Tranh cãi nảy lửa chuyện cho Lịch sử trở thành môn học tự chọn

Việc môn Lịch sử trở thành một trong số môn học lựa chọn ở bậc THPT đang gây tranh cãi.

Năm học 2022-2023 tới đây, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bậc THPT sẽ chính thức được triển khai trong chương trình lớp 10. Với chương trình mới, học sinh sẽ không cần phải học Lịch sử, Địa Lý hay Hoá học, Sinh học,... nếu không muốn. Đồng thời, học sinh hoàn toàn có thể chọn các môn như Âm nhạc, Giáo dục kinh tế pháp luật tuỳ vào sở thích và định hướng tương lai.

Chương trình mới Bộ cũng quy định học sinh chọn 5 trong 9 môn chia 3 loại: Lý, Hóa, Sinh gọi là cụm nhóm môn Khoa học Tự nhiên; Sử, Địa, Giáo dục kinh tế pháp luật cụm môn Khoa học Xã hội và Nhân văn; Môn đặc thù: Tin học, công nghệ, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật). 

Và nhiệm vụ của học sinh là phải tự chọn 3 nhóm trên ra 5 môn và mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn để học suốt 3 năm cấp 3.

tranh cai nay lua chuyen cho lich su tro thanh mon hoc tu chon - anh 0
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Giáo dục Việt Nam)

Điều này đã làm dấy lên một tranh cãi rằng: Tại sao lại để Lịch sử thành môn học tự chọn?

Lý do Bộ GD-ĐT để môn sử thành môn học tự chọn là gì?

GS. Phạm Hồng Tung, Tổng chủ biên chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho biết khi hoàn thành cơ bản việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên, nhân dân và trình dự nhiều hội thảo. 

Tuy nhiên, trong tất cả các ý kiến đóng góp, không có ý kiến nào phản đối việc đưa môn Lịch sử thành môn học lựa chọn ở chương trình THPT. Cuối tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT phê duyệt chương trình GDPT mới.

"Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có một số giáo viên dạy Lịch sử, có cả những người là Phó Giáo sư, tiến sĩ khi được hỏi ý kiến thì không đóng góp nhưng sau khi Chương trình được phê duyệt đến nay 3 năm lại 'đấu tranh' vì Bộ GD&ĐT 'bỏ' môn lịch sử", GS. Phạm Hồng Trung nói.

tranh cai nay lua chuyen cho lich su tro thanh mon hoc tu chon - anh 0
GS. Phạm Hồng Tung, Tổng chủ biên chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Việc để môn Lịch sử thành môn học tự chọn, nhiều chuyên gia lý giải rằng: Thứ nhất, về nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành (2006) môn Lịch sử nặng về trình bày sự kiện, bố cục bài học thường viết theo mô típ. Thứ hai, rất nhiều phụ huynh và ngay cả học sinh xem thường môn học này vì cho rằng học lịch sử có rất ít cơ hội chọn trường, chọn ngành nghề. 

Thứ ba, về kiểm tra, thi môn Lịch sử chủ yếu vẫn là ghi nhớ, xâu chuỗi, sắp xếp sự kiện là chính, nên học sinh phải có trí nhớ tốt, học thuộc lòng vô số sự kiện. Do vậy học sinh đam mê học môn Lịch sử là rất hiếm vì học không vào. Bằng chứng những năm qua kết quả thi tốt nghiệp THPT, môn Lịch sử luôn có kết quả điểm thi thấp nhất trong số những môn thi tốt nghiệp là minh chứng thực tế nhất cho việc học sinh không mê môn Lịch sử.

Người trẻ nói gì?

"Đừng để lịch sử lịch sử trở thành môn học tự chọn" trở thành lời kêu gọi trên khắp các diễn đàn học sinh - sinh viên ngay sau khi có thông báo sẽ áp dụng chương trình lớp 10 mới vào năm học tới. 

Đa số ý kiến cho rằng không nên xem Lịch sử là một môn tự chọn theo kiểu "thích thì học, không thì thôi" vì đó là phần kiến thức quan trọng để một người trẻ hiểu và biết được cội nguồn lịch sử dân tộc mình là như thế nào.

tranh cai nay lua chuyen cho lich su tro thanh mon hoc tu chon - anh 0
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Đ.N.T)

- Nếu như có bỏ thì phải chắc chắn mọi kiến thức nền tảng ở THCS và Tiểu học phải nắm rõ sơ quát nhất để lên THPT có học thì tìm hiểu chuyên sâu chứ không nắm rõ thì đi ra đường người ta hỏi vài câu lịch sử nước nhà mà mặt ú a ú ớ ra thì chết! Dân ta phải biết sử ta.

- Một dân tộc mà không biết gốc gác của dân tộc Việt Nam mình từ đâu, không biết những anh hùng của lịch sử dân tộc mình, thì chỉ là một học giả nửa vời. Dù người đó có là tiến sĩ khoa học... nhưng không học lịch sử thì cũng giống như trong một dòng họ, tộc biểu, mà không biết tổ tiên mình là ai, từ đâu tới...

- Thực ra lịch sử rất hay chẳng qua cách giảng dạy với cách mình tiếp cận, ngày trước học cấp 2 ghét môn này vì phải học thuộc nhiều để thi cử. Lên cấp 3 may mắn cô dạy lịch mình dạy như kể chuyện rất cuốn, mặc dù lúc thi vẫn nặng nề nhưng lúc học thấy thích lắm, kiểu như môn học thư giãn đầu óc vậy. Mình thấy nên giảm bớt áp lực thi cử chằng chịt với điểm số cao chứ môn nào cũng có ích của nó.

...

Bộ trưởng Giáo dục "rất suy nghĩ" việc học sinh thờ ơ, điểm thấp môn Lịch sử

Đề thi môn Lịch sử tổ hợp KHXH tốt nghiệp THPT QG 2021

Lịch sử nước nhà "sống lại" nhờ MXH: Giới trẻ vốn thờ ơ hay đang khao khát những bài học hấp dẫn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ