Bộ trưởng Giáo dục "rất suy nghĩ" việc học sinh thờ ơ, điểm thấp môn Lịch sử

Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, câu trả lời nằm cả ở việc tổ chức dạy và kiểm tra đánh giá đối với môn học này.

Tại phiên chất vấn tại Quốc hội chiều 11/11, các Đại biểu Quốc hội đã đưa ra câu hỏi và kiến nghị cần sự giải đáp của Bộ trưởng Giáo dục là ông Nguyễn Kim Sơn. 

Nêu vấn đề chất vấn, đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên), đề nghị ông Sơn giải thích nguyên nhân điểm thi môn Lịch sử trong các kỳ thi Đại học lại thấp hơn các môn học khác. Bên cạnh đó, nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ và có thái độ học tập đối phó với môn lịch sử. Bà Đoàn Thị Hải cũng đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập môn đối với môn lịch sử.

bo truong giao duc rat suy nghi viec hoc sinh tho o diem thap mon lich su - anh 0
Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn tại Quốc hội (Ảnh: Gia Hân)

Đơn cử như trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, môn Lịch sử có 637.005 thí sinh dự thi. Điểm trung bình môn Lịch sử là 4,97 điểm. Đây là môn duy nhất trong số 9 môn thi tốt nghiệp có điểm trung bình dưới 5. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 540 (chiếm tỷ lệ 0.08%). Đặc biệt, môn Lịch sử có 331.429 thí sinh (tỷ lệ 52,03%) thí sinh có điểm < 5.

Thống kê từ dữ liệu điểm thi 63 tỉnh thành do Bộ GD-ĐT cung cấp, điểm trung bình môn Lịch sử năm 2021 là thấp nhất trong các môn thi.

bo truong giao duc rat suy nghi viec hoc sinh tho o diem thap mon lich su - anh 0
Phổ điểm môn Lịch sử trong lì thi Tốt ngiệp THPT 2021 

Trả lời cho vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận đến nay vẫn có thực tế là điểm thi môn lịch sử luôn thấp so với các môn học khác và tình trạng học sinh cũng "không ham thích" và học có tính chất đối phó, điểm thi thấp. "Đây là vấn đề chúng tôi cũng rất suy nghĩ" - ông Sơn nói.

Bộ trưởng Giáo dục đánh giá môn lịch sử là một môn học rất quan trọng. Vì môn học này mang lại những hiểu biết xã hội, lịch sử, những kinh nghiệm sống, giúp cho việc tu dưỡng con người, hiểu biểu biết tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.

"Đất nước chúng ta lịch sử hào hùng, có nhiều điều mà thế hệ sau tự hào, nhưng tại sao học sinh không hứng thú, điểm thi thì thấp?", ông Sơn cho rằng, câu trả lời nằm cả ở việc tổ chức dạy và kiểm tra đánh giá đối với môn học này.

bo truong giao duc rat suy nghi viec hoc sinh tho o diem thap mon lich su - anh 0
Bộ trưởng thừa nhận tình trạng học sinh hiện nay cũng "không ham thích" và học có tính chất đối phó, điểm thi thấp.

"Việc dạy vẫn thiên về sự kiện, số liệu, theo đánh giá chưa phát huy được nhiều sáng tạo, cá tính của học sinh trong việc học. Việc kiểm tra đánh giá thi vẫn thiên về kiểm tra số liệu, ngày tháng, sự kiện, chưa chú ý nhiều về tư duy, ý nghĩa của sự kiện lịch sử", ông Sơn lý giải.

Theo ông, trong hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới vừa qua, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục lên phương án để đổi mới việc dạy và học môn lịch sử.

"Hướng dạy là tăng cường tính sáng tạo của học sinh, không áp đặt cách hiểu đối với lịch sử. Nếu học sinh còn điểm khác trong cảm nhận, đánh giá cần trao đổi, thuyết phục để học sinh có nhận thức đúng, không áp đặt. Thi kiểm tra thì không đánh đố bằng các con số nhớ ngày tháng, nhớ địa điểm, địa danh, sự kiện", ông Sơn thông tin.

Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, vấn đề dạy và học môn lịch sử như đại biểu nêu là việc lớn, có tính chất chuyên môn sâu. Do đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ có những kế hoạch triển khai việc này.

Bộ trưởng Giáo dục trả lời chất vấn: Chấm dứt việc dạy học theo văn mẫu, kiểm tra việc dạy online!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục là một trong những ngành ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất vì Covid-19

Bộ trưởng Giáo dục: "Học sinh, sinh viên đi học, trở lại trường là nhu cầu chính đáng"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ