Nữ quyền trong phim Hàn: Sự cổ vũ hay biến họ trở nên đáng thương?

Giá trị của hai từ “nữ quyền” trong phim về giới tài phiệt Hàn liệu đã được đặt đúng?

Cách đây gần hai thập kỷ, khán giả khắp Châu Á cùng khóc, cười với những bộ phim kinh điển như Trái Tim Mùa Thu, Chuyện Tình Paris,.... rồi lại đảo điên với Vườn Sao Băng, Người Thừa Kế, Hậu Duệ Mặt Trời. Và dần dần không biết từ lúc nào, những bộ phim như thế này trở thành chuẩn mực về nền phim ảnh Hàn Quốc.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Chuyện tình theo kiểu "hoàng tử và lọ lem" nay đã trở nên quá quen thuộc, khiến cho khán giả coi tập đầu đã biết tập cuối kết thúc thế nào vốn không còn đủ sức giữ chân khán giả. Họ cần một thứ gì đó mới, một thứ gì đó dữ dội hơn, khó đoán hơn.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Chuyện tình theo kiểu "hoàng tử và lọ lem" nay đã trở nên quá quen thuộc, khiến cho khán giả coi tập đầu đã biết tập cuối kết thúc thế nào vốn không còn đủ sức giữ chân khán giả. Họ cần một thứ gì đó mới, một thứ gì đó dữ dội hơn, khó đoán hơn.

Những bộ phim về giới tài phiệt xuất hiện dần thay đổi lối suy nghĩ của khán giả. Mine, Penthouse hay Sky Castle đã làm mưa làm gió một thời gian dài với cách truyền đạt câu chuyện mới lạ đầy bí ẩn. Và điều đặc biệt rằng, trong tất cả những bộ phim này đều xoay quanh những người phụ nữ, cùng những màn đấu đá cực căng, liệu rằng dòng phim này đang cố tôn vinh phụ nữ hay khiến họ trở nên đáng thương hơn?

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Tôn vinh bằng cách để phụ nữ đấu đá nhau? 

Còn nhớ cách đây hai năm, siêu phẩm Sky Castle (Lâu Đài Tham Vọng) gây bão trên diện rộng với các màn đấu trí đỉnh cao của các chị đẹp. Trong khung cảnh xa hoa, trên những đôi giày cao gót kiêu kì và xiêm y lộng lẫy, họ liên tục làm cho khán giả nín thở trước những âm mưu nghẹt thở, và tất nhiên, từng ánh mắt, từng câu thoại đều sắc lẹm, đủ sức lên trang đầu của các trang báo lớn nhỏ.

Không chỉ có Lâu đài tham vọng mà sau đó là một loạt bom tấn ngập tràn "drama" khắc họa cuộc sống của giới siêu giàu Hàn quốc như Woman Of Dignity (Quý Cô Ưu Tú), Graceful Family (Gia Đình Đức Hạnh), The World Of Married (Thế Giới Hôn Nhân).... và gần đây nhất là hai siêu phẩm so kè nhau sát nút trên mặt báo: Mine (Sở Hữu) và Penthouse (Cuộc Chiến Thượng Lưu). 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Điểm chung của các tác phẩm đình đám này là đều đưa tuyến nhân vật nữ lên làm trung tâm của cả bộ phim, những người đàn ông cũng đóng vai trò quan trọng nhưng được xem như tác nhân đẩy nội dung lên cao trào hoặc đơn giản chỉ làm nền cho các nữ nhân mà thôi. Họ không cần tình yêu hay hậu thuẫn từ đàn ông bởi họ mạnh mẽ, sắc sảo và không hề quá khi nói rằng họ vượt trội hơn những người đàn ông xung quanh mình rất nhiều.

Họ tự xây cho mình một vỏ bọc hoàn hảo - giàu có, xinh đẹp, thông minh. Thế nhưng, những nhân vật nữ đó có hạnh phúc trong chính câu chuyện của mình hay không? Hay đến cuối cùng, họ đều chơi vơi, mất mát, thậm chí nhận kết cục quá sức thảm thương? 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Lấy nhân vật Kim Yoo Young (Kim Seo Hyung) trong Lâu đài Tham Vọng làm ví dụ, Yoo Young là một cô gia sư nghiêm khắc, được giới nhà giàu săn đón vì nổi tiếng "mát tay" khi những đứa trẻ cô đào tạo đều thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng nhưng đến cuối cùng, người xem bàng hoàng khi nhận ra thì ra chính bản thân cô ấy cũng rất đáng thương. Yoo Young không được tự tay nuôi dưỡng chính đứa con gái ruột của mình, cô cô đơn, trong lòng đầy chấp niệm và quyết đem những chấp niệm đó gieo rắc lên những đứa trẻ khác.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Hay trong Thế Giới Hôn Nhân, hai người phụ nữ đều xinh đẹp và thông minh nhưng một người thì nhân danh tình yêu để phá hoại hạnh phúc gia đình người khác (Yeo Da Kyung), một người thì vẫy vùng giữa yêu và hận, đau khổ chồng chất đến mức đánh mất bản thân mình (Ji Sun Woo).

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Trong tập 10 của bom tấn Mine (Sở Hữu) được phát hành trên Netflix, "mợ cả" quyền lực của gia tộc Hyowon đã nói thế này: "Không có gì quý giá hơn bản thân cô, hãy lựa chọn để bản thân mình hạnh phúc tới cuối cùng". Câu nói này của mợ rất thấm, nhưng liệu trong chính cuộc đời của mợ, mợ có hạnh phúc thật sự không hay chỉ là cố gắng đeo lên lớp mặt nạ dày cộm để che đậy cho những áp lực vô hình mà một người con dâu "danh gia vọng tộc" phải gồng gánh mỗi ngày. 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0
nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Xét cho cùng, những nữ nhân trong loạt phim này dù ít dù nhiều cũng bị vướng vào những cuộc tranh giành khốc liệt, những âm mưu khủng khiếp. Chính vì những màn đấu đá không hồi kết này mà hình ảnh người phụ nữ biến tướng, dần trở nên xấu xí, có phần cực đoan khi họ chỉ xem những người đàn ông xung quanh mình như bàn đạp để lợi dụng và hạ thấp cánh mày râu.

Việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ như thế liệu đã mang thông điệp nữ quyền đúng đắn hay chỉ biến họ thành công cụ để thu hút người xem và liệu, qua những bộ phim ấy, phụ nữ đang được tôn vinh hay hạ thấp? 

Bối cảnh xã hội và thị hiếu khán giả mới là yếu tố tiên quyết 

Công bằng mà nói, đất nước Hàn Quốc tuy là một quốc gia hiện đại nhưng những giá trị Á Đông truyền thống vẫn ăn sâu trong tư tưởng mỗi người dân, vậy nên để làm những bộ phim truyền tải nữ quyền đúng nghĩa và thật sự thoát ra khỏi những khuôn khổ truyền thống đó vẫn còn là một thử thách lớn. Những người phụ nữ trong phim tuy thành công và có địa vị nhưng gia đình vẫn là luôn kim chỉ nam trong cuộc sống của họ.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Hội "chị em bạn dì" trong Lâu Đài Tham Vọng là một minh chứng rõ ràng nhất, họ điên cuồng tính toán, có thể bất chấp làm tất cả chỉ vì để con có thể thi vào trường đại học tốt nhất, để giữ thể diện cho gia đình. Nhân vật Han Seo Jin (Yum Jung Ah) đã từng nói với con mình: "Trên thế gian này, mẹ muốn con là người thành công nhất". 

Bởi mới thấy việc học của con cái ở Hàn Quốc, nhất là ở giới siêu giàu, chưa bao giờ chỉ là việc của những đứa trẻ, nó còn là một cuộc chiến giữa các bậc phụ huynh với nhau. nếu một đứa trẻ không thi đỗ trường đại học hạng 1, đó chính là sự thất bại của người mẹ. 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Bên cạnh yếu tố văn hóa, quan niệm phụ nữ thường đi kèm với những cái xấu đã hiện hữu từ rất lâu, không chỉ ở các nước Châu Á mà còn ở phương Tây. Có người còn đùa vui rằng chữ "w" trong "woman" có nghĩa là "wicked" - độc ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã thấy những nhân vật phản diện ghê gớm nhất là thường phụ nữ.

Chẳng cần phải tìm đâu xa, ngay trong câu chuyện "cô bé lọ lem" - một câu chuyện mà mọi đứa trẻ đều thuộc nằm lòng, phe ác là bà mẹ kế và hai cô chị kế của lọ Lem, tương tự, kẻ đã năm lần bảy lượt hãm hại Bạch Tuyết cũng là mụ phù thủy, người lấy đi giọng hát của nàng Tiên cá cũng là một bà phù thủy khác. Số lượng nhân vật phản diện là nữ từ văn xuôi cho đến phim ảnh, trong suốt bề dày lịch sử văn hóa thật sự là nhiều vô số kể. 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Điều đó nói lên một sự thật: người ta đã luôn mặc định vai ác cho phụ nữ và thích thú khi xem họ đấu đá nhau. Hãy thử làm một phép so sánh, tại sao khán giả lại đủ kiên nhẫn xem hết một bộ phim cung đấu với thời lượng gần 100 tập, mỗi tập gần một tiếng đồng hồ như Hậu Cung Như Ý Truyện, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện hay Hoàng Hậu Ki, Nàng Dae Jang Geum,... mà lại bỏ ngang một bộ phim vỏn vẹn 16 tập tình cảm, nhẹ nhàng?

Đó có phải là do thị hiếu khán giả vốn đã luôn dành sự ưu ái đặc biệt dành cho các phân cảnh chị em bạn dì bày kế hãm hại nhau hay những màn đánh ghen "long trời lở đất" của các chị đẹp? Vậy mới nói, các nhà làm phim cũng có nỗi khổ của họ, khi mà thước đo thành công của một bộ phim là ratings, là top trending thì buộc họ phải đẩy sự độc ác của phái yếu lên đến đỉnh điểm. 

Một góc nhìn khác từ Hollywood - giá trị cốt lõi của nữ quyền

Không phải tất cả các bộ phim hoạt hình nào cũng là phim dành cho con nít và cũng không phải tất cả các bộ phim nào lấy nữ nhân làm trung tâm đều truyền bá thông điệp nữ quyền đúng đắn. Trước tiên, phải hiểu định nghĩa chính xác về nữ quyền đã, nữ quyền là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, đặt phụ nữ và đàn ông ngang hàng trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội,... Nữ quyền không hề và chưa bao giờ có nghĩa là nâng cao phụ nữ, hạ thấp nam giới, hay phụ nữ mạnh mẽ là phải ma mãnh, quỷ quyệt. 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Hãy nhìn sang một nền công nghiệp điện ảnh lâu đời khác - Hollywood, có lẽ vì họ sớm tiếp thu và thấm nhuần những giá trị nữ quyền đúng đắn nên qua những bộ phim của họ, ta thấy người phụ nữ được đặt trong một vị thế rất khác. Không cần xiêm y lồng lộn, không cần giày da túi hiệu, nhưng bù lại họ được xây dựng để đấu tranh vì lợi ích của chính bản thân họ, thậm chí to tát hơn là đấu tranh cho lợi ích của cả một cộng đồng.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Năm 2016, Hidden Figures với câu chuyện về ba nữ khoa học da màu đầu tiên của NASA đã gây tiếng vang lớn và nhận được vô số bình luận tích cực từ giới phê bình. Bộ phim không hề có cảnh người này bày mưu hãm hại người kia, mà ngược lại, là hành trình cùng bảo vệ, che chở lẫn nhau của ba người chị em thân thiết trên con đường khẳng định bản thân mình.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Thay vì cứ ca tụng mãi các siêu anh hùng là nam nhân thì giờ đây người ta cũng đã cho những nữ siêu anh hùng lên ngôi, chẳng hạn như Wonder Woman hay Captain Marvel. Những siêu anh hùng này, họ không chỉ đấu tranh cho bản thân họ mà còn đấu tranh vì lẽ phải, vì lợi ích của một tập thể lớn hơn. Hoặc đơn giản, các vị đạo diễn Hollywood cho nhân vật nữ trong phim của họ được thỏa sức theo đuổi ước mơ của mình, như nữ nhà báo trong The Help (Người Giúp Việc) chẳng hạn.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Tác phẩm này cũng tinh ý lồng ghép việc nữ chính sẵn sàng rời bỏ người yêu khi nhận ra anh chàng chẳng hề tôn trọng mình, cười nhạo khi cô bày tỏ đam mê của mình trước mặt nhiều người. Những bộ phim như vậy không chỉ đơn thuần tạo nên thành công ở giá trị thương mại mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho những khán giả nữ, truyền động lực sống và năng lượng tích cực đến cho họ. 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Có lẽ vì cái nôi của phong trào nữ quyền xuất phát từ phương Tây nên họ sớm hiểu và tiếp nhận nó dễ dàng hơn người Châu Á. Nói thế không có nghĩa là phim Hàn trước giờ không có bất kỳ tác phẩm nào truyền tải thông điệp nữ quyền đúng đắn cả.

Còn nhớ năm 2019, "chị đại" Gong Hyo Jin trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn bà mẹ đơn thân trong When Camellia Blooms đã xuất sắc chiếm lấy trái tim khán giả bởi sự mạnh mẽ, độc lập của mình. Mặc dù phải sống cảnh nuôi con một mình và chịu sự dèm pha, kì thị của những người xung quanh như bà mẹ này chưa bao giờ để những lời dèm pha đó hạ thấp giá trị của mình, mà chỉ cặm cụi làm việc để nuôi dạy con trai trở thành một người tử tế.

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Nữ diễn viên Park Shin Hye cũng có cho mình một vai diễn thành công khi hóa thân thành cô nàng bác sĩ độc lập, tài giỏi mặc cho quá khứ bị cha mẹ ruột bỏ bê, xém chút nữa thì lầm đường lỡ lối trong Doctors (Chuyện Tình Bác Sĩ ) và còn có một Yoon Jin Ah (Son Ye Jin) trong Something In The Rain (Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi) can đảm bày tỏ tình yêu của mình, đấu tranh với chênh lệch tuổi tác. Phim cũng đồng thời khéo léo lồng ghép nạn quấy rối tình dục nơi công sở và cách nữ chính giải quyết nó. 

nu quyen trong phim han su co vu hay bien ho tro nen dang thuong - anh 0

Tạm kết

Rõ ràng là có những bộ phim Hàn với cách khai thác về nữ quyền rất nhẹ nhàng, rất nhân văn nhưng đáng tiếc, số lượng những bộ phim này hẵng còn quá ít và thông điệp được truyền đi chưa đủ trực diện mà chỉ là những tình tiết nhỏ được cài cắm, lồng ghép xuyên suốt bộ phim. Và có một sự thật là, những bộ phim như vậy đúng là có tạo được sức hút đối với khán giả nhưng nếu so với sự bùng nổ về truyền thông mà các phim "cung đấu hiện đại" mang lại thì còn thua kém rất nhiều.

Vậy, việc các nhà làm phim cất công vẽ ra hình ảnh những người phụ nữ giàu có, tưởng chừng như có tất cả trong tay như trong các bộ phim thịnh hành hiện nay liệu có đang cất tiếng nói bảo vệ quyền lợi thật sự cho phụ nữ, hay chỉ đang biến họ thành công cụ để đáp ứng thị hiếu của phần lớn của khán giả, tăng rating cho nhà đài, biến họ trở thành những kẻ đánh thương đến cuối cùng? 

Phim tài phiệt Hàn: Drama "não tàn" hay vạch trần góc khuất bằng tiếng khóc trong lâu đài?

Penthouse III: Loạt giả thuyết hack não sau màn spoil về thi thể Oh Yoon Hee

Mine: Góc khuất bi hài của giới thượng lưu phía sau tấm màn lấp lánh xa hoa

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ