Người nước ngoài nói gì về giãn cách xã hội ở Việt Nam?

Ở đất nước nhỏ bé này, chúng ta đã bảo vệ, che chở cho rất nhiều vị khách ngoại quốc đang ghé thăm, sinh sống và làm việc tại đây. Họ đã nói gì về cách chống dịch của Việt Nam?

Cái chết từ từ - là câu nói mô tả chân thật nhất về sự lây lan Covid-19 trên toàn thế giới, có những Quốc gia vỡ trận và không thể kiểm soát được số ca mắc bệnh lên đến hàng triệu người. Hầu hết mọi công dân trên thế giới đều phải sống trong những tháng ngày lo sợ, đến mức chẳng thể nghĩ gì đến tương lai vì hiện tại đã quá tăm tối vì dịch bệnh. 

Tại Việt Nam - một quốc gia nhỏ bé không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh - nơi đây còn được dự đoán là đất nước dễ "toang" nhất nếu dịch bùng phát vì có đường biên giới sát với quốc gia phát tán virus, nhưng may quá… điều kì diệu đã xảy ra với chúng ta. Từng đợt Covid-19 quay lại đe dọa, Việt Nam đều chiến thắng trước sự ngỡ ngàng của nước bạn. Nhưng riêng chúng ta - những người con của Việt Nam sẽ không gọi đó là điều kì diệu, vì đó là kết quả cần được xảy ra bởi sự ngoan cường chống dịch của chính phủ, các y bác sĩ tuyến đầu, những thanh niên trẻ và cả ý thức chống dịch của mọi người dân. 

nguoi nuoc ngoai noi gi ve gian cach xa hoi o viet nam - anh 0

Ở đất nước nhỏ bé này, chúng tôi còn bảo vệ, che chở cho rất nhiều vị khách ngoại quốc đang ghé thăm, sinh sống và làm việc tại đây. Và họ đã nói gì về cách chống dịch của Việt Nam? 

“Cảm giác như gia đình tôi đã trúng giải độc đắc khi ở lại Việt Nam trong mùa dịch” 

Dựa trên bài viết của tác giả Steve Jackson đăng tại Medium.com, đây là một lời tâm sự của một gia đình công dân người Anh đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đúng mùa dịch Covid-19. 

Bài viết chia sẻ: "Nếu bạn là một người đàn ông da trắng đứng tuổi, có lẽ bạn sẽ khó hiểu với những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Khi mọi thứ bắt đầu, chúng tôi đã nghĩ rằng Việt Nam chẳng có đủ máy thở cho mọi người, chúng tôi đã chắc chắn rằng quốc gia này sẽ khốn đốn vì đại dịch. Ít nhất thì sống tại Anh cũng phát triển hơn. Tôi đã từng nghĩ mình có nên đưa gia đình về Anh. Thậm chí tôi còn chẳng dám nghĩ về tương lai tích cực tại Việt Nam. Nhưng sau đó, tôi cảm giác như gia đình tôi đã trúng giải độc đắc khi ở lại Việt Nam trong mùa dịch. Bầu trời trong xanh của Việt Nam đối lập hoàn toàn với mùa đông ảm đạm của dịch bệnh tại Anh…"

nguoi nuoc ngoai noi gi ve gian cach xa hoi o viet nam - anh 0

Cũng là một trong số những người nước ngoài đã sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, ông Skip Carver - người Mỹ - cho hay: "Ban đầu tôi rất lo ngại về đại dịch vì Việt Nam rất gần Trung Quốc". Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự khẩn trương của chính phủ Việt Nam và sự hợp tác của người dân, ông càng trở nên an tâm hơn: "Việc đeo khẩu trang trở thành bắt buộc và chính phủ nhanh chóng kiểm soát việc đi lại của mọi người. Thậm chí những ứng dụng thông báo về tình hình dịch cũng xuất hiện và chỉ cần nhấn nút là đội kiểm tra y tế với đồ phòng hộ có thể xuất hiện trước mặt chúng ta ngay lập tức. Tôi biết ơn vì mình đang được an toàn ở Việt Nam". 

"Khi tôi đi xe máy, chợt thấy có nhiều cổng rào và giây giăng phía trước, chưa chắc đã có dịch chỗ đó hay không nhưng điều đó cho thấy ở đây có nhiều người liên quan đến ca bệnh hoặc biết ai nghi nhiễm, tôi thấy điều này thật tuyệt vời và an toàn cho tất cả mọi người" - chia sẻ của Brandon, người Mỹ, trên Vlog phỏng vấn của Những Chàng Trai Hàn Quốc. 

"Tôi cảm phục khi thấy có vô vàn anh hùng thầm lặng đang chiến đấu và sống cùng người dân"

Có lẽ, những hình ảnh về các y bác sĩ tuyến đầu đang ngày đêm chống dịch, hay loạt ảnh các chiến sĩ, bộ đội phải nhường chỗ ở cho người dân cách ly và cả câu khẩu hiệu được lan tỏa trên mạng xã hội: #VietnamLeavesNoOneBehind (Việt Nam không bỏ rơi một ai) đã khiến bạn bè quốc tế không khỏi trầm trồ, cảm kích, thậm chí họ còn thốt lên rằng: Ước gì tôi bị kẹt mãi ở Việt Nam. 

nguoi nuoc ngoai noi gi ve gian cach xa hoi o viet nam - anh 0

Không chỉ là chia sẻ của những người nước ngoài đang sinh sống và là việc tại Việt Nam, mà hầu hết các phương tiện truyền thông báo chí, các tổ chức quốc tế, học giả, chính khách nước ngoài cũng đánh giá công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Hàng loạt mỹ từ, tiêu đề bài viết ấn tượng bày tỏ sự ngưỡng mộ, thậm chí là thán phục như: "COVID-19: Ngoại lệ Việt Nam", "Việt Nam - Điều thần kỳ mới của châu Á?"… tràn ngập trên các phương tiện truyền thông và dư luận thế giới trong suốt năm qua là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh. 

Trang mạng The Conversation của Mỹ ca ngợi: "Mỗi cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện tại Việt Nam đều nhắc nhở chúng tôi về giá trị tinh thần cao quý của con người. Những tấm gương sáng đáng khâm phục về tình đoàn kết có thể giúp tất cả chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng này". Hồi tháng 7/2020, Courthouse News Service của Mỹ cũng từng đánh giá Việt Nam là "Vô địch thế giới không có đối thủ cạnh tranh" trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. 

nguoi nuoc ngoai noi gi ve gian cach xa hoi o viet nam - anh 0
nguoi nuoc ngoai noi gi ve gian cach xa hoi o viet nam - anh 0
Việt Nam nhận cơn mưa lời khen từ báo chí Quốc tế

Dịch bệnh đang trở lại và hoành hành ngang dọc, mỗi ngày thông báo của Bộ Y tế về số ca nhiễm bệnh trên chiếc smartphone cầm tay của mỗi người có thể sẽ khiến chúng ta thở dài đau xót. Nhưng sẽ không có gì là không thể làm được nếu mỗi người dân đều tự ý thức và chủ động hợp tác cùng chính phủ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng đến chiến thắng Covid-19 lần thứ 3 như chính lòng tin của bạn bè quốc tế: "Việt Nam sẽ ngày một tươi đẹp hơn, hay nói đúng hơn quốc gia này vốn đã tươi đẹp. Phản ứng thuộc hàng đẳng cấp thế giới, sự minh bạch, cởi mở, thống nhất. Những yếu tố này có thể là tiền đề thành công cho nhiều lĩnh vực. Thậm chí nó có thể trở thành tiêu chuẩn mới cho sự thành công" -  Steve Jackson, một công dân người Anh cho biết. 

Covid-19 đã thay đổi các hình thức giải trí của Gen Z như thế nào?

Loạt tranh cổ động mùa Covid-19 khiến bạn phải thốt lên: "Thì ra còn những điều nhỏ bé đáng yêu như thế!"

Sài Gòn bùng dịch trở lại, Gen Z đang làm gì ngoài học online, ăn ngủ cho "qua ngày đoạn tháng"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ