Cứ tưởng chỉ là một món đồ chuyên dụng cho phái đẹp, áo nịt ngực hiện đã trở thành đề tài nghiên cứu tiến sĩ.
Sự tiến bộ của xã hội Việt Nam kéo theo những lợi ích về giáo dục khiến con người có đủ điều kiện hơn để học tập và phát triển về tri thức. Tầng lớp học thức hiện nay không chỉ dừng lại ở mức độ cử nhân mà có xu hướng nâng cao các học hàm như thạc sĩ, tiến sĩ. Gần đây, cộng đồng mạng lẫn giới chuyên môn xôn xao về luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực.
Nội dung liên quan
Theo thông tin, luận án thuộc về nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. cùng sự hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ. Tác giả hiện công tác tại Khoa Công nghệ may và thời trang Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Nội dung liên quan
Với chủ đề tập trung vào điều không tưởng - áo nịt ngực, luận án này thu hút sự tò mò của nhiều người, đồng thời xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái vì tính mới lạ nhưng đáng quan tâm. Trong luận án dài 142 trang, tác giả nêu rõ về mục đích nghiên cứu là xác định các đặc trưng nhân trắc ngực ứng dụng phương pháp đo 3D không tiếp xúc, chọn các kích thước đặc trưng và phân nhóm ngực nữ.
Điều này sẽ làm tiền đề cho việc xác định ảnh hưởng của kích thước ngực tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực. Đồng thời, luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế, sản xuất và lựa chọn áo ngực phù hợp cho phụ nữ Việt nam nói chung và áo ngực cho nữ thanh niên, nữ sinh miền Bắc Việt Nam nói riêng.
Xuất hiện trong thời điểm trào lưu nữ quyền đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, luận án về áo nịt ngực nhận được nhiều sự khen ngợi đến từ cộng đồng mạng. Trước thềm bảo vệ luận án vào 12/10/2022, tác giả Hồng Nhung trở thành tâm điểm chú ý của giới chuyên môn lẫn những người quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là nữ quyền:
- Một đề tài rất hay và bổ ích cho cuộc sống phụ nử hi vọng đề tài được thực hiện nghiêm túc và có kết quả ứng dụng cao!
- Chủ đề nghiên cứu nó thiết thực vô cùng . Dự án này cũng khá có ích cho những bệnh nhân ung thư vú và quan trọng là hướng tới phục vụ sức khỏe phụ nữ tại Việt Nam.
- Luận án hay thật mà, chỉ có con gái mới hiểu được cảm giác lục tung cả của hàng lên nhưng chẳng tìm nổi một cái áo ngực phù hợp hay phải nhét mình vào một cái áo không vừa để rồi trên da lại toàn những vết hằn. Mong là áp dụng được vào thực tế chứ không chỉ là một luận án nằm trên giấy!
Tuy nhiên, trên các diễn đàng mạng xã hội, một số cá nhân vẫn cho rằng luận án dù có tính thực tiễn, thời sự nhưng chủ đề lại hơi quá "nhỏ bé" so vớ học hàm tiến sĩ. Nội dung những lời chỉ trích xoay quanh vấn đề được cho là nhạy cảm, riêng tư của phụ nữ và đồ lót không nên trở thành đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ. Điều này tạo nên tranh luận dữ dội giữa cộng đồng mạng về vấn đề nữ quyền và thuần phong mỹ tục của phụ nữ Việt Nam.
Trước luận án về áo nịt ngực của Lưu Thị Hồng Nhung, đất nước ta từng "nở mày nở mặt" nhờ suất học bổng từ ĐH Harvard dành cho Tô Mỹ Ngọc. Cô nữ sinh ngành Tâm lý học đã vượt qua hàng ngàn ứng viên tiến thẳng vào học đường danh giá với bài luận dài hơn 500 từ với chủ đề về chiếc áo ngực. Thành công của Tô Mỹ Ngọc vang dội trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước nhờ vào tư duy nữ quyền vượt qua các định kiến cổ hủ.
Hàng loạt các tiêu đề về chiếc áo ngực không phù hợp size sẽ góp phần gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như ung thư vú, đau cột sống, biến dạng thân hình,... xuất hiện đầy rẫy trên các trang thông tin. Do đó, sự ra đời của luận án về áo ngực tại Việt Nam là dấu hiệu tích cực giúp phái nữ thoải mái, tự tin hơn trong cuộc sống.
Nguồn: TH&PL