Bắt cóc, biểu tình, bạo loạn... Miss World khiến khán giả ngã ngửa vì thời kỳ đen tối của mình.
Nếu Miss Universe lấy khẩu hiệu Beautifully Confident - Vẻ đẹp tự tin thì khẩu hiệu của Miss World là Beauty with a purpose - Sắc đẹp vì mục đích cao cả. Có thể hiểu, Miss Universe thu hút khán giả bởi vẻ đẹp nóng bỏng, sắc sảo của thí sinh thì Miss World chạm tới trái tim công chúng bởi những người đẹp có tấm lòng nhân hậu.
Nội dung liên quan
Nhưng tuy vậy trong lịch sử, Miss World cũng đã từng phải trải qua một thời kỳ đen tối khi vướng phải vô vàn lùm xùm xoay quanh vấn đề tổ chức và ồn ào của các hoa hậu.
Biểu tình dữ dội chống cuộc thi
Một đoàn hơn 200 thành viên của một nhóm Hồi giáo cực đoan đã tổ chức một cuộc biểu tình tại trung tâm Thủ đô Jakarta-Indonesia vào ngày 3/9 nhằm chống lại cuộc thi Miss World 2013 diễn ra trên hòn đảo Bali của nước này.
Những người biểu tình giơ cao biểu ngữ "Phản đối cuộc thi Hoa hậu Thế giới phơi bày cơ thể phụ nữ", "Quỷ tha ma bắt cuộc thi Hoa hậu Thế giới"... và hô vang tên tháng Allah bên ngoài MNC Tower. Hơn 300 cảnh sát có mặt bảo vệ khu vực này.
Trước đó, khi Indonesia thông báo đăng cai tổ chức cuộc thi Miss World, nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan đã lên tiếng phản đối. Trước áp lực dữ dội trên, ban tổ chức đã tuyên bố không có phần thi áo tắm mà thay vào đó các thí sinh sẽ diện sarông truyền thống của nước này.
Nhưng dường như sự nhượng bộ vẫn chưa đủ, sự việc đẩy lên cao trào khi Suryadharma Ali-Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia lên tiếng ủng hộ Hội đồng Ulema Indonesia (MUI)-tổ chức Hồi giáo lớn nhất nước này chống lại cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World). Ông cho rằng cuộc thi này trái với đạo đức, luân lý ở Indonesia và nên hủy bỏ.
Trước đó, hàng trăm phụ nữ đã giơ biểu ngữ, biểu tình phản đối cuộc thi Miss World 2011 nhân dịp cuộc thi này tròn 60 tuổi bên ngoài tòa nhà Earls Court. Họ cho rằng cuộc thi phán xét và hạ thấp giá trị phụ nữ.
Trở về những năm đầu khi cuộc thi ra đời, trong chuyến thăm của các thí sinh Hoa hậu Thế giới tại Đại học Cambridge năm 1966, một nhóm 9 sinh viên đã thực hiện âm mưu bắt cóc Hoa hậu Nam Phi Johanna Carter.
Kế hoạch của chúng đã bị thất bại sau khi Carter kêu rất to và vệ sĩ của cô đã kịp thời có mặt để giải thoát cho cô. Nhóm sinh viên thực hiện âm mưu bắt cóc với hi vọng sẽ có được khoản tiền chuộc cho... tuần lễ từ thiện sinh viên.
Chưa dừng lại ở đó, hội nữ quyền tại Anh đã biểu tình và ném bom bột vào cuộc thi Miss World. Họ cho rằng cuộc thi đã xúc phạm và chà đạp lên hình ảnh của người phụ nữ. Những người biểu tình giơ cao các biểu ngữ xúc phạm tới cuộc thi như: "Chúng tôi đang tức giận", "Những kẻ ngu ngốc".
Hoa hậu gây tai tiếng vì đời tư không sạch
Tại Miss World 1965, Hoa hậu Anh Lesley Langley đã giành được ngôi vị cao nhất nhưng không lâu sau, rất nhiều tờ báo lớn đồng loạt đăng tài những bức ảnh khoả thân mà Lesley Langley đã chụp trong quá khứ. Dù không bị phế truất, nhưng chiếc vương miện của Lesley Langley cũng không còn ý nghĩa.
Giống như Miss World 1965, Hoa hậu Mỹ Marjorie Wallace chỉ được đội vương miện trong 4 tháng trước khi cô bị tước danh hiệu Hoa hậu Thế giới 1973. Nữ hoàng sắc đẹp này bị truất ngôi vì hẹn hò với nhiều người đàn ông cùng lúc khiến cho cô "không thể hoàn thành nhiệm vụ của một Hoa hậu".
Miss World 1974 - người đẹp Anh Helen Elizabeth Morgan đã buộc phải từ bỏ vương miện Hoa hậu Thế giới chỉ sau bốn ngày sau khi đăng quang vì cô đã có con dù chưa kết hôn. Thí sinh Hoa hậu Thế giới phải chưa sinh con là một quy định của cuộc thi này cho tới ngày hôm nay.
Vào thời điểm đó, Helen đã có một cậu con trai 18 tháng tuổi. Mẹ cô đã thay cô chăm sóc đứa bé khi cô tham dự cuộc thi Hoa hậu thế giới.
Buồn cười hơn, Hoa hậu Đức Gabriella Brum đăng quang Miss World 1980. Đúng một ngày sau khi lên ngôi, cô đã từ bỏ vương miện với lý do bạn trai cô không chấp nhận danh hiệu này. Tuy nhiên, sau đó có nguồn tin tiết lộ rằng, cô đã từng chụp ảnh khoả thân cho một tạp chí. Ngôi vị Hoa hậu Thế giới 1980 sau đó đã được trao cho Hoa hậu Guam Kimberley Santos (hình dưới).
7 năm sau, Hoa hậu Áo Ulla Weigerstorfer (giữa) đã trải qua hoàn cảnh tương tự Hoa hậu Đức năm 1980. Hoa hậu Thế giới 1987 Ulla Weigerstorfer suýt nữa mất vương miện khi một số bức ảnh nude của cô bị bạn trai tung lên các trang báo lá cải ở châu Âu.
Năm 1997, Diana Hayden đăng quang Hoa hậu Thế giới. Tuy nhiên, chiến thắng của cô bị nghi ngờ là nhờ vào mối quan hệ làm ăn giữa cô và một thành viên Ban giám khảo.
Ketan Somaya - một trong các giám khảo - là người điều hành một công ty thu âm. Các nghệ sĩ chủ yếu của hãng thu âm này lại nằm dưới sự quản lý của công ty do Hayden làm chủ. Tuy nhiên, Hoa hậu đã khẳng định tính khách quan của cuộc thi.
Cô nói: "Có tất cả 9 giám khảo và ai gặp tôi cũng nói: "Cô đã thể hiện rất tuyệt". Tuy nhiên, ngoài vị giám khảo trên, nhiều nhà tài trợ của cuộc thi cũng được xác định là có quan hệ làm ăn với công ty của Hoa hậu.
Bạo loạn vì cuộc thi Miss World dẫn đến hơn 200 người chết và 500 người bị thương
Năm 2002 được xem là năm tai họa nhất trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Các cuộc bạo động, biểu tình, thương vong... đều xảy ra trong quá trình diễn ra cuộc thi này.
Một vụ bạo loạn chống lại cuộc thi Hoa hậu Thế giới diễn ra tại Nigeria đã làm 215 người chết và hơn 500 người bị thương. Nguồn gốc của bạo loạn có lẽ là từ bài viết của một tác giả trẻ người Nigeria, trong đó có nói rằng, nhà tiên tri Mohammed sẽ chọn một thí sinh Hoa hậu Thế giới làm vợ. Ý tứ này đã gây ra tình trạng căng thẳng giữa những người theo đạo Cơ đốc và người Hồi giáo.
Hoa hậu Thế giới 2002 là cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 52, đêm chung kết diễn ra vào ngày 7 tháng 12 năm 2002. Ban đầu cuộc thi được tổ chức ở Abuja, thủ đô của Nigeria. Nhưng Nigeria là một quốc gia theo đạo Hồi, vốn không mấy hoan nghênh các cuộc thi sắc đẹp.
Cuộc thi phải chuyển sang Lâu đài Alexandra ở thủ đô Luân Đôn, Anh Quốc. Năm 2002 có tất cả 88 thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới.
Nội dung liên quan
Hoa hậu Thế giới là tên cuộc thi sắc đẹp quốc tế được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là cuộc thi có có quy mô lớn nhất trên thế giới và có lịch sử truyền hình dài nhất mọi thời đại.
Nguồn: TH&PL