PGS.TS Trần Thành Nam nhận định, lãnh đạo nhà trường phản ứng theo kiểu vô trách nhiệm càng làm cho dư luận phẫn nộ.
Liên quan đến sự việc bạo lực học đường trong trường Quốc tế TP.HCM American Acedemy gây xôn xao dư luận những ngày qua, PGS.TS Trần Thành Nam đã có những chia sẻ về cách ứng xử phù hợp trong vấn nạn bạo lực học đường hiện nay.
PGS.TS Trần Thành Nam
Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nội dung liên quan
Dịch bệnh cũng làm các nhà trường quá chú ý vào vấn đề y tế, sức khoẻ nên đã bỏ qua một số yếu tố liên quan đến sự an toàn trong trường học. Chúng ta vô tình bị xao nhãng các hoạt động như phòng chống bạo lực học đường. Nên khi các em quay trở lại trường có thể sẽ gặp những tình huống xích mích với nhau.
Nếu ở trong tâm trạng thoải mái, bình thường như trước kia thì cũng không có vấn đề gì, những xích mích nhỏ ấy cũng sẽ ổn thôi. Nhưng khi sau đại dịch, ai cũng bị tổn thương về sức khoẻ tinh thần và khi quay trở lại trường thì từ những chuyện rất nhỏ sẽ dễ xé ra to.
Các phụ huynh cần bình tĩnh để xem cách thức ứng xử, giải quyết như thế nào cho mọi bên đều cảm thấy hài lòng. Đừng gấp gáp quá vì dù gì sự việc cũng đã xảy ra rồi.
Nếu phụ huynh có con là nạn nhân thì trước nhất cần chăm sóc sức khoẻ về mặt tâm lý, trao đổi lại với con về cách ứng phó khi bị bắt nạt. Chẳng hạn như việc khi con bị đe doạ bắt nạt thì phải nói ngay với bố mẹ trước. Và khi đứng trước một kẻ bắt nạt con, con nên làm thế nào để người ta đừng gây ra những tổn thương cho mình.
Đối với những đứa trẻ trong độ tuổi vị thành niên, kể cả là thủ phạm hay nạn nhân thì quan trọng nhất bây giờ vẫn phải bảo vệ các em khỏi dư luận. Không nên để cho các em chỉ vì một sự kiện này mà mất cả tương lai.
Hay chính bản thân các em ấy cũng đang có những tổn thương về sức khoẻ tinh thần dẫn đến việc các em có những hành vi sai trái. Bây giờ mà người lớn cứ cùng nhau "nhắm" vào xử lý đứa trẻ ấy thì liệu rằng đã thấu tình đạt lý chưa. Có thực sự đảm bảo được tính nhân văn hay chưa.
Đưa sự việc lên MXH để nhờ cộng đồng mạng đòi công bằng là hợp lý. Đôi khi sự việc này cũng có tác động tích cực đến tư tưởng của các em trong việc bảo vệ mình khỏi bạo lực học đường. Nhưng khi câu chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát thì suy cho cùng MXH vẫn là một môi trường nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được.
Thứ nhất, nhà trường cần xem xét lại quy trình, củng cố lại về các quy tắc ứng xử cũng như sàng lọc lại những nguy cơ đang có.
Thứ 2, cần phải có hẳn một quy trình và công khai quy trình ấy ra chứ không thể nào nói là "Chúng tôi đang ở trong quy trình" nhưng "đang" là như thế nào? Phải rõ ràng cụ thể các quy trình chứ không thể nào nói rằng đây chỉ là một việc nhỏ và các phụ huynh cần giải quyết với nhau.
Đã là môi trường giáo dục quốc tế ở Việt Nam, thu phí cao, chất lượng cao về mặt cơ sở vật chất nhưng không cao về chất lượng giáo dục thì sẽ tạo nên một luồng tranh cãi trong cộng đồng.
Nếu không công khai mà chỉ luôn bảo là đang trong quy trình thì có khi người ta lại nghi ngờ rằng đó là một ngôi trường chỉ được vỏ quốc tế thôi còn chất lượng cũng không đảm bảo gì cả. Vì người ta cũng chẳng biết những quy trình ấy liệu có tồn tại hay không, hoặc chỉ nói để chống chế, ngoài ra không ban hành văn bản nào.
Cách xử lý theo kiểu phủi tay này dễ khiến dư luận nghi ngờ và sẽ làm mất thương hiệu của nhà trường. Đã là ngôi trường giáo dục quốc tế ở Việt Nam, thu phí cao, chất lượng cao về mặt cơ sở vật chất nhưng không cao về chất lượng giáo dục thì sẽ tạo nên một luồng tranh cãi trong cộng đồng.
Quan trọng là ngôi trường ấy có dành ra những khoản kinh phí ở trong báo cáo kế hoạch tài chính cho công tác nâng cao, đảm bảo an toàn chất lượng trường học hay không. Có tất cả camera ở góc khuất hay không. Có xây dựng giúp cho học sinh bộ quy tắc ứng xử hay không. Có những chương trình giới thiệu, giúp cho các con nhận biết về bạo lực nhằm tăng cường nhận thức và cách ứng xử đúng về bạo lực học đường hay không.
Chưa kể, bộ phận tư vấn tâm lý đã kích hoạt như thế nào khi vụ việc xảy ra. Do hệ thống nhà tâm lý này chúng ta chưa có, cho nên phụ huynh mới đến và phản ứng với nhà trường nhưng không ai có thể đứng ra và trao đổi. Còn nhà trường thì xử lý quá kém và không hiểu về tâm lý của phụ huynh Việt Nam. Cách ứng xử của nhà trường làm tồi tệ thêm tình hình.
Trường học sẽ không phụ thuộc vào cơ sở vật chất đẹp, to, thu phí đắt thì mới gọi là an toàn.
Còn lãnh đạo nhà trường phản ứng theo kiểu vô trách nhiệm càng làm cho dư luận phẫn nộ.
Lẽ ra nhà trường nên nói rằng: "Chúng tôi có quy trình cụ thể và xin phép công khai với các anh chị sau. Chúng tôi rất hiểu sự lo lắng của anh chị, nhưng bây giờ sự việc đã xảy ra rồi, kể cả là người đánh hay bị đánh đều cần ổn định tâm lý lại cho các em. Điều chúng ta cần làm là mở những cơ hội cho các em vì đôi khi hành vi của các em không phải đến từ lỗi của chúng mà có thể là lỗi do người lớn, dẫn đến việc các em có những ức chế và vấn đề tâm lý ẩn đằng sau làm yếu tố thúc đẩy cho hành vi bộc phát của các em".
Tất nhiên, ở phía phụ huynh họ sẽ ấm ức nhưng họ sẽ chấp nhận rằng quá trình xử lý và trách nhiệm của nhà trường là đúng, chỉ là chậm hơn so với mức mình kỳ vọng nhưng mà họ vẫn đang làm. Thế thì họ sẽ không phản ứng đến mức rút con mình ra khỏi trường như vậy.
Ví dụ bố mẹ đánh con cái thì chúng sẽ cho rằng bố mẹ là người thân của mình mà còn đánh mình thừa sống thiếu chết thì những đứa bạn mà không làm theo ý mình thì mình đánh nó sẽ chẳng có vấn đề gì cả.
Kể cả khi một học sinh có xuất thân từ gia đình kinh tế rất bình thường nhưng bố mẹ không có kết nối cảm xúc với con mà chỉ toàn mệnh lệnh thì các con cũng sẽ rơi vào trạng thái bị áp lực, căng thẳng để dẫn đến việc các con có hành vi công kích người khác.
Chúng ta không nên có tư duy theo kiểu định kiến như thế. Có rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế tốt nhưng họ rất quan tâm đến con cái, vì vậy mà con của họ ứng xử ở trường cũng rất là đúng mực.
Vụ việc học sinh Trường Quốc tế TP.HCM - American Academy (ISHCMC-AA) bị bạn đánh đã gây bão dư luận vì cách phản ứng của nhà trường. Sự việc diễn ra khiến cộng đồng mạng tràn vào Google vote 1 sao cho trang web nhà trường. Hiện, có tới hơn 25.000 lượt đánh giá. Trong livestream mới nhất chiều 28/5, bà T.H.T thông báo rằng vẫn chưa nhận được bất kì lời xin lỗi hay cách giải quyết nào từ phía nhà trường.
Nguồn: TH&PL