Mẹ kể chuyện yêu: "Thời đấy mẹ không lấy chồng cho mình..."

"Tình yêu của bọn con ngày nay, không giống bố mẹ ngày trước", mẹ kể.

Có bao giờ bạn ngồi lại, hỏi chuyện về tình yêu của bố mẹ, ông bà ngày xưa của mình như thế nào không? Nghe rồi mới biết, tình yêu thời nay khác xa với hồi xưa thế nào. Nếu không nói là một trời một vực. 

Ngày xưa bố mẹ, ông bà yêu nhau trong thời chiến tranh, bao cấp khốn khó, cả gia tài đôi khi chỉ là chiếc xe đạp cũ kỹ, lóc cóc và hỏng hóc như cơm bữa. Thế nhưng sao tình yêu vẫn cứ trong veo đến thế, vẫn lấp lánh trong khóe mắt cười, giọng nói bồi hồi xúc động mỗi khi kể về chuyện của mình cho con cháu nghe. 

picture

Có lẽ, sống lâu trong cái khổ nên người ta cũng quen khổ rồi, ngay cả tình yêu hồi xưa đó cũng nhẹ nhàng, chắt chịu, trân trọng và... cũng có những nỗi buồn riêng mà thời nay khó tìm thấy được. 

Lời toà soạn

Vấn đề

Logo VieZ

Bố và mẹ của Phụng đều sinh năm 1964, và kết hôn vào năm 1987. Tức chỉ sau một năm thời bao cấp vừa đi qua, nhưng cái khổ thì vẫn còn ngấm ngầm vào trong cuộc sống với nhiều bấp bênh, tam trung. Một ngày hồi tưởng lại năm xưa, mẹ Phụng kể: 

"Bố quen mẹ nhưng thực sự là muốn lấy lòng bà ngoại..."

"Ngày xưa, bố con từ dưới quê Long Khánh lên thành phố học Đại học trường Kỹ Thuật ở Thủ Đức. Hồi xưa ông ấy chịu khó lắm, từ dưới Thủ Đức mà đạp xe đạp lên Xóm Mới chơi để gặp mẹ. 

Đại khái là đi đi về về, cứ một tuần lên một lần. Nhưng thời gian lúc đầu mẹ cũng không chịu, chỉ là người ta thích thì người ta lên thôi còn mình thì bình thường, người ta để ý mình nhưng mình không biết. Khoảng nửa năm bố mới bắt đầu tỏ tình, thời gian phải về lại dưới quê Long Khánh bố lại thường hay viết thư lên tỏ tình, nói là thương và muốn tìm hiểu mẹ.

Thời điểm ấy, mẹ cũng có nhiều người thích, họ đến nhà chơi và muốn tìm hiểu mẹ. Bà ngoại thấy có một người lớn hơn mẹ đến 10 tuổi nên bà ngoại không thích, còn mẹ thì thích người lớn tuổi hơn. Với lại người ta ở ngoài Bắc, sợ người ta có gia đình rồi mà mình không biết cho nên bà ngoại không cho mẹ cơ hội để tìm hiểu. 

me ke chuyen yeu thoi day me khong lay chong cho minh - anh 0

Rồi bố mới bắt đầu tiếp cận với bà ngoại, thật ra bố nói quen mẹ thôi chứ lại nói chuyện với bà ngoại nhiều hơn để... "lấy lòng". Khi ấy bà ngoại thấy bố cần cù chịu khó nên bà ngoại cảm thấy quý vậy thôi.

Nhưng ông ấy chịu khó thật... Mẹ đi công nhân giày da ở quận 10,  thời gian đấy mẹ đi sớm về muộn nên bố xin phép bà ngoại được đưa đón mẹ bằng xe đạp. Buổi sáng thì 5h30 có mặt thì 4h30 đã phải đạp xe qua chở mẹ đi làm, buổi trưa là 12h30 tan ca thì lên đón mẹ về. Có hôm tăng ca đến 10h đêm bố vẫn đón.

Một thời gian xe cộ mẹ bị hư là bố ngồi sửa, mời uống không uống, mời ăn không ăn mà nhịn để sửa xe. Kiểu bố khéo chân khéo tay, thấy nhà bà ngoại mà bị hư gì cũng đều sửa lại được hết. Bà ngoại thấy khéo tay, chịu khó vậy nên bà ngoại ưng. Còn về phía mẹ, thấy bà ngoại thích thì mình cũng chịu.

me ke chuyen yeu thoi day me khong lay chong cho minh - anh 0

"Mẹ cũng không quan tâm việc cưới chồng đó là cho mình"

Thiết nghĩ thời đấy mẹ 23 là cũng lớn lớn tuổi rồi, thấy bà ngoại ưng thì thôi kệ cũng ưng. Còn những người khác bà ngoại lại không ưng. Mà thấy bà ngoại không thích thì mẹ cũng không thích, mẹ cũng không quan tâm việc cưới chồng đó là cho mình. 

Thời điểm ấy bố về rẫy làm cho ông bà nội ở dưới quê. Phụ một thời gian thì cũng qua lại bằng thư từ, xong lâu lâu lại lên thăm thế thôi. Đến khi bố chấp nhận và bằng lòng rồi, thì bố kêu ông bà nội lên để nói chuyện, xin cho hai bên qua lại. Bố cũng có hỏi ý mẹ, rồi hỏi ý ông bà ngoại thì bà ngoại chấp thuận.

Nhưng mà cũng gian truân do ông bà nội thì thích gái quê, người ta biết quán xuyến, làm rẫy làm ruộng nó quen. Còn mình gái thành phố về, mình không biết làm, rồi sức khoẻ mình cũng không biết có bằng người ta hay không?

me ke chuyen yeu thoi day me khong lay chong cho minh - anh 0

Nhưng bố quyết lấy mẹ dù ở dưới đó nối mấy đám cho nhưng bố không bằng lòng. Sau đó bà nội mới ghi tên mẹ vô giấy với những cô mà bà nội chọn rồi để lên bàn thờ cho bố bốc thăm. Bố con vì sợ bốc ra không phải mẹ nên không dám bốc nữa. Quyết định lấy là lấy, nhưng ông bà nội cũng chưa bằng lòng. Xong rồi bố mới tuyệt thực, không ăn, lên trên gác xép nhịn ăn ở trên đấy. Bà nội sợ nên mới đi hỏi cưới cho....

Nói chung cuộc sống cũng có nhiều trắc trở, nhưng có một câu bà ngoại nói mà mẹ nhớ lúc đám cưới là "Của hồi môn mẹ cho là đức tin để giữ gìn hạnh phúc gia đình". Mẹ cũng nghĩ thế nên cứ sống nhịn nhục như vậy để giữ gìn hạnh phúc. Còn đúng sai hay thiệt hơn mẹ cũng chưa nghĩ đến hay quan tâm chuyện đó, mình chỉ nghĩ làm sao để có hạnh phúc trong gia đình. 

picture

"Gái có công thì chồng không phụ" nếu mình cứ sống đàng hoàng rồi nhịn nhục thì sau này tự khắc người ta cũng hiểu rồi đối đãi với mình tử tế hơn. 

Mẹ kể

Vấn đề

Logo VieZ

"Mẹ sống nhịn nhục, thương chồng thương con"

Nói thương cũng không hẳn là thương, chỉ là lúc bấy giờ cái duyên nó đến, nhưng chủ yếu mẹ cưới là do bà ngoại bằng lòng. Tới đâu thì hay tới đấy, người ta nói thương mình thì mình lấy người thương mình chứ mình cũng chẳng lấy người mình thương. Còn mẹ cũng chưa thấy mình thương ai hết cả.

Bản tính của mẹ thì khá giống bà ngoại, sống nhịn nhục, thương chồng thương con. Mình cũng muốn kiến tạo hạnh phúc cho nên những gì khó khăn, trắc trở và mình thấy bứt rứt hàng ngày mẹ đều cho qua và không lấy làm quan trọng. Cuộc sống va chạm với gia đình chồng, mẹ chồng - con dâu này kia có những cái mình chưa hợp và mình chưa hiểu nhau thì mẹ cố gắng để khắc phục. Thấy mẹ chồng giỏi mà mình chưa giỏi thì mình cố gắng làm và chịu khó hơn cũng chỉ để muốn cho người ta thấy thương mình, để chồng con không có bị áp lực về việc lấy vợ thành phố về rồi không biết làm gì.

me ke chuyen yeu thoi day me khong lay chong cho minh - anh 0

Đến giờ mẹ chẳng hối hận, mẹ cứ cho cuộc sống giống như là một cái duyên cái nợ, sướng khổ đã an bài rồi nên mình cứ sống thế thôi. Mẹ chẳng có bao giờ hối hận hay tiếc rẻ điều gì, chỉ mong càng sống lâu, càng hiểu nhau lâu, càng thông cảm, biết chia sẻ, động viên, thương yêu và kính trọng nhau hơn. 

Khi buông xuôi nhắm mắt rồi, không có điều gì người ta phải bất mãn, hay không bằng lòng điều gì cả. Tức là mình sống làm sao để khi ra đi người ta cảm thấy mình sống với người ta như vậy là đầy đủ. Cái hối tiếc là cái người ta cảm thấy chưa làm được gì cho mình và chưa có bù đắp lại được những cái mà mình đã làm được cho người ta. Những người đó là những người mình đã chọn để trao gửi cuộc đời mình. 

picture

Hồi đấy mẹ không nghĩ là mẹ thương mà mẹ sống với một đức tính là đã lấy chồng, đã chọn người đấy làm chồng thì mình phải là vợ, là mẹ đúng nghĩa của một người vợ, người mẹ vậy thôi. 

Mẹ kể

Vấn đề

Logo VieZ

Thời buổi bây giờ các con không có như thời mẹ hồi xưa, nó khác nhau nhiều lắm do giờ cũng tân tiến hơn nhưng ở đâu cũng có những cái ưu và cái khuyết. Thì bây giờ mẹ chỉ muốn các con sống làm sao để được hạnh phúc, vui vẻ nhưng phải trong sự tôn trọng lẫn nhau, không đòi hỏi, không có đi xa những cái không nên. Tinh thần phải luôn sáng suốt, minh mẫn để biết mình đến với nhau là vì thương yêu kính trọng. 

Người phụ nữ nào cũng mong được chồng yêu thương, tôn trọng, biết chia sẻ, biết cảm thông. Mẹ chỉ mong bố một điều rằng sẽ sống với mẹ đến những ngày cuối đời, là những gì mẹ ước mong. Cả hai vui vẻ, hiểu được tâm tư, giúp nhau sống, cùng nhau hạnh phúc chứ chẳng phải riêng gì cho mẹ mà cũng không riêng gì cho bố.

Khi các con thấy bố mẹ hạnh phúc thì sau này các con cũng có thể lấy đó làm cái điểm để cho tụi con sống như vậy thôi. Cuộc sống vợ chồng thì cũng có những lúc thăng trầm, có lúc giận hờn và sống gió nhưng mà mình cố gắng mình vượt qua... là được.

Chuyện mẹ kể.

Đã yêu xa lại còn bận rộn, Gen Z mách bí quyết giữ lửa: Chấp nhận trước tin tưởng sau!

Ngày Valentine gặp Hiên: "Yêu lại người cũ, chẳng có gì là sai..."

Vị thần bắn “phi tiêu tình yêu” nhưng đó không phải thần Cupid

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ