Nên hay không việc "giả giọng" địa phương để hòa nhập khi học xa nhà?

Khi xác định sẽ học tập và làm việc lâu dài tại một nơi ở mới thì việc thay đổi ngôn ngữ cũng giống như việc học "ngoại ngữ" vậy.

Đến một thành phố lớn cách xa nhà để học tập thật sự rất khó khăn. Dù vẫn là người Việt Nam đó thôi nhưng văn hóa nước mình quá phong phú khiến không ít bạn trẻ bị "shock văn hóa". Và trước hết đó là tiếng nói, nói giọng địa phương mình thì người ta sẽ không hiểu hoặc không nghe ra nhưng nếu thay đổi thì lại bị cho là "mất gốc". Vậy có nên thay đổi giọng địa phương khi đến nơi khác hay không?  

nen hay khong viec gia giong dia phuong de hoa nhap khi hoc xa nha - anh 0

Khó khăn khi dùng giọng địa phương ở các thành phố lớn

Đất nước mình có đa dạng văn hóa các vùng miền và ngôn ngữ cũng vậy. Không chỉ các dân tộc có ngôn ngữ khác nhau mà giữa các miền cũng có khá nhiều khác biệt. Tuy rằng những chuyện như pha tiếng, lấy tiếng địa phương ra trêu chọc đã gần như không còn nhưng dùng tiếng địa phương khi đi học đi làm ở các vùng miền khác cũng vẫn gây ra không ít trở ngại.

Nhiều sự khác biệt trong ngôn ngữ sẽ khiến bạn ngơ ngác và ngỡ ngàng. Ví dụ như câu chuyện một bạn sinh viên miền Bắc đi mua nước uống và được cô bán hàng hỏi: "Có lấy tẩy không con?" thì bạn sinh viên lại ngớ người không biết vì sao đang mua nước cô lại hỏi lấy tẩy (tẩy là cục gôm trong tiếng miền Bắc).

nen hay khong viec gia giong dia phuong de hoa nhap khi hoc xa nha - anh 0

Và còn rất nhiều sự khác biệt tạo nên những tình huống dở khóc dở cười khác nữa. Do giọng điệu và cách nói khiến nhiều khi người Việt nói tiếng Việt với nhau nhưng vẫn không hiểu đối phương nói gì. Vấn đề tiếng địa phương khiến không ít bạn sinh viên đi học xa nhà cảm thấy khó khăn thậm chí còn mặc cảm, tự ti vì sự khác biệt của mình.

Ngại thay đổi vì sợ bị cho là "mới lên thành phố mấy hôm đã ra vẻ"

Nhận ra những khó khăn trong sự khác biệt về ngôn ngữ trong học tập và làm việc nhưng nhiều bạn trẻ dù hoàn toàn có thể tập nói theo phương ngữ mới nhưng còn chần chừ rất nhiều. Họ cảm thấy ngại khi nói một "thứ tiếng" khác với giọng phương ngữ của mình từ nhỏ đến lớn. Sợ nói sai, nói không hay sẽ bị chê cười và hơn nữa là sợ chính người ở quê nhà nói rằng "mới lên thành phố mấy hôm đã ra vẻ".

nen hay khong viec gia giong dia phuong de hoa nhap khi hoc xa nha - anh 0
YouTuber Chi Sally từng làm rất nhiều video về cách phân biệt tiếng nói cùng miền

Tiếng nói – một điều đã quá quen thuộc mà muốn thay đổi thì quả thật chẳng phải chuyện dễ dàng. Khi đi học Đại học hay đi làm ở các vùng miền khác chẳng ai và cũng chưa có lớp học nào nói rõ ràng cho bạn việc có nên tập thay đổi giọng nói để dễ phù hợp hay không. Và liệu rằng thay đổi như vậy có phải là "mất gốc".

Vậy "nói" thế nào cho đúng?

Tiếng nói là điều đặc trưng của một đất nước và đối với mỗi tỉnh thành của đất nước ta cũng vậy. Trong tiếng Việt chưa có cái gọi là "giọng chuẩn quốc gia" bởi vậy mà ở mỗi phương ngữ đều giá trị và đáng để lưu giữ như nhau.

Việc mà mọi người cảm thấy lo lắng và không thoải mái khi tập nói để hòa nhập theo nơi mình học tập và làm việc là có cơ sở nhưng biết linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ để hòa nhập thì chẳng có gì gọi là "mất gốc" hay "mới lên thành phố mà ra vẻ" ở đây cả.

nen hay khong viec gia giong dia phuong de hoa nhap khi hoc xa nha - anh 0

Khi xác định sẽ học tập và làm việc lâu dài việc thay đổi ngôn ngữ cũng giống như việc học "ngoại ngữ" vậy, chỉ đơn thuần là để hòa nhập và làm việc hiệu quả hơn. Còn tiếng phương ngữ mình vẫn phải gìn giữ, vẫn nói tiếng địa phương khi khi gặp đồng hương, khi ở nhà thì đâu có sự mai một hay "mất gốc nào".

5 tuyệt chiêu giao tiếp "vượt thế hệ" cho Gen Z nơi công sở

Những "tấm chiếu mới" 2k3 và lầm tưởng dễ mắc phải về Đại học

4 công việc part-time kinh điển thời sinh viên ai cũng trải qua ít nhất một lần

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ