Khi ca từ chạm tim người Sài Gòn

Những ca từ của "Sài Gòn buồn" đã thật sự lột tả một Sài Gòn khác lạ giữa những ngày dịch bệnh hoành hành. Bất cứ ai sống ở Sài Gòn đều không tránh khỏi cảm xúc bồi hồi, xúc động.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Đợt dịch thứ 4 hoành hành, bất ngờ bùng phát mạnh và lan rộng ở nhiều tỉnh thành, trong đó TP.HCM trở thành tâm dịch lớn nhất nước với hàng ngàn ca dương tính và hàng trăm người tử vong mỗi ngày. 

Không chỉ đe doạ sức khoẻ, tính mạng con người, mà dịch bệnh COVID-19 đã thực sự làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của tất cả chúng ta - những người Sài Gòn, mọi thứ đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bức tranh về Sài Gòn trong cơn đại dịch COVID-19 đã được lột tả trong Sài Gòn buồn.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Không đi theo thể loại âm nhạc cổ động phòng chống dịch COVID-19, Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên. Từng mảnh ghép từ địa danh, câu chuyện đến cả những mảnh vỡ đau thương nối tiếp nhau như một cách chạm vào những trái tim đang thổn thức của người Sài Gòn.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Không ngoa khi nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn dùng từ "nhỏ lệ thương đau" - không phải một cách nói quá để đẩy cảm xúc người nghe, mà đó là cách lột tả trần trụi và thực tế nhất của Sài Gòn những ngày này, những ngày khác lạ so với mấy mươi năm qua. 

Chưa bao giờ mà một sớm tỉnh dậy, điều người ta quan tâm đầu tiên không phải hôm nay ăn gì, lịch trình công việc hôm nay ra sao mà người Sài Gòn lại để tâm nhiều hơn đến những con số: số ca nhiễm tăng cao bao nhiêu, số ca tử vong thế nào...

Rùng mình nhất có lẽ là cảm giác mà nhiều người từng trải qua trong những ngày này, khi bất chợt lướt qua một tài khoản facebook đã đổi ảnh đại diện thành màu đen, hay có khi là hoa sen trắng - một cách thay lời tiễn biệt người thân đã khuất bóng.

Có lẽ cũng chính vì thế mà hình ảnh một Sài Gòn đa sắc đa màu trong MV Sài Gòn buồn chỉ còn lại gam màu trắng đen.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

"Tiếng rao bán từ nay tắt lịm

Những con đường ngõ hẻm lặng thinh".

"Bánh mì Sài Gòn 2 ngàn một ổ"  có ai còn nhớ những tiếng rao rất đỗi thân thương mà quen thuộc ngày nào. Đã bao lâu rồi bạn chưa nghe "Ai ve chai bán hôn?!".

Những tiếng rao "tắt lịm" và cũng chẳng biết số phận của những con người mưu sinh bởi tiếng rao, giờ ra sao?! 

Không còn cảnh tấp nập xe cộ, dòng người không còn hối hả ngược xuôi bởi nỗi mưu sinh, tất cả những gì còn lại là một Sài Gòn lặng im - đặc biệt là sau khoảnh khắc giờ giới nghiêm 6 giờ chiều, một Sài Gòn tĩnh mịch đến đáng buồn! Chỉ thi thoảng là âm thanh của xe cấp cứu, thứ mà chẳng ai muốn nghe bao giờ!

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Đỗ Vẫn Trọn đã rất khéo léo khi dùng chính sự vắng vẻ của Sài Gòn những ngày giãn cách xã hội để ẩn ý nói đến thực tại đau lòng trong cơn dịch bệnh hoành hành: "Tiếng còi xe im như... ngừng thở".

Từ khi nào những cuộc gặp gỡ, họp hành, những cuộc hẹn ngoài quán cà phê chỉ còn lại qua màn hình điện thoại, laptop? Từ khi nào người Sài Gòn vốn chuộng hàng quán với đa dạng ẩm thực, thì giờ chỉ còn lại quanh quẩn là những món cơm nhà - nhưng đó cũng là những người may mắn, chứ đâu đó Sài Gòn vẫn có không ít người lao động đang phải chật vật từng miếng cơm khi mà công việc mưu sinh bị gián đoạn, ai cũng phải gồng sức đi qua mùa dịch đầy khó khăn này.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Không chỉ lột tả đời sống thực tại của người dân Sài Gòn hiện nay, mà Đỗ Vẫn Trọn còn mang một góc nhìn thực tại của tôn giáo người Sài Gòn. Nhà thờ, chùa chiềng - những nơi lui tới quen thuộc, chỗ dựa tinh thần của con người không còn tấp nập, không còn tiếng chuông ngân vang, không còn dòng người cầu nguyện, chỉ còn lại nỗi "buồn hiu hắt đêm về" trong những ngày giãn cách này.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Lồng ghép trong nỗi buồn của Sài Gòn, Đỗ Vẫn Trọn lại mang đến những giá trị về kiến trúc, địa danh nổi tiếng lâu đời của chốn thành thị xa hoa này. Nhưng dẫu đẹp thế nào, lâu đời ra sao, vẫn không tránh khỏi nỗi buồn hiu quạnh những ngày này.

Chưa bao giờ như lúc này, khi mà con người ta cảm thấy những điều vốn dĩ là hiển nhiên, là rất đỗi bình thường của Sài Gòn lại trở nên đáng trân quý vô cùng!

Nhưng đau lòng nhất có lẽ là chính những câu thơ này trong Sài Gòn buồn:

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Đọc những dòng này, trong đầu người viết hiện lên hình ảnh của những đoạn clip xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội những ngày qua, đó là những cảnh tượng đưa tiễn người thân trong vội vã, những cuộc chia ly mà phút cuối đời chỉ có thể nhìn nhau qua màn hình điện thoại. Những hình ảnh người bệnh nằm phủ kín đến từng ngóc nghách khắp bệnh viện và những con số vẫn chưa thật sự thuyên giảm.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Một Sài Gòn bình yên, đổi lại chỉ còn "chảy máu""nước mắt" như ca từ của Sài Gòn buồn.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Những ngày Sài Gòn lặng im này, dường như khiến người ta nhớ nhiều hơn về những ký ức xa xưa. Mỗi người một câu chuyện, nhưng với Đỗ Vẫn Trọn, ông lại nhớ về Sài Gòn của nhiều năm trước đây, cái thời mà vẫn còn "giai nhân" với tà áo dài thắt eo. Sài Gòn những ngày buồn nhất cũng là lúc người ta tiếc nuối về một Sài Gòn trong những hồi ức đẹp đẽ, dịu êm.

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Sài Gòn đã từng một thời là "vùng đất hứa" của người dân tứ xứ. Sài Gòn những ngày bình thường tạm gọi là dễ sống, nhiều nghề nhiều việc để bươn chải, cũng chính vì thế mà dân ở đâu người ta cũng đổ về đây lập nghiệp, mưu sinh.

Nhưng sự phát triển nào cũng có 2 mặt của nó, cũng chính bởi sự phát triển, tấp nập giao thương đã vô tình khiến virus phát tán nhanh chóng. Từ "vùng đất hứa", Sài Gòn giờ đây là vùng tâm dịch.

Người ta từng đổ lên Sài Gòn vì miếng cơm manh áo, giờ đây cũng khăn gói rời khỏi Sài Gòn vì nơi này tạm thời đã không còn đủ miếng cơm manh áo cho họ, ít nhất là vào lúc này!

khi ca tu cham tim nguoi sai gon - anh 0

Một tâm trạng nặng nề, da diết gần như bao phủ hết cả ca khúc Sài Gòn buồn, song niềm hy vọng vẫn hé lên ở những câu từ cuối cùng: "Thầm ước một ngày được quay trở lại". Thầm ước Sài Gòn một ngày nào đó sớm "khỏe" lại! Lúc đó, chắc hẳn người Sài Gòn sẽ biết trân quý hơn những giây phút rất đỗi bình thường của cuộc sống.

Cùng nghe ca khúc Sài Gòn buồn qua giọng ca của Trần Thu Hà.

Sài Gòn buồn, giờ giới nghiêm và buổi chiều hẹn chẳng còn nắng rực

Lyrics "Sài Gòn buồn" ra đời chỉ trong một đêm giữa những ngày Sài Gòn giãn cách

Thư tay từ Sao Việt gửi gắm : "Chờ ngày Sài Gòn... kẹt xe trở lại"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ