Phim điện ảnh Việt thua lỗ nặng nề, “bật khóc” trước phim ngoại

Hàng loạt các bộ phim điện ảnh Việt được tung ra nhưng đều bị phim nước ngoài lấn át, thua lỗ nặng nề.

Phim điện ảnh Việt thua lỗ nặng nề, “bật khóc” trước phim ngoại

Dẫu có Bố Già với doanh thu 400 tỷ đồng, Tiệc Trăng Máu, Mắt Biếc ôm trọn 200 tỷ đồng doanh thu phòng vé, đem tới hy vọng về tương lai tươi sáng cho điện ảnh Việt Nam. Thế nhưng, số tác phẩm điện ảnh Việt nổi bật lại quá ít so với số lượng các bộ phim đã công chiếu, nhìn chung vẫn thua lỗ. Đặc biệt là sự trở lại "tăng tốc" của điện ảnh Hollywood, Hàn Quốc, Thái Lan sau biến động của dịch Covid-19 dễ dàng đè bẹp các bộ phim nội địa.

Doanh thu thấp, phim bị chê bai

Khi nhìn lại các bộ điện ảnh Việt Nam trong vòng 4 năm trở lại đây, chúng ta đều nhìn thấy sự nổi trội của rất nhiều các bộ phim với doanh số trăm tỷ đồng như: Bố Già với 400 tỷ đồng - kỷ lục doanh thu phòng vé Việt; những bộ phim có doanh thu trên 150 tỷ đồng gồm: Hai Phượng, Cua lại vợ bầuMắt biếc; trong khoảng 100 tỷ đồng có Em và Trịnh, Lật mặt: Nhà có khách, Trạng QuỳnhChị chị em em. 

Tuy nhiên, cũng có tới hơn 50 bộ phim có doanh thu thấp, lẹt đẹt khoảng 10 tỷ đồng, thậm chí chỉ vài trăm triệu đồng như: Thiên sứ không phép màu, Những cánh én đầu tiên, Cậu chủ ma cà rồng, Võ sinh đại chiến, Kiều, Song song, Kiều@, Mỹ nhân thần sách, Sám hối, Cậu Vàng

phim dien anh viet thua lo nang ne bat khoc truoc phim ngoai - anh 0
Kỷ lục phòng vé gọi tên "Bố Già"

Cùng với doanh thu thấp, khá nhiều bộ phim gây ra những tranh cãi, bị coi là thảm họa của điện ảnh Việt, tiêu biểu như Kiều, Kiều@, Cậu Vàng.

Vì sao phim Việt lại có doanh thu kém?

Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới cũng có tỷ lệ doanh thu thấp với 70% phim lỗ và hòa vốn, 30% phim có lãi trong khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, đây lại là bài toán khó cho các đạo diễn tại Việt Nam khi tìm cách vực dậy điện ảnh Việt, tiếp tục bước vào đường đua của ngành phim điện ảnh sau thời kỳ khó khăn.Một bộ phim có doanh thu thấp vì nhiều lý do khác nhau: thời gian chiếu phim không phù hợp (cùng lúc có quá nhiều phim cùng ra mắt); phim Việt công chiếu trong khoảng thời gian các bộ phim bom tấn của Hollywood cũng phát hành; đạo diễn và nhà sản xuất không đồng nhất quan điểm, sản xuất một bộ phim có kịch bản và dàn diễn viên không đủ sức thuyết phục cả đôi bên; nội dung phim hay nhưng không phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam; độ đầu tư chưa đủ so với kịch bản và nội dung phim,...

phim dien anh viet thua lo nang ne bat khoc truoc phim ngoai - anh 0
Chi phí vài chục tỷ đồng cho bộ phim với rất nhiều lỗi lầm

Ngoài những lý do liên quan mật thiết đến bộ phim thì nhu cầu xem phim điện ảnh của người Việt cũng là yếu tố quan trọng mà cả đạo diễn lẫn nhà sản xuất đều phải xem xét khi sản xuất phim. Bước sang năm 2022, khán giả Việt hầu như đã có sự tiếp cận với vô vàn các bộ phim mới, đa dạng, vì thế nhu cầu thị hiếu đã có sự thay đổi. Công chúng Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn và đòi hỏi với phim nội địa hơn.

phim dien anh viet thua lo nang ne bat khoc truoc phim ngoai - anh 0
Phim có chứa yếu tố hài hước và cài cắm thông điệp tốt đẹp, phù hợp với thị yếu người Việt

Đặc biệt, thời gian vừa qua, điện ảnh Việt đã phải "bật khóc" trước các bộ phim ngoại. Điển hình như sự vượt mặt của Bỗng dưng trúng số - điện ảnh Hàn Quốc và Ngược dòng thời gian để yêu anh - điện ảnh Thái Lan đạt được doanh thu rất cao tại rạp phim Việt.

"Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh" - “Ông trùm” phim Thái trên đất Việt với doanh thu 65 tỷ

Đọng lại gì sau khi xem “Ngược Dòng Thời Gian Để Yêu Anh” bản điện ảnh?

Nhặt sạn "Bỗng dưng trúng số": Hài duyên nhưng kết hơi gò ép

Nhà sản xuất Em và Trịnh xin lỗi vì đã làm tổn thương bà Michiko

Giờ hẹn “Em và Trịnh” đã điểm, tiếp theo Giáo sư Michiko sẽ làm gì?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ