Khi nhân sự phim ảnh chất lượng cao chọn làm việc cho nước ngoài

Nhân sự VFX chọn làm hậu kỳ, kỹ xảo hình ảnh cho phim Hollywood thay vì phim Việt.

Trước đây, việc người Việt xuất hiện trên credit của các phim Marvel, bom tấn Hollywood là điều gây chấn động với mọi người. Tuy nhiên, thời gian sau, điều này dần trở nên quen thuộc. Ai nấy cũng phải thừa nhận rằng, nhân sự Việt xuất hiện càng nhiều trong các ekip triệu đô, trải dài từ Hàn sang Mỹ.

Năm ngoái, dàn nhân sự VFX chất lượng cao của Việt Nam xuất hiện trong credit của Squid Game. Thời gian gần đây, credit của The Glory cũng có những cái tên quen thuộc. Dễ thấy, không thiếu các nhân sự chất lượng cao làm trong mảng VFX, đồ hoạ 3D nhưng tại sao họ chỉ làm cho phim nước ngoài mà không phát triển tại Việt Nam?

NGÀNH PHIM TẠI VIỆT NAM VẪN CHƯA PHÁT TRIỂN

Sở dĩ nhiều người ra nước ngoài làm hậu kỳ đến từ việc ngành phim tại Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu đi lên. Đa số các phim ra rạp hoặc chiếu trên truyền hình đều không cần quá nhiều nhân sự chất lượng cao trong việc điều chỉnh hình ảnh, thêm thắt kỹ xảo.

Bên cạnh đó, việc đưa kỹ xảo vào trong phim cũng tốn kha khá kinh phí. Chỉ có một vài phim đầu tư cao về hình ảnh, hành động cháy nổ như phim của Phan Gia Nhật Linh, phim của Ngô Thanh Vân, các phim của Lý Hải mới cần tới VFX. Vì khó khăn trong việc tìm chỗ đứng tại Việt Nam nên đa số người trong VFX sẽ tìm cơ hội tại nước ngoài.

khi nhan su phim anh chat luong cao chon lam viec cho nuoc ngoai - anh 0
Các phim Việt Nam có sự đầu tư về VFX.

Khác với ngành game đang phát triển mạnh mẽ, nhận thức được đang thiếu sót thứ gì và cẩn bổ sung, đào tạo thứ gì về kỹ thuật còn ngành phim cứ mãi dậm chân tại chỗ. Những người thuộc nhóm "below the line" trong đoàn phim vốn có trình độ cao nhưng lại bị ngó lơ, không được đào tạo và "tận dụng" tài năng hết mức.

"Nói chung với mặt bằng văn hoá sáng tạo thấp như ở VN thì bây giờ vẫn là hô khẩu hiệu thôi. Nhưng rõ ràng họ có tinh thần hơn phim, điều kiện thị trường và nguồn tài chính dồi dào hơn phim. Nhìn chung quy mô ngành game toàn cầu phải gấp 4-5 lần phim là ítVị đại diện Cục phát thanh truyền hình còn nói về chuyện game Việt Nam "đi nhanh, đi xa". Chứ phim Việt Nam cứ đứng dẫm chân tại chỗ thì một chữ Đi cũng còn chẳng dám mong mỏi gì" - đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ sau khi đi dự một tọa đàm về ngành công nghiệp game. 

LÀM VIỆC CHO NƯỚC NGOÀI - KHẲNG ĐỊNH TÀI NĂNG

Trước giờ, quan niệm làm việc cho nước ngoài vẫn luôn là con đường vươn tới thành công, đạt được ước mơ, có danh tiếng nhanh nhất. Chưa kể, bản thân người đó còn có thể tự hào vì được làm việc ở môi trường nước ngoài, có nhiều cơ hội phát triển, thể hiện tài năng hơn ở Việt Nam.

khi nhan su phim anh chat luong cao chon lam viec cho nuoc ngoai - anh 0
Các phim nước ngoài có sự tham gia của nhân sự Việt Nam.

Chắc hẳn đây cũng là một trong nhiều lý do các nhân sự chất lượng cao chọn làm việc cho nước ngoài. Họ không bị gò bó về các vấn đề "kiểm duyệt", "kìm kẹp" trong việc sáng tạo. Hơn nữa, mức lương và đãi ngộ cũng cao hơn hẳn so với trong nước. Bad Clay Studio, CYCLO VFX hay SPARX*... là một trong nhiều các studio chuyên làm VFX cho phim nước ngoài.

Bên cạnh đó, làm cho nước ngoài, từ Hàn tới Mỹ, đây đều là các cường quốc về điện ảnh, họ sẽ dễ dàng khẳng định được tài năng và được chú ý nhanh chóng. Từ đó mà sự nghiệp tại nước ngoài sẽ dễ thăng hoa. Việc học VFX cần đầu tư về thời gian, công sức lẫn tiền bạc rất nhiều nên việc phải tìm một con đường dài rộng, có tiềm năng ở nước ngoài cũng là điều dễ hiểu.

Phim chiếu rạp thiếu ngôn ngữ điện ảnh

Cái giá của việc thiếu hiểu biết trong bảo quản phim ảnh

"Diễn viên trẻ thì mới kéo khán giả ra rạp được"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ

Tags