Tại sao chuyện về sức khỏe tâm thần ngày càng cởi mở hơn trên mạng xã hội?

Trên mạng xã hội ngày nay, mọi người thảo luận về stress, trầm cảm... thản nhiên và thoải mái như cách họ nói đến một cái chân đau.

Tại sao chuyện về sức khỏe tâm thần ngày càng cởi mở hơn trên mạng xã hội?

Nhiều năm về trước, các vấn đề về sức khỏe tâm thần (mental health) hiếm khi được nhắc đến một cách công khai trên mạng xã hội. Thế nhưng hiện nay, những câu chuyện xoay quanh nó lại trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết.

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp khái niệm trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc các chứng bệnh tâm lý khác từ chia sẻ của một ai đó trên không gian mạng.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bên cạnh sức khỏe thể chất thì những thông tin về việc bảo vệ sức khỏe tâm thần cũng được lan truyền mạnh mẽ bởi nhiều đối tượng, từ các chuyên gia, tổ chức y tế cho đến những cá nhân bất kỳ.

tai sao chuyen ve suc khoe tam than ngay cang coi mo hon tren mang xa hoi - anh 0
Bộ y tế tích cực tuyên truyền các thông điệp về sức khỏe tâm thần trên không gian mạng. 

Có thể thấy, sức khỏe tâm thần đang dần trở thành chủ để phổ biến và được đề cập một cách công khai, cởi mở, tích cực trên nhiều phương tiện truyền thông, nổi bật là mạng xã hội.

Bình thường hóa 

Nếu ngược dòng về quá khứ, sẽ thấy mạng xã hội dạo trước thường xuyên xuất hiện những câu nói đùa cợt, châm biếm có nhắc đến một chứng bệnh tâm thần nào đó như trầm cảm, tự kỷ... Nhiều người không coi chúng là những căn bệnh thực sự, mà chỉ dùng như những tính từ mô phỏng một trạng thái cảm xúc không liên quan.

Những phát ngôn phán xét, trêu chọc tưởng chừng như "vô thưởng vô phạt" ấy có khả năng gây nên sự hiểu lầm tai hại về các chứng bệnh tâm thần, hạ thấp độ nghiêm trọng của bệnh, gia tăng kỳ thị, và khiến những người mắc chúng cảm thấy xấu hổ, mặc cảm.

tai sao chuyen ve suc khoe tam than ngay cang coi mo hon tren mang xa hoi - anh 0
Việc coi bệnh tâm lý như trò đùa là một trong những nguyên nhân khiến người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần phải hứng chịu định kiến, phán xét của xã hội.

Sự kỳ thị xã hội, thái độ định kiến đối với các chứng bệnh tâm thần là hệ quả của một nhận thức yếu kém. Nó góp phần tạo thêm gánh nặng tâm lý cho những người mắc bệnh, khiến họ e ngại chia sẻ, che giấu các vấn đề của bản thân, thậm chí từ chối tìm cách điều trị vì sợ bị "phát hiện".

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần dần được nâng cao, phán xét và định kiến đối với người mắc bệnh cũng theo đó mà giảm xuống.

tai sao chuyen ve suc khoe tam than ngay cang coi mo hon tren mang xa hoi - anh 0
Không ít người nổi tiếng , trong đó có Youtuber Chi Nguyễn đã từng chia sẻ trên mạng xã hội về những trải nghiệm của bản thân khi đối mặt với căn bệnh trầm cảm.

Không gian mạng ngày nay đã bớt đi những phát ngôn thiển cận về sức khỏe tâm thần, nhiều hơn những chia sẻ, trải lòng về các vấn đề tâm lý. Mọi người thảo luận về stress, trầm cảm... thản nhiên và thoải mái như cách họ nói đến một cái chân đau.

Và lẽ đương nhiên, càng nhiều sự cởi mở, công khai trên mạng xã hội, càng giúp bình thường hóa và giảm kỳ thị đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Cởi mở để phát triển

Không phải ngẫu nhiên mà mạng xã hội trở thành không gian lý tưởng để con người cởi mở về sức khỏe tâm thần.

Như nhiều người đã biết, mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó có thể làm gia tăng, khuếch đại sự kỳ thị, thù ghét trong những trường hợp xấu, nhưng đồng thời cũng mang lại khả năng lan truyền và phổ biến thông tin, kiến thức đúng đắn đến nhiều người. Do đó, mạng xã hội từ lâu đã được ứng dụng để nâng cao hiểu biết của cộng đồng về sức khỏe tâm thần.

Bên cạnh ưu thế chia sẻ, đặc trưng của không gian mạng còn là sự kết nối. Những mối quan hệ trực tuyến thường được truyền thông cảnh báo về tính độc hại, nhưng chúng đồng thời cũng mang lại vô số lợi ích đặc trưng.

Trên mạng xã hội ngày nay, rất nhiều những chia sẻ đến từ người từng gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần đang trở thành điểm tựa cho những người mắc bệnh, giúp họ tìm kiếm sự đồng cảm, hoặc rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

tai sao chuyen ve suc khoe tam than ngay cang coi mo hon tren mang xa hoi - anh 0
Mạng xã hội đem lại sự kết nối giữa người mắc bệnh với câu chuyện của những cá nhân khác.

Với một số người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng chưa sẵn sàng để chia sẻ với gia đình hoặc bạn bè, việc bắt gặp những câu chuyện, trải nghiệm tương tự được ai đó chia sẻ trên mạng xã hội có thể giúp họ thoải mái, cởi mở hơn, sẵn sàng mở lòng và đối mặt.

Trong trường hợp một số gia đình chưa đủ hiểu biết về sức khỏe tâm thần để đưa ra những lời khuyên đúng đắn, các câu chuyện và chia sẻ hữu ích trên mạng xã hội có thể hỗ trợ, "cứu cánh" kịp thời.

Kết nối trực tuyến trong thời đại số từ lâu đã trở nên phổ biến, do đó việc tìm kiếm sự giúp đỡ trên mạng xã hội cũng không còn xa lạ. Một số người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần cảm thấy mạng xã hội là không gian an toàn để đưa ra những lời "cầu cứu", từ đó nhận được sự hỗ trợ thông qua các mối quan hệ online.

tai sao chuyen ve suc khoe tam than ngay cang coi mo hon tren mang xa hoi - anh 0
Mạng xã hội giữ vai trò chia sẻ - kết nối những câu chuyện cởi mở về sức khỏe tâm thần.

Từ một nơi khiến con người e ngại chia sẻ hoặc công khai những vấn đề về sức khỏe tâm thần, mạng xã hội giờ đây trở thành nơi giúp con người "cởi mở" và nâng cao nhận thức.

Không thể phủ nhận những mặt tiêu cực mà mạng xã hội hội mang lại cho người dùng. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, hiểu biết của con người càng nâng cao thì mạng xã hội càng tiệm cận hơn với những giá trị tốt đẹp của nó. 

The Present Writer: Không ước mơ nào bị bỏ lại

Social Star thoải mái "cạo trọc đầu" trong vài giây, netizen thích thú: "Tóc vậy đẹp hơn!"

Có "thuyết âm mưu" nào sau ồn ào của Johnny Dang - Khoa Pug?

mới nghe nói: Jenny Huỳnh bị tố nhận tiền quảng cáo rồi ngó lơ hơn 6 tháng?

1001 câu hỏi vì sao: Người dùng mạng xã hội ngày càng thích "cyber-bullying"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ