Reviewer giăng bẫy hay sơ sẩy từ người dùng?

Nghe lời reviewer đi trải nghiệm để rồi ngã ngửa "thực tế và trên mạng khác nhau". Trong chuyện này, ai đúng ai sai?

Reviewer giăng bẫy hay sơ sẩy từ người dùng?

Cheese Coffee, cà phê Luia, tàu Cát Linh - Hà Đông... là một trong những các địa điểm hot sau khi mọi nơi mở cửa trở lại. Tất nhiên, những nơi này không chỉ thu hút thực khách, các food reviewer, Social Star... đến check-in và review.

Tuy nhiên, không phải food reviewer và Social Star đều đem đến những cái nhìn chân thật về các địa điểm hot như thế này. Những lời hoa mỹ cùng hình ảnh được chỉnh sửa kỹ càng đã vô tình vẽ nên một lớp vỏ tuyệt đẹp cho những địa điểm hot. 

Đắng cà phê hay đắng lòng?

Đa số các review đều khen địa điểm hot, mới mẻ, thích hợp để đến khi bình thường mới. Và khi đấy, người dùng, thực khách đã bị dẫn đến cái bẫy của mạng xã hội. Bởi thực tế khi đến quán, có được mấy ai "thưởng thức" được cà phê chất lượng, món ăn ngon, có thời gian và không gian chụp một tấm ảnh đăng lên mạng xã hội. Thay vào đó là "Quán hiện đã đủ số lượng người phục vụ. Phiền anh/chị xếp hàng hoặc một lát nữa quay lại giúp em".

Hoặc nếu ai may mắn "lọt" vào quán, ngoài trời nắng nóng, đợi chờ để cầm ly nước đẹp như các trang mạng xã hội đăng tải thì liệu còn tâm trạng để tìm cho mình một góc để chụp hình đăng story. Hay, cảm thấy phí thời gian và bực tức vì... tin theo những gì trên mạng?

reviewer giang bay hay so say tu nguoi dung - anh 0
Cái bẫy của mạng xã hội ẩn trong từng câu chữ của reviewer.

Food Reviewer Nhân Đi Ăn chia sẻ với : Thường thì những quán, những thứ được gán là hot luôn đi đôi với yếu tố gây tranh cãi, vì thị hiếu hay khẩu vị của mỗi người là khác nhau. Nhưng đa phần mình thấy để được hot thì những chỗ đó phải có điểm nổi bật sẵn.

Đúng là thế, bởi khi có không gian đậm nét châu Âu, Hàn Quốc sẽ các bài viết trên mạng xã hội dễ dẫn dắt người dùng. Cứ theo cấu trúc: Một nơi nào đó + giữa lòng Sài Gòn, địa điểm đó lập tức tạo được sự thu hút. Còn thu hút trong bao lâu, phải xem quán đó quảng cáo mấy phần, chân thật mấy phần.

Nhân nói thêm: Đối với những quán hot, mình luôn muốn tìm tới review ngay vì biết nó sẽ dễ gây tranh cãi. Đó cũng là một hiệu ứng truyền thông giúp video của mình dễ viral hơn. Tuy nhiên, mình là một người không thích "đụng hàng" nên nếu cảm thấy quán đó người ta quay hết rồi mà mình muốn quay nữa thì phải tìm cách gì đó thay đổi content cho mới lạ hơn.

Cheese hay tàu điện hot là điều hiển nhiên. Ví dụ, Cheese là hãng cafe đã quá đình đám ở Sài Gòn rồi, và thiết kế quán mới thực sự mình thấy rất đẹp, độc lạ hơn bất kỳ quán cafe nào khác ở Sài Gòn. Còn về tàu điện thì nó không thể không hot vì đó là niềm mong ước của biết bao người con thủ đô trong suốt chục năm qua. Hơn nữa, dù chỉ xem qua ảnh nhưng mình thấy nó đẹp và hiện đại thật. Chắc có lẽ vì mình chưa đi tàu điện nước ngoài nên chưa vội so sánh.

Hỏa mù từ đoàn tàu 

Câu chuyện tàu Cát Linh - Hà Đông cũng phần nào tố cáo cái bẫy truyền thông đến từ những người có sức ảnh hưởng. KOL và influencer đã tung hỏa mù khiến follower tự vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp về tàu cao tốc trên không. Dù không cố tình nhưng những bài viết, hình ảnh, clip được chỉnh sửa cẩn thận đã tạo ra cái bẫy để người dùng mạng xã hội lao vào.

Thay vì thẳng thắn chia sẻ mọi thứ, reviewer đã dùng chiêu bài pha loãng thông tin. Người review nói về đoàn tàu xịn, view đẹp, thoáng mát đúng chuẩn nước ngoài. Nhưng không ai nhắc về một cảnh hỗn độn phía sau màn hình. Không ai chia sẻ chuyện ga tàu đông đúc, 1m2 lại có 2 3 người sống ảo. Cũng chẳng thấy ai nhắc rằng dịch bệnh diễn biến phức tạp, đi tàu vào thời điểm này không đảm bảo an toàn.

Hiệu ứng truyền thông đã vô tình sản sinh một đám đông mang tâm lý chung tạm thời. Đám đông này mang tâm trạng hiếu kỳ, muốn kiểm chứng và trải nghiệm. Họ bị kích thích bởi những lời mời đầy sức thu hút như: Nơi này sống ảo không khác gì Hàn Quốc; view bao đẹp; đứng yên thôi cũng có hình đẹp... Những lời hứa hẹn êm tai như này khiến ai cũng muốn xách xe và đi. Không cần đến KOL hay influencer, sự nô nức của những người xung quanh cũng đã đủ kích thích tâm lý muốn đi của nhiều người.

reviewer giang bay hay so say tu nguoi dung - anh 0
Dù muốn hay không, reviewer đã vô tình tạo ra những lớp áo cho một địa điểm hot.

Người dùng mạng như một chú cừu con, khi thấy cả đàn đi về hướng nào đó, cừu con sẽ vội đi theo. Trong khi đó, cừu con không hề nghĩ đến việc đi để làm gì, được điều gì và ở đó có những gì. 

Đây không phải lần đầu chúng ta nhìn thấy cư dân mạng rơi vào chọn lựa mặc định. Trong thời gian Covid diễn biến phức tạp, người dân đã thi nhau mua sắm và tích trữ một cách không cần thiết. Họ tin vào những lời đồn và thông tin đúng nửa phần trên mạng.

Bây giờ cũng thế, giới trẻ kéo nhau chụp ảnh, trải nghiệm tàu Cát Linh - Hà Đông một cách vô tội vạ. Người người nhà nhà đến ga tàu như thể đoàn tàu này sẽ biến mất khi họ thức dậy vào sáng mai. Những người đi tàu văn minh và tuân thủ nguyên tắc 5K không cần phải bàn nhưng nếu người đi tàu thiếu ý thức thì sao? Làm sao đảm bảo tất cả những người đổ xô đến check in sẽ giữ đúng khoảng cách, khử khuẩn và đeo khẩu trang đầy đủ?

Bởi trong clip do tài khoản @hoandoan_01 chia sẻ gần đây cho thấy, cứ cách 1-2 mét lại xuất hiện một nhóm bạn trẻ chụp ảnh sống ảo. Thậm chí, các bạn còn tháo cả khẩu trang chỉ để có vài bức ảnh ưng ý.

Cái bẫy hay sự sơ sẩy?

Mạng xã hội là cộng đồng chung to lớn mang quy mô toàn cầu. Mỗi cá nhân sẽ không hoạt động tách biệt và riêng lẻ trên mạng xã hội. Những bài đăng họ tương tác và bình luận đều mang tính cộng đồng và có sự tác động từ nhiều người. Vì thế, nếu một ở đó bị chi phối bởi thế giới ảo là điều dễ hiểu.

Người sử dụng mạng dễ dàng bị "dắt mũi" nếu họ ngây thơ và thả trôi thông tin theo mạng xã hội đưa ra.

reviewer giang bay hay so say tu nguoi dung - anh 0
Người xem cần suy nghĩ xem bản thân có thực sự cần mua đồ dùng/đi trải nghiệm ngay lập tức không. 

Tuy nhiên, không vì lý do này mà người dùng mạng sa đà vào chuyện chạy theo xu hướng. Việc cân nhắc giữa mặc định xã hội và nhu cầu thực tế là điều cần thiết. Bởi mạng xã hội luôn chứa đầy cạm bẫy, nếu không tự ý thức được vấn đề thực tế và trào lưu ảo, người dùng sẽ tự mình mắc bẫy. 

Đừng xem clip review như một lý do để bước chân ra đường. Bởi nếu bạn nghĩ theo chiều hướng này, mọi thứ trên mạng xã hội sẽ vô cùng gọi mời. Hãy chỉ để review là một hình thức gián tiếp trải nghiệm điều gì đó. 

Go with Trần Thanh Tâm: "Lời đã nói thì không thể rút lại được, mình chỉ có thể sửa sai bằng hành động thôi"

Review căn hộ gia đình, Bảo Linh khiến dân mạng tròn mắt vì quá khủng

Johnny Dang lên tiếng về ồn ào "cạch mặt" Khoa Pug

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ