Không cần cho phép người chuyển giới vì họ đã có cuộc thi riêng?

Cuộc thi sắc đẹp có quyền tự quyết định về các tiêu chí nhưng vẫn phải đối mặt với áp lực từ dư luận.

Tranh cãi cho phép người chuyển giới tham gia

Ở Hoa Kỳ, một thí sinh chuyển giới đã kiện cuộc thi này vì cho rằng cô bị phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính.

Anita Noelle Green đã tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, là thí sinh chuyển giới đầu tiên cho Hoa hậu Montana Hoa Kỳ và là người giữ danh hiệu Miss Elite Earth Oregon 2019. Chỉ có một cuộc thi đã loại cô ấy vì lý do cô ấy là không phải là "phụ nữ bẩm sinh" — Miss USA. 

khong can cho phep nguoi chuyen gioi vi ho da co cuoc thi rieng - anh 0

Green đã kiện Miss USA vào tháng 12 năm 2019. Nhưng cuộc thi cũng tuyên bố sứ mệnh của nó là hướng tới "phụ nữ bẩm sinh" và việc bao gồm cả Green sẽ "làm suy yếu tầm nhìn của nó" và phá hỏng "thông điệp trao quyền sinh học cho phụ nữ" dù Green khẳng định "Tôi luôn là phụ nữ."

khong can cho phep nguoi chuyen gioi vi ho da co cuoc thi rieng - anh 0

Tuy nhiên, hội đồng đã kết luận rằng cuộc thi này được coi là một hình thức biểu đạt nghệ thuật và có quyền bảo vệ những giá trị và tiêu chuẩn của nó. Do đó, việc từ chối tham gia của các thí sinh chuyển giới được coi là hợp lý và không được coi là phân biệt đối xử trái với luật pháp.

Ngược lại, vào năm 2012, Miss Universe bỏ lệnh cấm phụ nữ chuyển giới tham gia cuộc thi. Thế nhưng những tranh cãi vẫn không dừng lại 

Tháng 6.2018, Ángela Ponce giành ngôi Hoa hậu Hoàn vũ Tây Ban Nha 2018. Sự kiện này trở nên đặc biệt hơn khi cô là người chuyển giới đầu tiên đăng quang một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia. Ngay sau khi đoạt vương miện, Ángela Ponce được cử làm đại diện cho nhan sắc của đất nước mình để tranh tài tại cuộc thi Miss Universe quốc tế. Tranh cãi vì vậy đã nổ ra.

khong can cho phep nguoi chuyen gioi vi ho da co cuoc thi rieng - anh 0

Nhiều lý do bênh vực cô cho rằng các quy chuẩn đã cởi mở và sẽ gây ra sự phân biệt nếu không cho phép người chuyển giới tham dự. Những người ủng hộ Angela Ponce thẳng thắn bác bỏ quan điểm thí sinh chuyển giới phẫu thuật thẩm mỹ vì cũng có những nàm hậu là "phụ nữ bẩm sinh" vẫn phẫu thuật. Cho thấy, cạnh tranh về sắc đẹp vốn đã không công bằng, không có lý do gì cấm thí sinh thay đổi giới tính tham gia. Theo diễn đàn Missosology, tiêu chí cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ là đề cao sức mạnh, sự tự tin của phụ nữ. Do đó nên khuyến khích phụ nữ được là chính họ, thể hiện bản thân dù dưới bất cứ hình hài nào. 

Việc Hoa hậu chuyển giới Việt Nam 2021 Đỗ Nhật Hà nhận được "vé vàng danh dự" từ BTC cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Năm 2022 được xem như một "khoảnh khắc lịch sử" của cộng đồng người chuyển giới Việt Nam. Nhưng đồng thời cũng khiến nhiều người cho rằng cô chỉ là một chiêu bài để thu hút truyền thông của chương trình. 

khong can cho phep nguoi chuyen gioi vi ho da co cuoc thi rieng - anh 0
khong can cho phep nguoi chuyen gioi vi ho da co cuoc thi rieng - anh 0

Đỗ Nhật Hà chia sẻ: "Tôi biết chưa có tiền lệ khi có một thí sinh chuyển giới xuất hiện tại một cuộc thi nhan sắc mang tầm cỡ quốc gia. Tôi nghĩ đó là một khoảnh khắc lịch sử để mở ra nhiều cơ hội hơn cho thế hệ mai sau và những người giống như tôi".

Nên có "sân chơi" riêng

Một trong những ý kiến phản đối rõ ràng nhất là phát biểu của Miss Universe 1969 Gloria Diaz. Cựu hoa hậu người Philippines công nhận rằng các quy chế tại những cuộc thi nhan sắc trên thế giới cũng cởi mở và được điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Nhưng bà cho rằng vấn đề người chuyển giới tham gia thi hoa hậu sớm muộn gì cũng được mọi người chấp nhận nhưng không phải vào thời điểm này. "Những người đẹp đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính nên có cuộc thi của riêng họ và họ nên tham gia những cuộc thi mang tính đặc thù như thế", bà nói.

khong can cho phep nguoi chuyen gioi vi ho da co cuoc thi rieng - anh 0

Đồng tình với đàn chị của mình, Margie Moran, Hoa hậu Hoàn vũ 1973 cũng cho rằng các thí sinh chuyển giới nên có "sân chơi" riêng phù hợp với mình hơn. Renee Salud, nhà thiết kế thời trang và là nhà đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp, cho biết Miss Universe là một cuộc thi sắc đẹp truyền thống cho phái đẹp, vì vậy cần tôn trọng cái truyền thống lâu năm ấy. Cộng đồng LGBT vẫn có những cuộc thi riêng để thể hiện vẻ đẹp và tài năng của mình. Việc của họ là làm cho các cuộc thi ấy lớn hơn và uy tín hơn Hoa hậu Hoàn vũ. Nó phải là nơi để những người chuyển giới xinh đẹp trên khắp hành tinh tự cạnh tranh với nhau.

Cần nhấn mạnh rằng các cuộc thi sắc đẹp có quyền tự quyết định về các tiêu chí của họ. Tuy nhiên, các cuộc thi sắc đẹp vẫn phải đối mặt với áp lực từ dư luận và phải tìm cách giải quyết tranh cãi một cách minh bạch và công bằng.

Tất cả vì hai từ "hoàn mỹ"

Miss Universe và những lần đầu tiên: Phá vỡ định kiến, từ thí sinh "da màu" tới người chuyển giới

"Thi hoa hậu còn khó hơn cử tạ"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ