Sau thảm kịch Itaewon, lượng người Hàn đi học kỹ năng hô hấp nhân tạo tăng cao

Thảm kịch cướp đi mạng sống của nhiều người trẻ tại lễ hội Halloween ở Itaewon vừa qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh, thôi thúc nhiều người dân Hàn Quốc đi học các khóa kỹ năng sơ cứu hồi sức tim phổi (PCR).

Vụ việc đau lòng cướp đi mạng sống của nhiều người trẻ trong lễ hội Halloween ở Itaewon (Seoul, Hàn Quốc) vào ngày 29/10 vừa qua là thông tin dư luận quan tâm nhiều ngày nay. Thảm kịch trên đã khiến 156 người thiệt mạng và 151 người khác bị thương, bao gồm 29 người nguy kịch và 122 người bị thương nhẹ. Trong đó có 101 người là nữ và hầu hết nạn nhân trong thảm kịch ở Itaewon đều ở độ tuổi 20.

sau tham kich itaewon luong nguoi han di hoc ky nang ho hap nhan tao tang cao - anh 0
Tổng thống Hàn Quốc cũng đã thông báo tổ chức quốc tang cho đến ngày 5/11 và vụ việc đang được tiến hành điều tra kỹ lưỡng. Sau vụ chìm phà Sewol vào năm 2014 thì vụ việc tại Itaewon có lẽ là thảm kịch tiếp theo có con số thương vong "khủng" ở Hàn Quốc trong những năm gần đây.
sau tham kich itaewon luong nguoi han di hoc ky nang ho hap nhan tao tang cao - anh 0
Trong những clip quay lại tình trạng hỗn loạn tại Itaewon hôm 29/10, có thể dễ nhận thấy nguyên nhân các nạn nhân tử vong do bị chèn ép, giẫm đạp lên người và đặc biệt là bị ngạt thở. Các nhân viên cứu hộ, cảnh sát, người dân đều rất nỗ lực thực hiện hô hấp nhân tạo để cứu các nạn nhân. Nhờ vậy mà con số thương vong một phần nào đó đã không tăng lên thêm.

Sau thảm kịch Itaewon, rất nhiều người Hàn đã nhận ra sự quan trọng của việc biết cách sơ cứu, thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi (PCR). Trong một đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, một người đàn ông đã phải đi kêu gọi tất cả những ai biết cách thực hiện PCR hãy tiến vào giúp hô hấp nhân tạo cho các nạn nhân. Đó chỉ là một trong số ít những chiếc clip quay lại cảnh mọi người đang nỗ lực cứu sống các nạn nhân.

Bên cạnh đó, bài đăng chia sẻ của những người tham gia sơ cứu nạn nhân đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội càng khiến cho nhiều người hiểu rõ mức độ quan trọng của việc biết các quy trình sơ cứu. Những hình ảnh nhân văn đó đã thúc đẩy nhiều người Hàn đổ xô tham gia các khóa học sơ cứu nhiều hơn.

"Nếu có nhiều người biết cách hô hấp nhân tạo tại hiện trường, số người chết sẽ giảm. Sau vụ tai nạn, tôi quyết định học hô hấp nhân tạo" - một nhân viên văn phòng họ Bae (32 tuổi) cho biết. Ngoài ra, một nhân viên văn phòng khác họ Lee (20 tuổi) cũng chia sẻ: "Tôi nhận thức được rằng hô hấp nhân tạo rất quan trọng nhưng chưa có cơ hội để học. Nếu tôi có mặt tại hiện trường và biết cách thực hiện hô hấp nhân tạo, có lẽ tôi đã cứu được nhiều người".

sau tham kich itaewon luong nguoi han di hoc ky nang ho hap nhan tao tang cao - anh 0
Nhiều ghi nhận tại các đơn vị tổ chức khóa học hô hấp nhân tạo và những kỹ năng sơ cứu khác đã nhận thấy nhu cầu tham gia khóa học của người dân Hàn Quốc đã tăng mạnh sau vụ việc tại Itaewon. Một quan chức của Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc đã thông tin cho biết: "Nhu cầu tham gia các khóa học sơ cứu đã tăng hơn gấp đôi tại trụ sở chính và văn phòng chi nhánh của chúng tôi ở khu vực Seoul".

Một quan chức của Hiệp hội Hồi sức tim phổi Hàn Quốc đã tiết lộ số lượt truy cập vào trang web của họ tăng gấp 4 lần sau vụ việc. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường đào tạo CPR trong các trường học và cho công chúng. Thảm kịch Itaewon đã để lại "vết thương lòng" rất lớn đối với những người còn sống cũng như xã hội nói chung. Tuy nhiên, nó cũng chính là "đòn bẩy" giúp nhiều người nhận ra sự quan trọng của việc học những kỹ năng sơ cứu để có thể cứu người kịp thời trong tình trạng khẩn cấp.

Những cách sinh tồn trong đám đông hỗn loạn

Điểm chung thú vị giữa Mr. Nawat và Hoa hậu Đoàn Thiên Ân

Vụ Hoa hậu Thùy Tiên bị kiện: phía đại diện pháp lý của nàng hậu đã phản hồi

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ