Kamadeva: Những điều bạn chưa biết về “Thần tình yêu”.
Trong ngày lễ tình nhân hình ảnh một thần Cupid mũm mĩm nhắm mũi tên tình yêu của mình vào trái tim của những con người độc thân dường như ở khắp mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp hình ảnh thần Cupid trên tấm thiệp xinh xắn hãy trên những hộp sô cô la. Có nhiều điểm tương đồng với thần Eros của Hy Lạp và thần Cupid của La Mã nhưng ít được biết đến ở phương Tây có một vị thần tên là Kamadeva - một vị thần cũng tượng trưng cho tình yêu, mê đắm và khao khát của người Hindu.
Về thần Kamadeva
Khác với sự đáng yêu của thần Cupid, thần Kamadeva được ví như một thanh niên cường tráng, thu hút khi cưỡi trên lưng con vẹt xanh khổng lồ tên là Suka. Kama là hiện thân của Chúa Vishnu, cầm trong tay chiếc cung làm bằng cây mía, còn dây của nó được làm bằng dây của những con ong mật và những mũi tên được làm từ 5 loại hoa. Kama đi cùng với người vợ Rati (dục vọng) và Vasant (nhân cách hóa mùa xuân). Những mô tả được tìm thấy trong cuốn Rigveda, kinh sách cổ nhất của Ấn Độ giáo có niên đại ít nhất 3000 năm.
Tất cả những yếu tố này tượng trưng cho sự ngọt ngào của tình yêu và chúng cũng gợi lên thanh xuân khi sự sống mới xuất hiện trên thế giới. Con vẹt của Kamadeva - Suka, cũng đại diện cho mùa xuân, cũng như tình yêu lãng mạn khi loài vẹt trong tự nhiên sống thành từng cặp.
Kama tuy đại diện cho một sức mạnh trừu tượng và tinh tế: "Ban đầu, mọi thứ bị che khuất bởi bóng tối. Sinh lực bao phủ bởi sự trống rỗng nảy sinh nhờ sức mạnh của nhiệt. Dục vọng (kama) nảy sinh và đó là hạt giống đầu tiên của tâm trí. Các nhà hiền triết tìm kiếm trong trái tim mình, bằng trí tuệ đã tìm thấy nó là sợi dây kết nối sự tồn tại và diệt vong" - trong Rig Veda 10. 129.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về cặp đôi này có lẽ là minh chứng cho sự căng thẳng giữa hai trong số những giá trị được coi là sâu sắc nhất trong truyền thống Ấn Độ giáo - tình yêu lãng mạn trong cuộc sống gia đình bên cạnh lý tưởng cao nhất là giải thoát khỏi chu kỳ tái sinh, khao khát tâm linh từ bỏ những ràng buộc trần tục bao gồm các mối quan hệ xã hội thông thường để theo đuổi sự tịnh tâm thiền định.
Kamadeva bị nguyền rủa bởi Brahma
Theo Shiva Purana , Kamadeva được sinh ra từ tâm trí của Brahma. Sau khi tạo ra Kama từ tâm trí của mình, Brahma đi vào thiền định sâu suy ngẫm về tạo vật hỗn loạn. Kamadeva sau đó đã bắn những mũi tên hoa của mình vào trái tim của Brahma. Sự thiền định bị xáo trộn và Saraswati đang ở bên cạnh khi Brahma mở mắt, và khao khát mãnh liệt trỗi dậy. Mặc dù cô là con gái của ông nhưng những mũi tên của Kama đã khiến Brahma mất đi lý trí.
Sự khao khát của Brahma và sự tức giận của Saraswati đã làm xáo trộn sự thanh bình của thế giới và khiến Thần Shiva mất khả năng thiền định. Sự tức giận của Shiva đã đưa Brahma trở lại và ngộ ra rằng tất cả xáy đến là từ mũi tên của Kama, Kama bị nguyền rủa thành tro. Cùng lúc đó, Kama gặp vợ của mình - Rati, người được sinh ra từ mồ hôi nhiệt tình của Prajapatis và họ cùng nhau có một đứa con tên là Harsha (Joy).
Kama làm phiền sự thiền định của Thần Shiva
Các vị thần hoang mang trước một con quỷ tên Taraka, kẻ chỉ có thể bị đánh bại bởi một con trai của Thần Shiva. Thần Shiva không có con và vẫn đang than khóc về cái chết của người vợ yêu dấu của mình là Sati. Kamadeva được giao nhiệm vụ làm gián đoạn việc thiền định khiến Shiva phải lòng Parvati. Với sự giúp đỡ của vợ mình là Rati và Vasant - chúa tể mùa xuân, Kama đã bắn những mũi tên tình yêu của mình vào trái tim của Shiva.
Vì khơi dậy sự tức giận mà Kama bị đốt thành tro từ sức mạnh mở ra từ con mắt thứ ba của Shiva. Nhưng khi Shiva đang mở mắt và nhìn thấy Parvati đã đem lòng yêu cô. Như kế hoạch đã được vạch sẵn, họ kết hôn và có một đứa con - Kartikeya chưa đầy 1 tuần tuồi đã giết chết con quỷ Taraka.
Rati, vợ của Kama cầu xin Parvati và Thần Shiva hồi sinh Kama. Với tình cảm của mình dành cho Parvati, Shiva đã đồng ý nhưng với một yêu cầu rằng Kama sẽ không thể mang một cơ thể bằng xương bằng thịt và sẽ phải lang thang khắp chốn để ban phát tình yêu và dục vọng tâm hồn, vì lý do này Kama còn được biết đến với cái tên Ananga - thần không có cơ thể.
Nguồn: TH&PL