Những "nghề không có Tết": Đam mê được đánh đổi bằng sự sum vầy gia đình?

Bạn có đang làm một công việc "không có Tết"? Nếu có, bạn đã đánh đổi như thế nào?

Tết là thời gian chúng ta tạm gác những tháng ngày làm việc vất vả để trở về bên gia đình và tận hưởng không khí đoàn viên. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số "nghề" phải đón Tết xa vì đặc thù công việc, hoặc nếu không đón Tết xa thì cũng bị công việc làm cản trở niềm vui ăn Tết vì phải luôn làm việc mọi lúc mọi nơi. 

Hãy cùng "điểm danh" lại một số công việc dưới đây để dành cho họ nhiều hơn sự thông cảm vì khó có được một cái Tết tròn vẹn.

1. Bác sĩ, y tá, nhân viên y tế 

Đứng đầu trong danh sách này chính là những nghề thuộc nhóm ngành sức khoẻ. Tại các bệnh viện, bác sĩ và y tá phải thường xuyên túc trực, thay ca và luôn trong tâm thế cấp cứu 24/7 với những ca bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, bác sĩ, y tá và những nhân viên y tế thường không có được một cái Tết trọn vẹn bên gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại vì cái Tết lại càng xa vời hơn với họ.

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Bác sĩ và các nhân viên y tế càng trở nên vất vả hơn trong dịp Tết (Ảnh: Bộ Y tế)

Thậm chí, các bạn sinh viên ngành y khi vừa lên năm 3 cũng đã phải trải nghiệm "trực Tết" và "tập làm quen" với việc không đón Tết cùng gia đình từ rất sớm. Có thể nói, đây là công việc đánh đổi hạnh phúc, sức khoẻ của mình cho hạnh phúc, sức khoẻ của người khác.

2. Bộ đội biên phòng

Đối với những chiến sĩ luôn phải canh giữ biên giới và hải đảo, họ đã quen với những tháng ngày xa nhà, xa quê hương để đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn cho người dân thì những người lính biên phòng phải canh gác, đảm bảo trật tự biên giới quốc gia. Với những người lính biên phòng, nghỉ Tết là điều gì đó rất xa xỉ.

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Những ngày Tết của họ không phải đoàn viên bên gia đình mà là quây quần bên đồng đội, đơn vị trong cái lạnh lẻo và xa xôi nơi biên giới (Ảnh: NLĐ)

3. Công an nhân dân

Tuy không phải đóng quân tại các vùng miền xa xôi nhưng các chiến sĩ công an cũng rất khó để có được một cái tết tròn vẹn bên gia đình. Công an nhân dân (bao gồm cảnh sát giao thông) cũng là lực lượng đảm bảo an toàn cho người dân. Công việc của họ là giữ gìn trị an, duy trì trật tự giao thông khi có vấn đề phát sinh vào dịp Tết. 

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Trực Tết (Ảnh: H.E)

4. Công nhân vệ sinh môi trường

Nhân viên môi trường lại là những người làm việc vất vả hơn cả ngày thường để giữ gìn vệ sinh chung trong dịp lễ lớn đặc biệt này. Họ thường xuyên đón giao thừa ngoài đường, bên những chiếc chổi, chiếc thùng và những tấm áo có phản chiếu dạ quang vốn đã quá quen thuộc hàng ngày. Nỗi cô đơn và hy vọng được ăn Tết bên gia đình của họ có lẽ chúng ta không thể hiểu hết được. 

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Nhân viên vệ sinh môi trường vẫn luôn thầm lặng với công việc giữ gìn vệ sinh vì đường phố "xanh - sạch - đẹp" dù là dịp lễ Tết (Ảnh: Báo Giao thông)

5. Người làm truyền thông

Truyền thông luôn là một dòng chảy không ngừng nên người làm truyền thông cũng phải làm việc không ngừng nghỉ để mang đến món quà giải trí cho tất cả mọi người. Bởi lẽ, ngày Tết là dịp chúng ta được ở nhà nghỉ ngơi, thưởng thức các tiết mục văn hóa văn nghệ hấp dẫn và những bài viết trên mạng xã hội.

Nhưng những người đem lại niềm vui cho chúng ta lại phải làm việc hầu hết thời gian trong Tết, chẳng hạn như các phóng viên truyền hình, báo đài, quay phim, MC, ca sĩ diễn viên tham gia các chương trình truyền hình,... đều luôn tất bật không ngừng để mang đến những giây phút thư giãn cho tất cả chúng ta.

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Người làm truyền thông thường mang đến những phút giây thư giãn cho mọi người vào dịp Tết nên cũng không có ngày nghỉ (Ảnh: VieOn)

6. Phi công, tiếp viên hàng không 

Phi công và tiếp viên hàng không luôn được biết đến là những công việc có thu nhập hấp dẫn thuộc top đầu. Đổi lại công việc này đòi hỏi các nhân viên phải làm việc "không ngày nghỉ" dù là ngày lễ. 

Đây là nhóm ngành nghề giúp đưa những người con xa xứ trở về nhà ăn Tết và chào đón những vị khách ngoại quốc đến với Việt Nam. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thì công việc này lại càng thêm nguy hiểm với khả năng phơi nhiễm cao từ hành khách khắp mọi nơi.

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Những con người "làm chủ bầu trời" cũng khó có một cái Tết tròn vẹn (Ảnh: Vietnam Airlines)

7. Người làm du lịch 

Do tính chất công việc, đối với những nhân viên làm việc tại khách sạn, Tết có lẽ khác ngày bình thường ở chỗ đông du khách và cực nhọc hơn. Do ngành du lịch mở rộng, giờ đây có rất nhiều người ngoại quốc muốn đón Tết cổ truyền của Việt Nam. Vì thế, những nhân viên tại khách sạn cũng khó có cơ hội đón tết bên bố mẹ, người thân.

nhung nghe khong co tet dam me duoc danh doi bang su sum vay gia dinh - anh 0
Người làm du lịch cũng thuộc một trong những ngành nghề không có tết bởi đặc thù công việc phục vụ nhu cầu khách hàng 

Về quê ăn Tết cùng gia đình là thông lệ, là "cái nếp" của nhiều người Việt làm ăn xa xứ. Tuy nhiên, ngược với số đông, nhân lực của những nhóm ngành trên thì việc ăn Tết ở quê đã trở thành một điều xa xỉ. Xa xứ có lẽ là cả mà cuộc đánh cược nhưng những trái tim ngành dịch vụ vẫn có cái Tết khang khác trong lòng.

Nỗi niềm trực Tết của sinh viên ngành Y: Bệnh viện là nhà, đánh đổi vì tính mạng của nhiều người

Nỗi lòng của những đứa con xa nhà ngày Tết: Nhớ lắm nhưng không thể về...

Quiz: Du xuân dịp Tết cùng loạt câu hỏi về các địa điểm du lịch hot nhất Việt Nam

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ