Tranh cãi về đề xuất người chuyển giới nam sinh con nên được hưởng chế độ thai sản

Dự thảo đề xuất người chuyển giới nam sinh con được hưởng thai sản mang lại nhiều ý kiến trái chiều.

Tranh cãi về đề xuất người chuyển giới nam sinh con nên được hưởng chế độ thai sản

Chuyển giới nam là thuật ngữ chỉ một người là đàn ông nhưng khi sinh ra được xác định giới tính là nữ. Về mặt giải phẫu học, cơ thể người chuyển giới nam có tử cung, trứng, âm đạo nên có thể sinh con như phụ nữ bình thường. Cũng theo dự thảo Luật chuyển đổi giới tính, người chuyển giới không bắt buộc phải can thiệp y học, việc thực hiện can thiệp là hoàn toàn tự nguyện.

Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đề xuất người chuyển giới nam đã được công nhận mà mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội. 

Họ được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật... Thông tin này được nêu tại Tọa đàm kinh nghiệm quốc tế và tham vấn Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính vừa qua.

Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBT. Năm 2015, trong Bộ luật Dân sự được sửa đổi, đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên cá nhân nào được thực hiện chuyển đổi giới tính, quy trình chuyển đổi giới tính như thế nào, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào được phép thực hiện chuyển đổi giới tính, thủ tục công nhận người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch và nhiều điều khoản khác thì chưa được quy định cụ thể.

tranh cai ve de xuat nguoi chuyen gioi nam sinh con nen duoc huong che do thai san - anh 0
Đề xuất mang đến quyền lợi cho người chuyển giới nam thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. 

Vì vậy, việc công nhận đối với người chuyển đổi giới tính hiện nay chưa được triển khai cụ thể trong thực tế. Đa phần người chuyển giới tại Việt Nam tự ý sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới, nên khi về nước dù ngoại hình giới tính đã thay đổi nhưng không thể sửa đổi thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân. 

Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đang ở giai đoạn xây dựng Hồ sơ đề nghị Dự án Luật. Cuối tháng 6, Bộ Y tế đã có Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề nghị Dự án Luật.

Hiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đã được lấy ý kiến thành viên Chính phủ và báo cáo tại Phiên họp thường trực Chính phủ tháng 8. Trong năm nay, Bộ Y tế tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

tranh cai ve de xuat nguoi chuyen gioi nam sinh con nen duoc huong che do thai san - anh 0
Lê Thiện Hiếu là ca sĩ chuyển giới nam được nhiều người quan tâm.

Sau cuộc khảo sát nhanh, các diễn đàn đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, đồng ý lẫn không đồng ý. Ai cũng có những lý lẽ, quan điểm riêng.

Bày tỏ về vấn đề này, bạn Thảo Nguyên (19 tuổi, sinh viên) nói: "LGBT không phải là bệnh, đó là việc chọn lọc giới tính cho chính mình hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên hoặc là xã hội, vì vậy nên không thể cấm. Khi giới tính LGBT được xác định đó là như vậy, thì đương nhiên cần phải có đầy đủ những chính sách sinh sản cho nam LGBT khi họ mang thai!". 

Tuy nhiên, bạn Hải Thiện (21 tuổi, sinh viên) cho rằng: "Vấn đề bất cập ở đây là vốn nghỉ thai sản dành cho phụ nữ nhưng những người chuyển sang giới tính nam họ đã không còn coi mình là phụ nữ nữa rồi. Thế nên khi cho họ nghỉ thai sản cũng có nghĩa đang coi họ là phụ nữ chứ không phải người chuyển giới". 

Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 480 nghìn người chuyển giới tại Việt Nam, tuy nhiên con số thực tế cao hơn rất nhiều bởi đa số giấu kín, chưa công khai. Người chuyển giới phải đối mặt với sự kỳ thị, định kiến, phân biệt đối xử trên nhiều phương diện khác nhau.

Qua đó, bạn Phương Thư (31 tuổi, nội trợ) bày tỏ mạnh mẽ: "Tại sao phải đề xuất nhỉ? Không bàn đến họ giới tính ra sao, miễn mang thai thì được hưởng thai sản mới đúng chứ. Họ cũng mang thai 9 tháng 10 ngày cực khổ thì việc được hưởng thai sản chẳng phải là lẽ đương nhiên sao". 

Ngoài ra, bạn Quang Huy (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cũng nêu suy nghĩ: "Căn cứ theo giấy tờ thôi. Em thích làm đàn ông thì để râu, tập tạ.... đâu ai cấm. Khi sinh con thì đương nhiên được hưởng chế độ như phụ nữ rồi". 

Bộ Y tế: Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh

TikToker Sơn Hồng Phạm, “điểm sáng” đặc biệt với các nội dung về thời trang và LGBTIQ+

Thái độ thẳng thắn của Thùy Tiên khi được hỏi liệu có kỳ thị LGBT?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ