Nguồn gốc và ý nghĩa ngày 23 tháng Chạp: Truyền thuyết "hai ông một bà"

Cúng ông Táo là việc làm mà bất kì người Việt nào cũng biết mỗi dịp Tết đến, nhưng để biết cụ thể ông Táo là ai thì nhiều người vẫn còn mù mờ.

Hàng năm, vào đúng ngày 23 tháng Chạp, tại các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng để đưa tiễn  ông Táo lên chầu trời bằng cá chép. Đây được xem là việc Táo quân lên trời để báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình trong năm vừa qua. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Nguồn gốc ngày cúng ông Táo

Sự tích Táo quân hay sự tích ông Công ông Táo là câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng và có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc thời xưa nhưng được dân gian Việt hóa trở thành huyền tích "hai ông một bà" - vị thần Nhà, vị thần Đất, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

nguon goc va y nghia ngay 23 thang chap truyen thuyet hai ong mot ba - anh 0
Vào 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân thường lên trời để báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình trong năm vừa qua

Chuyện kể lại rằng:

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, cả hai ăn ở với nhau mà lâu có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi nhau.

Một hôm, Trọng Cao tức giận đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi buồn bực bỏ nhà ra đi sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Cả hai nên duyên vợ chồng. Khi Trọng Cao nguôi giận vợ, anh chàng lại nghĩ mình là người có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc mang theo tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao ăn xin ghé tới nhà Thị Nhi, cả hai nhận ra nhau. Thị Nhi đã rước Trọng Cao vào nhà rồi ngồi kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm lấy tro bón ruộng.

Lúc này, Trọng Cao vì sợ không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của chính mình nên đã nhào vào đống rơm để chết theo. Gặp phải tình cảnh bất ngờ này, Phạm Lang không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

nguon goc va y nghia ngay 23 thang chap truyen thuyet hai ong mot ba - anh 0
Sự tích về ông Công ông Táo được dân gian Việt hoá trở thành huyền tích "hai ông một bà" (Ảnh: Sưu tầm)

Cả ba linh hồn của các vị này được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều là người có nghĩa, có tình nên sắc phong làm Táo quân, gọi chung là Định Phúc Táo quân, nhưng mỗi người lại trông giữ một việc:

Trọng Cao làm Thổ Địa, phụ trách trông coi việc nhà cửa được phong danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Phạm Lang làm Thổ Công, sẽ trông coi việc bếp với danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.Thị Nhi làm Thổ Kỳ, phụ trách trông coi việc chợ búa, được phong danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, cả ba vị thần Táo được coi là ba vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này sẽ do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường sẽ được ghi vắn tắt là "Định Phúc Táo quân" nghĩa là thần định mọi hạnh phúc.

nguon goc va y nghia ngay 23 thang chap truyen thuyet hai ong mot ba - anh 0
Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới (Ảnh: Sưu tầm)

Ý nghĩa ngày cúng ông Táo 

Theo quan niệm của nhiều người Việt, ông Táo không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của của gia đình, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Theo đó, cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình thường đem cá chép ra ao, sông hồ để thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

nguon goc va y nghia ngay 23 thang chap truyen thuyet hai ong mot ba - anh 0
sau khi cúng lễ xong, các gia đình thường đem cá chép ra ao, sông hồ để thả cá chép (Ảnh: Vietnamnet)

Lễ cúng Táo quân đã được ấn định vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không cần chọn giờ, chỉ cần cúng xong trước 23h, nếu sau 23h mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

"Gần Tết rồi, xin đừng bom hàng..."

Đến hẹn lại lên, phố Hàng Mã tấp nập người mua kẻ bán những ngày cận Tết

Gen Z và những lưu ý cho khách đến nhà chơi Tết, đừng vấp phải quạu quọ đầu năm

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ