Trong khi nhiều bạn bè cùng thế hệ Z chọn lối sống hưởng thụ vật chất, nhưng số còn lại lựa chọn làm thêm như một trãi nghiệm và đặc biệt từ công việc làm thêm, gen Z đã nhận ra những giá trị to lớn từ lao động.
Tiền không hề dễ kiếm
Khi chưa đi làm thêm, có thể gen Z nghĩ rằng đi làm thêm kiếm tiền dễ lắm, những gì chưa biết làm thì sẽ được cầm tay chỉ việc, người ta chỉ thế nào thì làm theo thôi. Nhưng trên thực tế, đi làm lãnh lương thì cũng đi kèm với rất nhiều trách nhiệm và áp lực. Gen Z sẽ phải dậy từ sớm nếu làm ca sáng, phải về khuya nếu làm ca tối, cuối tuần cũng phải cắm mặt đi làm mà không được đi chơi như trước nữa. Rồi khi làm việc, sẽ phải tiếp xúc với sếp khó tính, khách hàng phàn nàn, khách hàng hỏi xoáy và rất nhiều tình huống bất ngờ phải đích thân xử lý.
Nội dung liên quan
Khi chưa đi làm thêm, có thể gen Z nghĩ rằng đi làm thêm kiếm tiền dễ lắm nhưng trên thực tế, đi làm lãnh lương thì cũng đi kèm với rất nhiều trách nhiệm và áp lực.
Cực như thế, áp lực như thế mà lương thì cũng bèo bèo. Gen Z đi làm thêm thường sẽ có hai cách trả lương. Nếu trả lương cứng cố định hàng tháng, thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng. Còn nếu trả lương theo giờ thì sẽ rơi vào khoảng 20 - 25 nghìn đồng/giờ. Chưa kể đến việc nếu vi phạm lỗi khi làm việc, chẳng hạn như đi làm trễ, thất thoát hàng hoá, làm rơi vỡ đồ đạc,… thì sẽ bị trừ lương, phạt tiền theo quy định của nơi làm việc.
Bài học tiết kiệm
Khi nhận ra được rằng đi làm thêm kiếm tiền không hề dễ dàng, các gen Z sẽ hiểu được giá trị đồng tiền, từ đó sẽ rút ra được bài học chi tiêu tiết kiệm hơn. Có thể lúc trước chi tiêu mà không cần quá cân nhắc, cứ thoải mái với các cuộc đi ăn uống, đi sinh nhật, hát karaoke,… còn khi đi làm thêm rồi thì mua ly trà sữa thôi mình cũng thấy xót, thậm chí xăng tăng giá thì gen Z chỉ biết khóc thầm trong lòng vì thấy giá cả mọi thứ đều leo thang trong khi mức lương đi làm thêm cũng mình vẫn y như cũ.
Khi nhận ra được rằng đi làm thêm kiếm tiền không hề dễ dàng, các gen Z sẽ hiểu được giá trị đồng tiền, từ đó sẽ rút ra được bài học chi tiêu tiết kiệm hơn.
Thậm chí có thể các gen Z còn so sánh những món đồ bản thân đã mua với số giờ mình làm thêm nữa, đó cũng là một cách để hiểu giá trị đồng tiền và trân quý sức lao động của chính bản thân. Chẳng hạn như khi mua một ly trà sữa 30 nghìn đồng, thì sẽ nghĩ là phải vất vả làm việc cả 1 tiếng rưỡi mới kiếm đủ tiền mua ly trà sữa. Hoặc là khi muốn mua một đôi giày thể thao đắt tiền, thì nó lại tương đương với tiền công làm thêm suốt cả tháng. Điều đó không thể hiện rằng gen Z keo kiệt, tính toán chi li, mà nó thể hiện rằng các bạn đã học được cách chi tiêu tiết kiệm và trân trọng giá trị đồng tiền hơn, giá trị lao động.
Biết yêu thương ba mẹ
Chính từ bài học về giá trị lao động, gen Z cũng sẽ thương ba mẹ hơn, vì ba mẹ đã làm việc cực kỳ vất vả hàng chục năm trời để cho con có một cuộc sống no đủ, được đi học như bạn bè đồng trang lứa, không để mình thiếu thốn hay thua kém gì ai. Nhớ lại lúc nhỏ cứ hay nhõng nhẽo đòi ba mẹ mua cái này cái kia, tự nhiên thấy xấu hổ.
Chính từ bài học về giá trị lao động, gen Z cũng sẽ thương ba mẹ hơn, vì ba mẹ đã làm việc cực kỳ vất vả.
Một hành động cực kỳ đáng quý là trích ra một phần tiền lương đi làm thêm tháng đầu tiên để mua quà tặng ba mẹ. Có thể giá trị vật chất chẳng đáng bao nhiêu, nhưng nó thể hiện cho ba mẹ thấy là đứa con của họ đã trưởng thành, đã có thể tự đi làm thêm kiếm tiền và biết trân trọng đồng tiền do chính mình làm ra.
Không làm để "cho vui"
Suy nghĩ của gen Z về công việc họ đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của họ. Và chắc chắn chẳng một ai muốn có bạn trong đội ngũ nhân viên nếu bạn chỉ xem việc làm thêm như một cuộc vui để kiếm vài đồng tiền tiêu vặt. Hãy nghiêm túc và xem nó như một nhiệm vụ rất quan trọng. Hãy có trách nhiệm với công việc đang làm, dù chỉ là việc làm thêm.
Suy nghĩ của gen Z về công việc họ đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của họ.
Đi làm ngoài kiếm thêm thu nhập còn rất nhiều bài học khác nhau. Đừng biến công việc làm thêm thành một niềm vui đơn điệu, vui thì làm, buồn thì nghỉ. Hãy thật sự tỉnh táo và hiểu được mục đích đi làm thêm của bản thân. Phải luôn có gắng hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Hành xử tử tế với người đi làm thêm
Khi làm thêm bất kỳ công việc nào, đặc biệt là làm phục vụ, bạn sẽ biết cảm thông nhiều. Bởi vì, những người làm phục vụ có thể đã phải tiếp xúc với hàng trăm người, thậm chí với những nơi đắt khách, đông đúc, con số này tăng lên gấp nhiều lần. Và biết rằng không phải khách hàng nào cũng dễ chịu và thực sự tử tế. Có những người đơn giản chỉ đến quán ăn, ăn uống vui vẻ, thanh toán tiền rồi ra về. Thế nhưng sẽ cũng có những người, vì “trả tiền” cho người ta mà hạch sách và có thái độ “bề trên”, muốn đối xử với nhân viên như thế nào cũng được.
Nội dung liên quan
Những áp lực này của người phục vụ, bạn sẽ không thể nào thấy hết tất cả nếu như bạn không đi làm thêm công việc đó.
Chính việc hiểu được giá trị lao động sau khi đi làm thêm, gen Z học cách cảm thông cho những người cũng đi làm kiếm tiền giống họ. Từ đó, gen Z tử tế và cư xử có văn hoá, họ biết không phải bỏ tiền ra là có tất cả. Biết cách gọn gàng hơn khi ăn uống tại những nhà hàng, quán xá,... để người phục vụ đỡ cực nhọc.
Nguồn: TH&PL