Pháp lý sau sự việc "15 chú chó bị tiêu hủy ở Cà Mau", liệu hành động trên có thật sự đúng?

Sự việc tiêu hủy động vật hiện đã gây xôn xao cộng đồng mạng, bên cạnh những người phẫn nộ và xót thương thì cũng nhiều người nhận thấy đây là hành động đúng.

Những ngày trước đó cộng đồng mạng lan truyền nhau những bức ảnh và đoạn clip về cặp vợ chồng với "hành lí" là 15 chú chó mà cả hai hết mực yêu thương. Thì mới đây mạng xã hội lại không thể nào giấu được những cảm xúc của bản thân khi có thông tin xác nhận những chú chó đã buộc phải tiêu hủy trước những nguy cơ về lây lan dịch bệnh.

Đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau, kèm theo đó là những dòng tâm sự đầy thương cảm trước hoàn cảnh của cặp vợ chồng và những chú chó. Tính từ thời điểm dịch Covid-19 diễn ra phức tạp chưa có bất kỳ tiền lệ nào xảy ra như vụ việc trên, khiến nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về tính đúng sai của vấn đề.

Những căn cứ pháp lý trước sự việc tiêu hủy động vật

Trước đó Bộ Y tế cũng đã có những khuyến cáo yêu cầu người dân mắc Covid-19 không nên tiếp xúc với vật nuôi và để vật nuôi tiếp xúc với người hoặc các động vật khác bên ngoài để đảm bảo an toàn phòng bệnh. Song đó, thì hiện tại cũng chưa có đầy đủ tài liệu nào tại Việt Nam có thể khẳng định chó mèo là vật chủ trung gian truyền bệnh và lây lan cho con người.

phap ly sau su viec 15 chu cho bi tieu huy o ca mau lieu hanh dong tren co that su dung - anh 0
Chuyến xe của cặp vợ chồng với "hành lý" là những chú chó mà cả hai hết mực yêu thương

Dẫn lời Luật sư Nguyễn Văn Hậu trên PLO: "Tại Điều 6 Nghị định 90/2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, phạt tiền 5-6 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi có dịch".

Bên cạnh đó thì theo điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi "Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch".

Song thì cũng có những biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm c khoản 6 Điều 12 sẽ "Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác". Theo Quyết định 219/QĐ-BYT quy định "Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A".

phap ly sau su viec 15 chu cho bi tieu huy o ca mau lieu hanh dong tren co that su dung - anh 0
Có nhiều pháp lý về vấn đề tiêu hủy động vật trước những an toàn về phòng chống dịch bệnh

Pháp lý cụ thể nhưng chưa đủ để khẳng hành vi trên là đúng 

Mọi hành động mang tính cộng đồng đều cần diễn ra theo đúng với pháp lý, nhất là trong tình hình nhạy cảm về dịch bệnh như hiện tại. Hành vi tiêu hủy đó cũng vấp phải sự không đồng tình từ những chuyên gia và bác sĩ vì trên thực tế nó đúng pháp luật nhưng sai về bối cảnh áp dụng biện pháp xử lý.

Theo PLO, dẫn lời của TS Cao Vũ Minh thì: "Việt Nam không có công bố tình trạng khẩn cấp nên theo tôi, trong sự việc này, cần làm rõ hai vấn đề sau: Thứ nhất, người có thẩm quyền có ra quyết định xử phạt hoặc quyết định buộc tiêu hủy đàn chó không, nếu không ra quyết định là sai. Thứ hai, hiện chưa có tài liệu nào trên thế giới lẫn Việt Nam khẳng định chó, mèo là động vật có nguy cơ lây nhiễm. Chó mèo khác với dơi, tê tê - những con có mã gen giống Covid".

phap ly sau su viec 15 chu cho bi tieu huy o ca mau lieu hanh dong tren co that su dung - anh 0
Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng chó, mèo có thể lây nhiễm virus cho con người

Đồng thời nếu không có được bằng chứng để chứng minh đàn chó có thể là nguồn lây nhiễm thì hoàn toàn không thể tiêu hủy, điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng và tổn thất nặng nề về tinh thần đến chủ sở hữu. Có thể thấy từ nhận định trên thì Cơ quan chức năng có liên quan cần có những giải pháp để điều tra và làm rõ những vấn đề này để có thể ổn định dư luận xã hội.

TS Thái Thị Tuyết Dung nhận định: "Theo điểm g khoản 2 Điều 54 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, việc tiêu hủy động vật có nguy cơ làm lây bệnh sang người áp dụng khi quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh. Hiện nay, mới chỉ trong tình trạng là có dịch theo quyết định 447/QĐ-TTg chứ chưa phải tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, việc Cà Mau tiêu hủy đàn chó có thể chưa sát với quy định pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 20 Luật Phòng Chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì có thể áp dụng biện pháp "giám sát trung gian truyền bệnh".

phap ly sau su viec 15 chu cho bi tieu huy o ca mau lieu hanh dong tren co that su dung - anh 0
Hình ảnh phun khử khuẩn chú chó trong khu phong tỏa ở Gò Vấp được cộng đồng mạng chia sẻ lại

"Không chỉ về luật mà còn là yếu tố nhân đạo, kinh tế của người dân"

Động vật cũng được xem là một loại tài sản của con người được quy định trong Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015. Từ quy định này ta có thể thấy chó, mèo trong nhiều trường hợp cũng được xem là tài sản, nên mọi hành vi gây hại hay làm tổn thất đến tài sản của chủ sở hữu đều được xem là vi phạm, đồng thời cũng sẽ bị xử lý theo quy định.

phap ly sau su viec 15 chu cho bi tieu huy o ca mau lieu hanh dong tren co that su dung - anh 0
Động vật hay, chó mèo đều được xem là một loại tài sản cá nhân đối với chủ sở hữu

Cư dân mạng hiện nay cũng đã bày tỏ những ý kiến không đồng tình trước hành vi có phần vội vàng của địa phương. Trong một bình luận trên diễn đàn mạng xã hội, chị T chia sẻ: "Nếu dựa vào nghị định 117/2020/NĐ-CP cùng với danh mục theo quyết định 219/QĐ-BYT thì chưa đủ, bởi vì chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chó lây nhiễm Covid-19 sang người.

Cùng với đó việc tiêu hủy động vật nhất là chó là hành vi nhân đạo cần phải có sự ban bố tình trạng khẩn cấp Quốc gia chính phủ, như trước đây dịch H5N1 đối với gia súc gia cầm muốn tiêu hủy thì chỉ có cơ quan Thú y can thiệp, phân tích và đánh giá nguy cơ lây nhiễm, nói chung xét về nhiều góc độ không chỉ về luật mà còn về yếu tố nhân đạo, kinh tế của người dân".

phap ly sau su viec 15 chu cho bi tieu huy o ca mau lieu hanh dong tren co that su dung - anh 0
Làn sóng phản đối hành động tiêu hủy động vật tại địa phương vẫn đang diễn ra sôi nỗi

Tuy có những sự xót thương và đồng cảm nhưng chúng ta cần phải giữ thái độ bình tĩnh chờ đợi giải quyết từ các Cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong mọi vấn đề đều có những lý do của riêng nó nên đừng để cảm xúc của bản thân dẫn đến những hành vi tiêu cực hay thiếu tôn trọng với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Tỉnh Cà Mau ban hành công văn yêu cầu rà soát thông tin cụ thể liên quan đến 13 chú chó bị tiêu huỷ

Cà Mau xác nhận đã tiêu huỷ 13 chú chó của đôi vợ chồng mang về quê tránh dịch

Quyết định tiêu hủy đàn chó vì áp lực phòng chống dịch tại khu cách ly?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ