Huyền sử và lịch sử khác nhau như thế nào?

Liệu bạn có biết không phải bất kỳ câu chuyện nào của quá khứ cũng được gọi là lịch sử hay chưa?

Huyền sử và lịch sử khác nhau như thế nào?

Lịch sử là gì?

Theo các khái niệm cơ bản, lịch sử được hiểu đơn giản là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Đây còn là bộ môn khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội ở các giai đoạn, thời kỳ khác nhau.

Ngoài ra, "lịch sử" cũng là từ ngữ chuyên dùng để chỉ các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Ở thời hiện đại, lịch sử có thể được phục dựng qua các tư liệu được lưu giữ dưới nhiều hình thức khác nhau như: Truyền miệng, hóa thạch, hiện vật, văn tự cổ...

huyen su va lich su khac nhau nhu the nao - anh 0
Trên thế giới có vô số nền văn minh khác nhau (Ảnh: Internet)

Huyền sử: Cùng tồn tại và phát triển cùng lịch sử

Nếu lịch sử thường xuyên ghi chép về những sự kiện bám sát theo không gian và thời gian thì huyền sử lại là những câu chuyện dựa theo lịch sử nhưng có tính chất huyền hoặc, hoang đường hoặc có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử.

Thoạt đầu nghe có vẻ xa lạ, nhưng thật chất huyền sử chính là những câu chuyện vô cùng quen thuộc mà ai cũng đã đôi lần được nghe qua lời kể của bà, của mẹ hay thầy cô như: Trọng Thủy - Mỵ Châu, Truyện Hồng Bàng, Thánh Gióng...

Không chỉ dừng lại ở mục đích giải thích cho những câu hỏi chưa có lời giải của lịch sử, huyền sử còn hướng tới những ý niệm sâu xa hơn. Điển hình như triết lý về sự hòa hợp âm dương trong câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên.

huyen su va lich su khac nhau nhu the nao - anh 0
Biểu tượng trong phần lớn huyền sử Việt Nam thường gắn với loài rồng (Ảnh: Nora Potwora)

Tuy nhiên, huyền sử không được tạo dựng trên những điều vô căn cứ. Đến hiện tại, trên khắp Việt Nam vẫn tồn tại những di tích, di sản văn hóa mà huyền sử đã nhắc đến. Ví dụ như: Di tích thờ Thần Nông, Đền thờ các vua Hùng...

Huyền sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, bởi đây không chỉ là những câu chuyện thần tiên được kể cho trẻ em, mà đó còn là nền tảng của văn hóa tinh thần người Việt được tiếp nối từ đời này sang đời khác.

Sự khác biệt cơ bản giữa huyền sử và lịch sử

Lịch sử và huyền sử tồn tại song song, tuy nhiên vẫn xuất hiện những điểm khác biệt. Nếu lịch sử dựa trên các sự kiện và bao gồm cả cơ sở thực tế thì huyền sử lại có hoặc không. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là huyền sử hoàn toàn sai bởi chúng vẫn chứa đựng các yếu tố sự thật, chỉ thêm vào các chi tiết có tính chất siêu nhiên.

Ngoài ra, đa phần huyền sử được lưu truyền trong dân gian qua cách thức truyền miệng, "tam sao thất bản" nên khó thể xác định được đâu là nguyên bản. Ngược lại, lịch sử được người đời ghi chép bằng văn tự hoặc nhiều phương thức lưu giữ khác nhau nên có tính chính xác cao. Đó cũng là điểm khác nhau được tạo thành bởi từ "lịch" và "huyền".

Bài hát mới của Đông Nhi 'phủ sóng' mạng xã hội như thế nào?

Vụ 'bác sĩ' Trần Khoa lừa đảo tiền từ thiện: Công an TP.HCM tìm kiếm các nạn nhân đã quyên góp

Giáo viên Hoá Vũ Khắc Ngọc phát ngôn gây tranh cãi về môn Lịch Sử

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ