Sinh viên chưa đến cuối tháng nhưng đã tiêu hết tiền sinh hoạt phí, phải làm sao?

"Sinh viên mà, ai rồi cũng đến lúc trải qua cuộc sống cuối tháng" - là đầu tháng rủng rỉnh cuối tháng buộc eo.

Gen Z thường rơi vào tình trạng "bung lụa" thả ga với nguồn tài chính dồi dào vào đầu tháng và rồi lại "cháy túi" vào cuối tháng. Bất đắc dĩ ai nấy cũng phải làm khách hàng trung thành cho các nhãn hàng mì gói và đồ ăn nhanh.

Vấn đề không phải số tiền có được nhiều hay ít, chúng nằm ở việc sử dụng tiền bạc và cách tiết kiệm của mỗi người. Cùng xem sinh viên làm gì để cầm cự cho đến lúc được "bơm máu" khi chưa đến cuối tháng mà tiêu hết tiền sinh hoạt phí:

sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Cuối tháng không còn tiền nên chỉ ăn được những món bình dân như vậy thôi (Nguồn ảnh: Nguyễn Hoàng Khang)

Lựa chọn đầu tiên và bất di bất dịch là những tô mì gói: "Bạn tin không khi tụi mình có thể làm mì gói 7 món để ăn cho đỡ ngán.

Đầu tháng đi ăn lẩu, buffet này nọ kia bùng cái giữa tháng không còn đồng cắc nào, cả phòng chung tiền mua thùng mì, sáng úp mì gói, trưa mì xào hành, tối ăn sống nhâm nhi thay mồi nhậu, còn có 'gỏi' mì, mì 'cuộn', mì xóc tỏi nữa. Ôi tôi thề là không bao giờ phung phí lúc mình còn nhiều tiền nữa" - chia sẻ của bạn Trường An, một sinh viên năm 2 đang học tập tại TP. HCM.

sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Ôi cái món kích thích vị giác! (Nguồn ảnh: Group Trường Người Ta)
sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Thơm ngon mời bạn ăn nha! (Nguồn ảnh: Group Trường Người Ta)
sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Mời bạn dùng thử món mì tôm cuốn cơm trắng của sinh viên "viêm màng túi" (Nguồn ảnh: Nguyễn Ngọc Khánh Linh)

Sinh viên cuối tháng tự động "viêm màng túi", làm gì cho nhanh đến đầu tháng: "Làm mình làm mẩy thôi chứ làm gì, không đi làm thêm, phụ thuộc cả vào bố mẹ nên có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu.

Đầu tháng tự dặn lòng là chi tiêu có kế hoạch, rõ ràng và tiết kiệm nhưng lũ bạn rủ đi cà phê, đi la cà lề đường vui quá mất khôn, cứ thế mà vung tiền mua vui. Chưa gì giữa tháng ngân khố đã cạn, gọi về nhà hỏi xin thêm thì chỉ có nước ăn chửi với giáo huấn trở lên" – chia sẻ của cậu bạn Minh Tiến, một sinh viên năm 3 đang học tập tại Đà Nẵng.

sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Ăn mì tôm không nhưng sâu trong tâm hồn là mì xào thập cẩm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Cơm trắng đùi gà - món ăn xa xỉ của sinh viên cuối tháng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Khi sinh viên "viêm màng túi" ăn cơm trắng nhưng vẫn muốn ngon (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
sinh vien chua den cuoi thang nhung da tieu het tien sinh hoat phi phai lam sao - anh 0
Thôi thì anh em chia nhau no cái bụng tinh thần trước cái đã, có phúc cùng hưởng có hoạ cùng chia (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Sinh viên và những món ăn tinh thần theo đúng nghĩa đen phần nào đã cứu vớt tâm hồn ăn uống kham khổ cuối tháng khi cơm trắng cũng muốn ngon. Là phần mì tôm chia bốn, là nồi cơm trắng bên màn hình điện thoại phát chương trình mukbang đồ ăn ngon… 

 

‘Ét o ét': Từ bỏ những thói quen này nếu đầu tháng bạn là đại gia, cuối tháng ăn mì gói

Một ngày chi tiêu của ‘cư dân’ làng đại học Thủ Đức: Tiền ăn uống gần 100k, dồn tiền vào đổ xăng và mua kit test nhanh

Xem trường người ta: Có Face ID, quẹt thẻ để trả 4k gửi xe và không phải sinh viên nào cũng được vào!

Chia sẻ