Sau Việt Nam, Ghana và Belize tuyên bố rút nhượng quyền và không cử thí sinh đi thi Miss Universe.
Mới đây, chủ tịch tổ chức Miss Universe Belize - Romeo Escobar tuyên bố rút nhượng quyền Miss Universe, với lý do chính sách mới được đề xuất bởi bà Anne Jakrajutatip (người nắm quyền cuộc thi mẹ) đã không còn phù hợp với định hướng của ông.
Nội dung liên quan
Trước đó, khi bà chủ Miss Universe gây sóng gió khi quyết định các quốc gia phải đấu thầu để giành quyền cử đại diện đi thi Miss Universe thì hàng loạt các đơn vị từng nắm bản quyền Miss Universe suốt nhiều năm ở các quốc gia như Indonesia, Malaysia và gần đây nhất là Việt Nam đã bị mất bản quyền.
Chưa dừng lại ở đó, Ghana, Mauritius và Seychelles cũng tuyên bố ngừng hợp tác với tổ chức Miss Universe sau những chính sách vô lý từ công ty mẹ.
Được biết, tất cả nguyên nhân đều đến từ mục đích thương mại hóa cuộc thi Miss Universe dưới tay chủ mới. Netizen truyền tai nhau về kinh phí mà tổ chức Miss Universe bắt các Quốc gia phải trả để cử đại diện tham gia cuộc thi trong 4 năm là 2 triệu đô (tương đươnng với 46 tỷ đồng).
Trước đó, khi bỏ tiền để mua lại cuộc thi Miss Universe, nữ tỷ phú chuyển giới Anne Jakapong Jakrajutatip cũng đã thông báo về việc tổ chức đấu giá để duy trì bản quyền cuộc thi. Song, từ một cuộc thi sắc đẹp với mục đích vì cộng đồng, Miss Universe đã trở thành cuộc chơi của những Quốc gia có tiền và những người có điều kiện.
Cũng vì thế, việc khán giả cho rằng Miss Universe hết thời với chủ trương và tính chất mới là hoàn toàn hợp lý, đặc biệt là khi tính thương mại lên ngôi và những giá trị phục vụ cộng đồng không còn.
Nội dung liên quan
Hoa hậu Hoàn vũ là một cuộc thi sắc đẹp lớn trên thế giới. Cùng với Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Quốc tế và Hoa hậu Trái Đất, Hoa hậu Hoàn vũ là một trong 4 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới, gọi chung là Tứ đại Hoa hậu. Cuộc thi được bắt đầu vào năm 1952 do công ty quần áo Pacific Mills ở California sáng lập.
Nguồn: TH&PL