Nhạc Việt có cần ca sĩ ảo?

Sự xuất hiện của những thần tượng ảo có thể khiến những giọng hát "chiêu trò" bị ảnh hưởng?

Giọng hát hay hơn những ca sĩ "ảo"

Nghệ sĩ ảo tên Ann của một đơn vị tại Việt Nam vừa được giới thiệu. Ngay sau khi MV của Ann được ra mắt, khán giả nhận xét giọng hát của cô giống giọng hát của Thùy Chi.

"Giọng của Ann không dùng giọng gốc của một người mà chọn lọc bằng AI dựa trên giọng hát của nhiều người khác nhau", nhà sản xuất nói. Với giọng hát của nữ thần tượng ảo này, AI được sử dụng như một bộ lọc để kết nối các giọng hát có trong một big data (hệ thống chứa dữ liệu).

Ann sẽ đối đầu với một giọng hát "ảo" khác là Chi Pu?

Trong một thị trường nhạc Việt vốn có vô số những ca sĩ "ảo" thường được biết đến với danh xưng "ca sĩ phòng thu", việc một nghệ sĩ ảo có sự đầu tư về giọng hát xuất hiện hứa hẹn cũng sẽ tạo ra nhiều điểm nhấn.

Thần tượng ảo cũng làm tiêu biến đi tất cả những khó khăn mà các công ty quản lý phải đối mặt, khi những idol này không cần nghỉ ngơi, có thể xuất hiện cùng lúc trên nhiều nền tảng, tiêu tốn chi phí rẻ hơn. 

Sạch tinh tươm về đời tư

Việc tạo ra giọng ca ảo từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vốn không xa lạ với âm nhạc các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Cuối năm 2020, SM Entertainment - một trong những công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc, giới thiệu nhóm nữ mới: aespa.

Nhóm nhạc này bao gồm bốn thành viên là người thật và kèm theo bốn thành viên là phiên bản ảo được gọi là các ae. SM nói rằng những idol ảo này sẽ có tương tác với idol thật. Họ còn xây dựng KWANGYA để phát triển một vũ trụ riêng phù hợp với concept của nhóm.

nhac viet co can ca si ao - anh 0
aespa thành công với việc xây dựng hình tượng nghệ sĩ ảo.

Theo đơn vị quản lý, lợi thế của thần tượng âm nhạc ảo là không dính vào những tai tiếng về đời tư, trình diễn liên tục mà không bị ảnh hưởng về sức khỏe, tuổi tác, kỹ năng.

Đây cũng là điểm mạnh nhất của các ca sĩ ảo khi chắc chắn những lùm xùm đời tư sẽ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. Tuy vậy, một điểm bất lợi khác có thể dễ dàng thấy được chính là sức hút của họ sẽ không được như những con người với câu chuyện thật.

Xu thế của tương lai

Tại Việt Nam, nghệ sĩ ảo cũng đã có cơ hội được biểu diễn với âm thanh và hình ảnh sống động. Trong sự kiện HOZO 2022, hai ca sĩ ảo Michau và Damsan lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam, xuất hiện trên màn hình chính, bên cạnh là ban nhạc và vũ công đứng xung quanh.

Michau và Damsan cũng đã được debut cuối năm 2022.

Về phía các nhà nghiên cứu, họ cũng đang tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động và tạo nên nhân vật ảo giống với người.

Có thể trong năm 2023, nhân vật ảo sẽ xuất hiện ngày càng nhiều tại các sự kiện giải trí, khuấy động giới công nghệ và thu hút sự tập trung của cộng đồng thay vì đổ rất nhiều tiền để đầu tư cho các dịch vụ khác như thuê gương mặt đại diện, quảng cáo…

"Hát dở sao gọi là ca sĩ?"

Diệu Kiên: "Tôi cần rèn luyện nhiều hơn mới xứng danh xưng ca sĩ!”

"Ca sĩ GenZ múa hay - nhảy giỏi, ngoại hình lung linh, yếu mỗi giọng hát"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ