Toạ đàm "Thuần phong mỹ tục" trong điện ảnh Việt: Có phải lý do làm phim bị cấm chiếu?

Buổi tọa đàm "Thuần phong mỹ tục trong điện ảnh Việt Nam từ 1990 đến nay'' nói về giới hạn mơ hồ của văn hóa ở điện ảnh.

Mới đây vào lúc 19g00 ngày 1/12/2021, buổi tọa đàm với chủ đề "Thuần phong mỹ tục trong điện ảnh Việt Nam từ 1990 đến nay'' đã được diễn ra online với bộ đôi diễn giả Đạo diễn Phan Đăng Di và Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Quí Hà.

toa dam thuan phong my tuc trong dien anh viet co phai ly do lam phim bi cam chieu - anh 0

Đây là buổi tọa đàm của LIT Magazine nhằm Để bàn luận một cách thẳng thắn, công bằng trước những vấn đề làm dậy sóng dư luận trong điện ảnh Việt Nam thời gian gần đây. Chuỗi sự kiện Thuần Phong Mỹ Tục được LIT Magazine tổ chức nằm trong chủ đề chuyên san Tiếng Ca Đương Trỗi mà tạp chí đang kêu gọi đóng góp tác phẩm. 

Chia sẻ về yếu tố ''thuần phong mỹ tục'' trong phim Việt, đạo diễn Phan Đăng Di bày tỏ: ''Thuần phong mỹ tục là vấn đề mà bất kỳ nhà làm phim nào cũng phải đối mặt. Khái niệm thuần phong mỹ tục dù là khái niệm nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong việc quản lý điện ảnh và truyền thông nói đến một tác phẩm có vấn đề về biểu đạt hay ở trong thói quen tiếp nhận thì người ta luôn luôn lấy khái niệm thuần phong mỹ tục để nói ra.

Đối với nhà quản lý nó như một cái phép nhiệm màu có thể sử dụng để ngăn cản, có những biện pháp để hạn chế. Từ phía nhà làm phim thì họ vẫn nghe rằng phim của mình không đi đúng thuần phong mỹ tục và đó là lý do phim bị cấm chiếu, cấm đi liên hoan phim, hoặc bị phạt''.

toa dam thuan phong my tuc trong dien anh viet co phai ly do lam phim bi cam chieu - anh 0

Bên cạnh đó đạo diễn còn cho rằng hiện nay, chúng ta đang viện dẫn khái niệm thuần phong mỹ tục mà không có một căn cứ, định nghĩa cụ thể nào về vấn đề này. ''Thuần phong mỹ tục'' là một khái niệm co giãn về thời gian. 

Nói về khái niệm ''thuần phong mỹ tục'' trên thế giới, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Quí Hà về hành trình thay đổi của điện ảnh Mỹ. Tiến sĩ chia sẻ: ''Ở Mỹ cũng có kiểm duyệt và cũng thay đổi theo thời gian. Vào lúc sơ khai 1896, không chấp nhận nụ hôn được đưa lên màn ảnh. Điện ảnh có tác dụng rất mạnh tới công chúng, khả năng gây sốc cao hơn, dễ chịu sự chỉ trích hơn các loại hình nghệ thuật khác. Các 'erotic images' bị kiểm duyệt gắt gao, trong đó có kiểm duyệt từ phía tôn giáo bởi lẽ lúc này tôn giáo bảo thủ".

toa dam thuan phong my tuc trong dien anh viet co phai ly do lam phim bi cam chieu - anh 0

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Quí Hà nhắc đến hệ thống NC-17 để phân biệt phim nghệ thuật và khiêu dâm. Và từ đó, phim nghệ thuật những năm 1995 được mở rộng rất nhiều. Khi đó chưa bao giờ thị hiếu của khán giả và người làm phim được "cởi mở" ra nhiều như vậy. Đến năm 2000, càng mở rộng nhiều hơn nữa khi đưa ra nhiều giới hạn về độ tuổi nhằm bảo vệ trẻ em.

toa dam thuan phong my tuc trong dien anh viet co phai ly do lam phim bi cam chieu - anh 0

Chia sẻ với trong buổi tọa đàm, đạo diễn Phan Đăng Di nói về những thiếu hụt của nền điện ảnh Việt Nam và cách để khắc phục: ''Những nền điện ảnh lớn có sự đầu tư toàn diện từ tài chính đến nguồn nhân lực có thể làm được điều đó, còn có nhiều vấn đề cản trở khác bên ngoài chuyện thuần phong mỹ tục cơ bản là vấn đề nội lực. Giới hạn về thuần phong mỹ tục khiến cho nhiều nhà làm phim gặp khó khăn nhưng đó không phải là tất cả quan trọng vẫn là nội lực.

Ngành điện ảnh vẫn đang thiếu nhân lực, đào tạo quá yếu và thu hút không quá lớn. Điện ảnh giống như một nền công nghiệp với nhiều bộ óc khác nhau. Chính vì thế không nằm ở chuyện thuần phong mỹ tục mà nằm ở nội tại. 

Cần nhận thức được nội tại còn thiếu hụt để 'cởi trói'  và khai thông lẫn đoàn kết để phát triển cho nền điện ảnh Việt Nam, mở ra các cơ hội hợp tác và cọ xát quốc tế, xây dựng những nền tảng điện ảnh tốt. Đó là câu chuyện rất dài. Phải luôn bắt đầu từ giáo dục khi đó tự thân nội tại lớn mạnh sẽ tác động ngược lại đến nhà quản lý như một quyền lực mềm. Tôi có niềm tin một lúc nào đó điện ảnh sẽ có đánh giá cao''.

toa dam thuan phong my tuc trong dien anh viet co phai ly do lam phim bi cam chieu - anh 0

Chia sẻ quan điểm về phim Vị - một tác phẩm gây tranh cãi trong thời gian gần đây, tiến sĩ Quý Hà nói rằng các phim như Vị thể hiện, thứ nhất tính tư tưởng khi đặt giá trị lao động lên trong thời kì tư bản hoá cao, lao động trở nên bấp bênh bởi vì không có công việc suốt đời. Người ta phải đi từ Châu Phi đến Việt Nam liên quan đến địa chính trị và lao động. Thứ 2 là tính mỹ học, Vị thể hiện chuyển động cơ thể của một người đang sống, nhận thức được sự sống, tồn tại của một con người và mang đến nhiều giá trị. Cuối cùng, giáo dục giúp người tiếp nhận điện ảnh có cái nhìn theo một cách đa chiều, tiếp nhận được các cảm xúc mà điện ảnh truyền tải.

Kết thúc buổi tọa đàm, đặt ra một câu hỏi để mỗi khán giả tự trả lời rằng: ''Khán giả muốn là người được bảo vệ hay là người được quyết định?''.

Giới làm phim Việt thảo luận về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi

Cấm đủ thể loại phim nhưng Trung Quốc vẫn đầu tư mạnh vào điện ảnh, số lượng rạp lên tới... 5 số 0?

NSX Hoàng Quân: "Tính tới 10 phương án để Rừng Thế Mạng ra rạp, tới đây điện ảnh sẽ khốc liệt hơn"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ