Lắng nghe Sài Gòn buồn, người ta dễ dàng mường tượng ra có "một Sài Gòn rất khác" với ngày thường.
Viết lên những lời thơ này là lúc tác giả Đỗ Vẫn Trọn bàng hoàng khi nghe tin bà Ngô Trân Châu, con gái của kiến trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ qua đời ở tuổi 54 tại Sài Gòn. Ông đã không kiềm được xúc động, thức trọn đêm viết bài thơ Sài Gòn buồn để tiễn biệt bà.
Sài Gòn buồn mang nỗi nhớ khôn nguôi về một Sài Gòn tươi đẹp, là lời chia sẻ chân thành của tác giả nhắn gửi đến người dân thành phố, cố gắng vượt qua đại dịch.
Đọc được những lời thơ của Sài Gòn buồn, nhạc sĩ Vũ Thành An đã tìm thấy được sự đồng điệu để viết lên bài hát từ lời thơ này. Nam nhạc sĩ chia sẻ, "Mỗi câu thơ có thể làm nên một bản nhạc" và ông đã chính thức phổ nhạc để cho ra đời Sài Gòn buồn.
Lắng nghe Sài Gòn buồn, người ta dễ dàng mường tượng ra có "một Sài Gòn rất khác" với ngày thường. Đó là một Sài Gòn bỗng trở im vắng, hắt hiu trong đại dịch.
Dễ dàng bắt gặp những địa danh quen thuộc xuất hiện trong Sài Gòn buồn: Nhà thờ Đức Bà, Nhà thơ Tân Định, Công viên Tao Đàn,… vốn nơi biểu trưng cho nét đẹp về Sài Gòn. Thế nhưng, qua lời nhạc, những ơi ấy đã được miêu tả "rất khác", khác với vẻ oai nghiêm, rộn ràng ngày thường.
Sài Gòn buồn giờ giới nghiêm
Đức Bà buồn quy tích trăm năm.
Nhà thờ Đức Bà, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, được xem như biểu tượng đặc trưng của thành phố. Tọa lạc ở vị trí trung tâm lý tưởng, thánh đường này nổi bật bởi kiểu kiến trúc châu Âu kết hợp cả phong cách Gothic và Roman. Nhà thờ không chỉ là thánh đường sinh hoạt của giáo phận Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của người dân thành phố.
Tuy nhiên trong Sài Gòn buồn, Nhà thờ Đức Bà lại hiện lên với một nét vắng lặng, buồn tủi. Công trình trăm năm vẫn đó nhưng bóng dáng người nhộn nhịp xung quanh đã không còn. Nghe những lời nhạc khiến người ta cảm giác buồn mang mác.
Sài Gòn buồn giờ giới nghiêm
Tân Định buồn hiu hắt đêm về.
Nhà thờ Tân Định, nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi màu sơn hồng nổi bật, khác với phần lớn các công trình Công giáo ở Việt Nam. Toàn bộ nhà thờ được sơn màu hồng bên ngoài và hồng nhạt hơn bên trong từ năm 1957. Trong Sài Gòn buồn, Nhà thờ Tân Định bỗng hiện lên với một vẻ trầm tĩnh được miêu tả bằng "buồn hắt hiu".
Ngoài ra, trong lời thơ của tác giả Đỗ Vẫn Trọng, Sài Gòn còn được xuất hiện với nhiều địa danh như:
Sài Gòn buồn, giờ giới nghiêm
Vườn Tao Đàn vắng hẳn bước chân vu.
Hoặc
Sài Gòn buồn, giờ giới nghiêm
Buổi chiều hẹn không còn nắng rực
Bến Bạch Đằng gió lộng theo sa.
Một Sài Gòn hiện ra với sự vắng vẻ, mang một nỗi buồn mang mác khiến người không khỏi xót xa khi nhớ về những ngày nhộn nhịp, phồn vinh trước đây. Ca sĩ Trần Thu Hà - người thể hiện ca khúc đã thả hết tâm hồn mình vào từng lời ca nốt nhạc khiến cho người nghe xúc động hướng trái tim mình về với Sài Gòn thương yêu.
Nguồn: TH&PL