuyen ve quyen tre em con qua xa voi voi nhung dua tre lang thang noi duong pho - anh 0
Bé trai chân bó bột, ngồi xin ăn ở vỉa hè khiến nhiều người qua lại chú ý.

Câu chuyện về những đứa trẻ lang thang "đầu đường xó chợ" như là một góc khuất của xã hội. Có những trẻ bị lợi dụng, được "huấn luyện" để trở thành công cụ kiếm tiền, nhưng có cũng những đứa trẻ khác vì hoàn cảnh gia đình mà phải làm công việc này.

Suy cho cùng, dù là lý do gì khiến những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học này phải ra đường mưu sinh, chịu đói, chịu khổ đi chăng nữa thì người chịu nhiều tổn thương nhất vẫn chính là các em.

Tìm hiểu ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em - 12/06

Sử dụng lao động trẻ em bị phạt ra sao?

Lan tỏa yêu thương cùng "thánh đột nhập", Đức Anh tự tay mua quà tặng trẻ em ngày 1/6

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ