Sinh viên năm nhất chỉ nên có một cuốn vở cho... tất cả các môn, vì sao vậy?

Sai lầm của sinh viên năm nhất: Top 1 - mua 5 cuốn vở cho 5 môn học

Đại học thực sự khác cấp 3 rất nhiều: Đôi khi vài thầy cô còn chú ý kiểm tra sách vở học sinh nhưng khi lên đại học không giảng viên nào quản lý sinh viên việc đó cả vậy nên các bạn có thể tự do trong việc chủ động ghi chép bài giảng. Đó cũng là một trong những lý do mà cuốn vở tên "vở Ghi chung" ra đời – là 1 cuốn vở học 3, 4 môn hay "tiết kiệm là quốc sách" thì một cuốn vở dùng 3, 4 năm. Cùng xem sinh viên các trường đã ghi chép bài bằng những công cụ nào.

"Toàn chụp màn hình với xem slide"

Đa số kiến thức trong một ca học của sinh viên khá nặng, đặc biệt là những môn đại cương, có hôm thì 1 chương phân khối chỉ trong vỏn vẹn 3 tiết học. Đồng nghĩa với việc giảng viên sẽ phải giảng nhanh và "lướt sóng" nội dung. Đùa vui rằng: "Tua chậm 0.5 chưa chắc chép kịp" cho nên phương án được nhiều sinh viên lựa chọn là "chụp màn hình".

"Học Triết tui ghi có kịp đâu, nội dung không có trong tài liệu, cô giảng vèo vèo vì bài khá dài, vừa nghe vừa ghi mỏi tay cũng không kịp, mệt quá nên đành chụp rồi về ghi lại luôn" - chia sẻ của bạn Nguyễn Ngân.

sinh vien nam nhat chi nen co mot cuon vo cho tat ca cac mon vi sao vay - anh 0
Lên đại học ghi chép kiểu (Nguồn ảnh: Mỹ Duyên)

"100 đứa chụp thì hết 99 đứa không xem lại" - là tình trạng của nhiều sinh viên. Ai không có khả năng tự học sẽ nhanh chóng lười biếng và chóng chán khi mở lại thư viện ảnh với một loạt các hình bài giảng toàn chữ là chữ. Đôi khi xem lại còn không hiểu vì giảng viên thường chỉ ghi chú ý chính và sử dụng nhiều ký hiệu, từ viết tắt, nếu không ghi chú ngay trên lớp thì thực sự việc chụp màn hình bài giảng này là một bước ghi chép "nguy hiểm".

sinh vien nam nhat chi nen co mot cuon vo cho tat ca cac mon vi sao vay - anh 0

Vấn đề

Logo VieZ

Chụp cho an tâm thôi chứ ai rảnh đâu xem lại.

Chia sẻ vui của bạn Ánh Tuyết

"Mình thì toàn note lên slide, kỳ đầu năm nhất còn hơi ngu ngơ không biết lên E-Learning tải về, qua kỳ 2 rành hơn xíu thì ở nhà coi trước slide xong lên lớp ngồi mở lap, cứ theo tiến độ của giảng viên và note lại trọng tâm trên slide luôn, kiến thức chả chạy đi đâu được" - chia sẻ của Minh Tâm.

Đó là lý do mà chúng ta hiếm thấy sinh viên thay vở hoặc thậm chí là chả bao giờ thấy sinh viên đem vở. Bạn Phan Thị Cẩm Tú chia sẻ: "Thầy cô của tui kiểu: các bạn lấy điện thoại ra chụp nhanh đi. Thời đại nào rồi còn ghi bài".

sinh vien nam nhat chi nen co mot cuon vo cho tat ca cac mon vi sao vay - anh 0
Chép bài bằng cách chụp màn hình (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình)

"Học toán đại cương, mua quyển vở Thiên Long 200 trang, học 4 chương ghi bài đến chương 2 thì muốn để vở ghi rõ ràng sạch đẹp nên ghi ra nháp, sau cùng cũng chẳng hơi đâu mà chép lại. Giờ để quyển vở đấy đợi kì 2 ghi môn khác" - chia sẻ của bạn Nguyễn Thu Phương.

Ghi chép thế nào cho hiệu quả

Thường thì các bạn sinh viên sẽ thiên về ghi chú lại ý chính hoặc thậm chí chỉ ghi từ khoá cho từng nội dung, đảm bảo kịp tiến độ giảng dạy của giảng viên vẫn đảm bảo hiểu bài. Một số phương pháp ghi chú được sử dụng nhiều như vẽ sơ dồ tư duy, ghi ghép kiểu xương cá, dạng Cornell,...bên cạnh việc sử dụng chức năng ghi chú của điện thoại, máy tính và một vài ứng dụng bổ trợ - tất cả giúp việc lưu lại nội dung kiến thức của sinh viên trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

sinh vien nam nhat chi nen co mot cuon vo cho tat ca cac mon vi sao vay - anh 0
sinh vien nam nhat chi nen co mot cuon vo cho tat ca cac mon vi sao vay - anh 0
Một vài kiểu ghi chép khoa học có thể áp dụng (Nguồn ảnh: Hằng Trần)

"Với tốc độ nói nhanh như gió của các giảng viên, việc bạn ghi word-by-word là điều rất khó để thực hiện. Ngoài ra, trong số những thông tin bạn nghe được không phải cái nào cũng quan trọng mà đôi khi chỉ mang tính dẫn nhập và liên kết. Thay vào đó, bạn cần chú ý đến những main ideas trong bài, ví dụ như khái niệm, biểu hiện, phân tích, các case study ví dụ: Môn tính toán như Toán Cao cấp, Hóa học đại cương, Giải tích… thì buộc ghi đầy đủ công thức, định lý, ví dụ mẫu, kí hiệu đại lượng, những môn lý luận như Triết học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh… thì buộc ghi đầy đủ định nghĩa, khái niệm quan trọng, ví dụ thực tế…" -  chia sẻ của bạn Nguyễn Thảo Diệp.

sinh vien nam nhat chi nen co mot cuon vo cho tat ca cac mon vi sao vay - anh 0
In slide để ghi chú lại những ý quan trọng (nếu cần) và tập trung nghe giảng (Nguồn ảnh: Tuyết Phạm) 

Ghi chú lại trong slide bài giảng cũng là một cách thuận tiện và cũng hiệu quả cho một vài môn học, đặc biệt là cứu cánh cho những ai quên đem sách vở hoặc là một bước bổ trợ cho những cách ghi chép khác. Thảo Huyền, cô bạn sinh viên năm 2 chia sẻ rằng để chuẩn bị tốt hơn cho những bài học sáng hôm sau thì tối trước đó Huyền lướt qua tất cả slide để nắm sơ nội dung, đi học có khi chỉ mang theo laptop và ghi chú nội dung ngay trong slide, tất nhiên là áp dụng với một vài môn lý thuyết thôi vì nếu là môn tự nhiên, thiên về tính toán nhiều thì có vẻ hơi cồng kềnh.

Ghi chép khoa học giúp cho quá trình học tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Có thể không phải là những phương pháp ghi chép truyền thống nhưng lưu lại những ý chính và nội dung quan trọng không bao giờ là thừa. Tìm ngay cho mình phương pháp ghi chú phù hợp để không còn phải ngậm ngùi xem lại ảnh chụp màn hình bài giảng mà không hiểu gì.

Gen Z nói về điều ý nghĩa nhất trong năm 2021

Những trải nghiệm chỉ có tại đại học, sau này có muốn cũng không tìm lại được!

Ngoài CLB Đại học, những tổ chức phi lợi nhuận cũng là một lựa chọn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ