Trấn Thành, Thuý Ngân và Khánh Vy đã có những trao đổi với các chuyên gia về khái niệm OTT tại Sóng 22.
Tại Sóng 22, MC Trấn Thành và co-host Thuý Ngân, Khánh Vy đã có dịp bàn luận với các chuyên gia về không gian mạng. Là người trải qua giao thời giữa báo giấy và báo điện tử, anh Nguyễn Quang Sơn - Trưởng đại diện tạp chí Người Cao Tuổi khu vực phía Nam đã có những chia sẻ về sự kiểm soát lẫn hạn chế khi xưa so với thời nay.
Anh Nguyễn Quang Sơn cho biết thời báo giấy, từ xếp chữ cho đến làm bằng bông và đến giờ là điện tử 4.0, lớp trẻ thích ứng rất nhanh. Tuy nhiên, đối tượng mà anh phục vụ lẫn bản thân anh đều rất khó làm quen và đó là một trở ngại trong việc tiếp cận thông tin.
"Mặc dù thông tin bây giờ rất đa chiều, thế giới phẳng nhưng thật ra là không phẳng. Tiếp cận thông tin trong bối cảnh hiện nay thì Đảng và Nhà nước rất quan tâm lĩnh vực truyền thông, hướng tới phục vụ mọi đối tượng, trong đó có người cao tuổi", nam khách mời nhận định.
MC Trấn Thành đặt vấn đề: "Anh có nghĩ những gì đang diễn ra trên không gian mạng một phần nào đó phản ánh văn hoá của chúng ta hiện nay không?".
Theo anh Sơn, văn hoá nghệ thuật nói chung và thông tin trên mạng nói riêng không thoát khỏi quy luật là phản ánh hiện thực cuộc sống, vấn đề là chúng ta tiếp nhận, khai thác thế nào cho hiệu quả theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
"Hiện nay mọi thứ đang vận hành và diễn ra một cách hữu hình, nhưng không chắc chắn 100% là nó đại diện cho văn hoá. Nó chỉ phản ánh một phần thôi, cho nên chúng ta phải cực kỳ tỉnh táo với những gì mình tiếp cận hàng ngày", Trấn Thành nhận định.
Nhìn vào mặt tích cực, co-host Khánh Vy thấy Gen Z đang rất tôn trọng OTT (thuật ngữ để chỉ dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua internet). Trước tiềm năng của Bố Già hay Cây Táo Nở Hoa, cô cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tưởng tượng một ngày văn hoá nước nhà sẽ đi xa và vươn ra thế giới, với VieON là một minh chứng cụ thể.
Anh Phan Vũ Tuấn - Luật sư điều hành Phan Law Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho biết OTT là một bước tiến mới. Anh nhận định mọi người mong muốn một ngày nào đó Cây Táo Nở Hoa có thể được chiếu ở nước ngoài, nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng tại sao những bộ phim đó lại khó có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
"Anh Thành có nói ở Hàn Quốc phát triển rất mạnh, rất nhiều phim phát hành ra thế giới và sau đó làn sóng Hàn Quốc được tuôn trào. Nhưng chúng ta có bao giờ nghĩ rằng bản thân ở Hàn Quốc, người ta xem những điều đó ở nền tảng nào, được tiếp cận những thứ đó ở đâu?", luật sư Tuấn đặt vấn đề.
Anh chỉ ra một điều rất đặc biệt, đó là những nền tảng trong nước luôn luôn được ưu tiên phát triển. Hàn Quốc mong muốn chỉ có người dân nước mình mới hiểu cách làm sao để lan toả văn hoá xứ sở kim chi một cách tốt nhất.
Cuối cùng, luật sư Tuấn kết luận: "Vậy nếu áp dụng những cái đó vào phía Việt Nam, chúng ta sẽ thấy những nhà cung cấp dịch vụ OTT đang có lợi thế là xoay chuyển được tư duy về hưởng thụ văn hoá, để đẩy văn hoá đó đi đến đâu".
Hiện nay có nhiều nền tảng ứng dụng giải trí trực tuyến quốc tế du nhập vào Việt Nam nhưng không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí xâm phạm văn hóa và lịch sử. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chỉ có OTT nội địa mới giữ vai trò chuyển tải văn hóa Việt Nam đến với khán giả một cách trọn vẹn, chỉn chu và phù hợp nhất với pháp luật - xã hội Việt Nam.
Bà Đinh Thị Nam Phương (Giám đốc Chiến Lược Nội dung VieON) nhận định OTT không đơn thuần là giải trí mà còn mang theo giá trị văn hóa, hệ tư tưởng của một quốc gia. Trong khi, nhà báo Đức Hòa (Phó ban Thanh Thiếu Niên, Đài Truyền hình Việt Nam) cũng khẳng định đã đến lúc các ứng dụng giải trí trực tuyến nội địa cần hợp tác, chung tay bảo vệ sứ mệnh của văn hoá Việt, cũng như nâng tầm văn hoá cuộc sống người Việt.
.vn đăng tải tuyến bài Ứng dụng giải trí trực tuyến Việt - Bảo vệ bản sắc văn hóa và con người Việt nhằm đưa đến nhiều góc nhìn về vấn đề này.
Nguồn: TH&PL