TikTok trở thành "ứng dụng của năm" nhưng sao lại toxic đến thế?

"Toxic" là từ mà nhiều người dùng nhận định khi nhắc đến TikTok.

TikTok trở thành "ứng dụng của năm" nhưng sao lại toxic đến thế?

Nền tảng được yêu thích nhất… 

Không phủ nhận rằng, trong những năm gần đây "Tóp Tóp" có một sự phát triển vượt bậc trong các nền tảng mạng xã hội. Theo dữ liệu từ Cloudflare - một công ty chuyên theo dõi lưu lượng truy cập Internet của người dùng cho thấy, TikTok đứng đầu trong danh sách ứng dụng được truy cập nhiều nhất trên thế giới năm 2021, vượt qua cả Facebook và Google. 

Có nhiều lý do làm người dùng thích sử dụng nền tảng "Tóp Tóp". Đầu tiên có thể kể đến cách thức hoạt động, các clip với thời lượng ngắn, không tốn quá nhiều thời gian của người dùng. Bên cạnh đó, các content đa dạng, đầy tính giải trí chính là ưu điểm của "Tóp Tóp". Người dùng có thể thoải mái lựa chọn các chủ đề bản thân yêu thích ở tất cả các lĩnh vực nhờ vào thuật toán riêng của nền tảng mạng xã hội này. 

tik tok tro thanh ung dung cua nam nhung sao lai toxic den the - anh 0
TikTok "nắm trùm" các tên miền truy cập năm 2021. 

Đây cũng là nơi đưa những người bình thường trở thành Social Star. Chỉ cần một clip lên xu hướng thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành "idol" giới trẻ nếu chăm chút dài lâu cho các clip của bản thân.

Mặt khác, "Tóp Tóp" còn hỗ trợ các công cụ để chỉnh sửa clip một cách chuyên nghiệp, dù là đứa bé hay cụ già thì vẫn rất dễ dàng sử dụng. Đánh giá một cách khách quan, có thể thấy, "Tóp Tóp" có đủ các yếu tố để trở thành mạng xã hội đứng đầu năm 2021 khi người người, nhà nhà đều biết và sử dụng nó. 

Nhưng cũng là nền tảng toxic nhất? 

Bất kỳ mạng xã hội nào cũng có bề nổi và bề chìm. Nếu TikTok là nền tảng được truy cập nhiều nhất năm thì đằng sau câu chuyện đó là những vấn đề mà mạng xã hội này đang gặp phải. Chung quy, để đánh giá về "Tóp Tóp", người dùng đa số tóm gọn trong một từ: toxic (tiêu cực, độc hại). 

Trong những tháng cuối năm, khi nhắc đến TikTok, hầu hết netizen đều lắc đầu ngao ngán, vì chỉ cần mở ứng dụng này lên thì drama ngập tràn. Từ việc tố lẫn nhau đến việc lập nhóm nói xấu một ai đó, những nội dung mới mẻ, thú vị do người dùng sáng tạo ra thì chẳng thấy đâu mà chỉ là ồn ào và những lùm xùm. Điều đó chứng tỏ TikTok đang dần "đuối sức" trong việc kiên định với mục tiêu ban đầu đề ra là truyền cảm hứng sáng tạo và xây dựng nội dung lành mạnh?

tik tok tro thanh ung dung cua nam nhung sao lai toxic den the - anh 0
Đoạn âm thanh được cho là chuyên dùng để "bóc phốt" trên TikTok.  

Nếu một bộ phận "người chơi hệ TikToker" tiêu cực như thế thì những người "hóng biến qua đường" cũng toxic chẳng kém. Lướt vài clip trên TikTok, không khó để nhận ra nền tảng này "cyber-bullying" còn hơn cả Facebook. Chỉ cần một clip không vừa ý các netizen này thì bất kỳ điều gì những người này cũng có thể phát ngôn, không cần biết những bình luận đó ảnh hưởng thế nào đến chủ kênh. 

Ngoài những vấn đề đó, TikTok còn là nơi nảy sinh những trào lưu "khó hiểu" và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đơn cử như thử thách nghẹt thở (Blackout Challenge), người dùng phải thực hiện một số hành động gây nghẹt hoặc rơi vào trạng thái ngất xỉu tạm thời. Nhưng chẳng ai ngờ, vì thực hiện thử thách này mà một bé gái 10 tuổi ở Mỹ đã qua đời. Có lẽ những nhà điều hành TikTok không ngờ lập ra một nơi để người dùng sáng tạo nhưng lại "sáng tạo" đến mức ảnh hưởng đến tính mạng như thế. 

Mặt khác, TikTok không chỉ là TikTok mà còn là phiên bản thứ hai của Telegram hay Twitter khi có đầy các clip khoe thân phản cảm. Vì danh, vì lợi mà các TikToker không ngần ngại phô trọn cơ thể bằng những điệu nhảy uốn éo hay thậm chí là khoe trọn những chỗ nhạy cảm không một chút che chắn, làm mờ. Nhiều netizen không khỏi thắc mắc, TikTok từ khi nào đã "biến chất" như thế?

tik tok tro thanh ung dung cua nam nhung sao lai toxic den the - anh 0
Lướt TikTok mà ngỡ đâu đang lạc vào một trang web 18+ nào đó. 

Hầu hết các vấn đề mà mạng xã hội đứng top 1 này đang gặp phải hẳn đến từ khâu kiểm duyệt. Kiểm duyệt lỏng lẻo đến từ bộ phận quản lý nội dung khiến nhiều tài khoản có cơ hội "lách luật", thoải mái mang những content "bẩn" lên không gian mạng. Bấm nút "report" cũng không xong vì chỉ có một người lên án thì sự toxic đó cũng không hề biến mất. Có lẽ, TikTok đang quá dễ dãi với chính bản thân và người dùng mạng xã hội chăng? 

Tuy nhiên, bất kỳ mạng xã hội nào cũng là nơi phản ánh chính bản thân người dùng. Toxic hay không chính là sự lựa chọn của mỗi người, nếu một bộ phận người tham gia không tiêu cực thì có lẽ "Tóp Tóp" không bị mang danh như thế. Nền tảng này có một thuật toán là xem content nào càng nhiều thì content ấy sẽ hiện trên chính tài khoản của bạn. 

tik tok tro thanh ung dung cua nam nhung sao lai toxic den the - anh 0
Theo nhiều người dùng, TikTok cần thay đổi chính sách và khâu kiểm duyệt nếu muốn "đi đường dài".

Có lẽ vì bản chất thích "hóng drama" mà nhiều người không nỡ lướt qua các clip bóc phốt, ồn ào đấu tố lẫn nhau. Chỉ cần lựa chọn không xem và lướt nhanh qua thì "Tóp Tóp" sẽ không toxic như thế. Muốn nó trở thành mạng xã hội văn minh thì trước tiên người dùng cần phải văn minh trước. 

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bao biện cho những vấn đề mà TikTok đang gặp phải. Mạng xã hội này cần phải gắt gao hơn trong khâu kiểm duyệt và quay về quỹ đạo ban đầu, chính là nơi để mọi người sáng tạo và mang đến những nội dung lành mạnh. Kết lại một năm 2021 đầy những sự tiêu cực thì sang năm 2022, "Tóp Tóp" cần phải thay đổi những vấn đề trên nếu không muốn mất vị trí là mạng xã hội được nhiều người truy cập nhất. 

Các bạn trẻ thản nhiên đứng trên bàn quay "tóp tóp" gây tranh cãi nảy lửa

"Tóp tóp" đang làm sao ấy?

mới nghe nói: Idol tóp tóp "đôn chề" giữa quán cà phê khiến phụ huynh ngán ngẩm

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ