Những chia sẻ của nam nhạc sĩ về sản phẩm mới mang tên Về Nghe Mẹ Ru kết hợp cùng NSND Bạch Tuyết và Hoàng Dũng.
Hứa Kim Tuyền
Người đứng sau thành công của ca khúc Về Nghe Mẹ Ru kết hợp giữa cải lương - hip-hop - pop.
"Nếu cho tôi nhiều thời gian hơn..."
Hứa Kim Tuyền đang hướng đến những nội dung xã hội nhiều hơn?
Tôi làm vì tôi thích thôi. Trong đầu tôi có rất nhiều ý tưởng đa dạng. Không chỉ là mỗi về tình yêu hay gia đình, xã hội. Tôi cảm thấy tôi làm ổn ở nội dung nào, tôi sẽ làm nội dung đó.
Nhưng những ca khúc về gia đình cũng là một nội dung xuất hiện nhiều trong âm nhạc của tôi. Có Ước Mơ Của Mẹ, Nếu Một Mai Tôi Bay Lên Trời, Một Ngày Tôi Quên Hết hay mới nhất là Về Nghe Mẹ Ru. Chỉ đơn giản là có cảm xúc thì viết thôi.
Tôi không quá đặt nặng mình phải theo đuổi riêng biệt một nội dung nào. Timeline ra nhạc của tôi cũng xen kẽ với nhau, hết nội dung này đến nội dung khác. Và vô tình, những nội dung giống nhau lại nằm sát nhau. Tháng này, tôi có tận 3 bài về mẹ cơ.
Nếu mọi người có để ý, những sản phẩm âm nhạc tôi làm về chủ đề xã hội đều là dự án của riêng cá nhân tôi, hiếm khi nào có dự án của người khác, ngoại trừ Đi Về Nhà.
Đây cũng là một đề tài hơi hạn chế người thể hiện, vì các ca sĩ sẽ tập trung đầu tư vào những sản phẩm tình yêu nhằm tiếp cận dễ hơn với khán giả. Nhưng nếu như vậy thì ai làm? Tôi làm.
Xét về hiệu ứng truyền thông, những ca khúc này rất ổn. Tuy vậy, tính replay của các ca khúc không cao, chưa phải là một bài hát mà khán giả có thể nghe đi nghe lại.
Đó là rào cản lớn nhất khi làm sản phẩm về nội dung xã hội, nhưng tôi nghĩ sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ thôi. Mọi người đang bắt đầu quan tâm nhiều hơn về những vấn đề bên trong và những vấn đề gia đình, xã hội so với tình yêu.
Nhưng những ca khúc về gia đình cũng là một nội dung xuất hiện nhiều trong âm nhạc của tôi. Có Ước Mơ Của Mẹ, Nếu Một Mai Tôi Bay Lên Trời, Một Ngày Tôi Quên Hết hay mới nhất là Về Nghe Mẹ Ru. Chỉ đơn giản là có cảm xúc thì viết thôi.
Tôi không quá đặt nặng mình phải theo đuổi riêng biệt một nội dung nào. Timeline ra nhạc của tôi cũng xen kẽ với nhau, hết nội dung này đến nội dung khác. Và vô tình, những nội dung giống nhau lại nằm sát nhau. Tháng này, tôi có tận 3 bài về mẹ cơ.
Nếu mọi người có để ý, những sản phẩm âm nhạc tôi làm về chủ đề xã hội đều là dự án của riêng cá nhân tôi, hiếm khi nào có dự án của người khác, ngoại trừ Đi Về Nhà.
Đây cũng là một đề tài hơi hạn chế người thể hiện, vì các ca sĩ sẽ tập trung đầu tư vào những sản phẩm tình yêu nhằm tiếp cận dễ hơn với khán giả. Nhưng nếu như vậy thì ai làm? Tôi làm.
Xét về hiệu ứng truyền thông, những ca khúc này rất ổn. Tuy vậy, tính replay của các ca khúc không cao, chưa phải là một bài hát mà khán giả có thể nghe đi nghe lại.
Đó là rào cản lớn nhất khi làm sản phẩm về nội dung xã hội, nhưng tôi nghĩ sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ thôi. Mọi người đang bắt đầu quan tâm nhiều hơn về những vấn đề bên trong và những vấn đề gia đình, xã hội so với tình yêu.
Vậy ý tưởng kết hợp giữa cải lương - hip-hop - pop đến từ đâu?
Đó làm một ngày bên phía ekip cô Bạch Tuyết gọi cho tôi, nói là có một bài kết hợp với tôi. Việc tạo ra một sản phẩm kết hợp giữa cải lương và pop là thứ rất nhiều nhạc sĩ, producer khác muốn làm. Nhưng phải tùy xem mọi người có đủ chất liệu hay nguồn cảm hứng để làm hay không.
Trước đây, tôi từng nghĩ đến việc đó nhưng chưa có đủ cảm hứng, cũng chưa tìm được ai phù hợp để làm. Và cuộc gọi đó chính là mấu chốt để tôi quyết định tham gia. Tôi nhận ra rằng, đây là lúc để tôi giải bài toán này.
Muốn làm những sản phẩm về cải lương, phải có một người rất rành về bộ môn này để dạy. Rất may mắn, dự án này có sự xuất hiện của NSND Bạch Tuyết và NSND Thanh Hải .
Cả cô và cả thầy đã dạy cho tôi cũng như người đảm nhận phần phối khi của tôi là JASE rất nhiều để có thể hoàn thiện bài hát này. Thực ra, lúc viết ca khúc này không khó, việc tìm cách liên kết bài hát này và một phần của ca khúc Lý Con Sáo mới thực sự là bài toán khó.
Nhưng do thời gian hơi gấp rút. Nếu cho tôi nhiều thời gian hơn, tôi có thể làm hay hơn nữa. Nhưng đây là bản nghiệm thu tốt nhất tôi có thể làm trong khả năng và khoảng thời gian được cho.
Trước đây, tôi từng nghĩ đến việc đó nhưng chưa có đủ cảm hứng, cũng chưa tìm được ai phù hợp để làm. Và cuộc gọi đó chính là mấu chốt để tôi quyết định tham gia. Tôi nhận ra rằng, đây là lúc để tôi giải bài toán này.
Muốn làm những sản phẩm về cải lương, phải có một người rất rành về bộ môn này để dạy. Rất may mắn, dự án này có sự xuất hiện của NSND Bạch Tuyết và NSND Thanh Hải .
Cả cô và cả thầy đã dạy cho tôi cũng như người đảm nhận phần phối khi của tôi là JASE rất nhiều để có thể hoàn thiện bài hát này. Thực ra, lúc viết ca khúc này không khó, việc tìm cách liên kết bài hát này và một phần của ca khúc Lý Con Sáo mới thực sự là bài toán khó.
Nhưng do thời gian hơi gấp rút. Nếu cho tôi nhiều thời gian hơn, tôi có thể làm hay hơn nữa. Nhưng đây là bản nghiệm thu tốt nhất tôi có thể làm trong khả năng và khoảng thời gian được cho.
Hứa Kim Tuyền có gặp khoảng cách thế hệ khi làm sản phẩm này không?
Không. Với tôi, tôi không gặp vấn đề khi làm việc với bất kỳ nghệ sĩ nào. Chỉ có một năm đầu tiên khi làm nhạc sĩ, tôi có cảm giác hơi ngại ngùng, lo lắng khi làm việc cùng những nghệ sĩ đã có tên tuổi.
Sau đó, tất cả các nghệ sĩ trong mắt tôi đều giống nhau. Mỗi người mang lại cho tôi câu chuyện, cách xử lý, thông điệp,... của riêng mình. Hỏi tôi có áp lực hay không, chắc chắn là không.
Nếu tôi áp lực khi làm việc với các nghệ sĩ lớn, vô hình trung tôi sẽ tự tạo ra rào cản khiến người nhạc sĩ và người ca sĩ không thể kết nối với nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Tôi háo hức vì được làm việc với cô Bạch Tuyết nhiều hơn. Được cô truyền cảm hứng, chỉ dạy không chỉ trong âm nhạc mà còn ở cuộc sống, về âm nhạc và cả cải lương. Khó khăn chỉ là vì thời gian hơi gấp thôi, chứ còn về vấn đề con người thì tôi thoải mái lắm.
Sau đó, tất cả các nghệ sĩ trong mắt tôi đều giống nhau. Mỗi người mang lại cho tôi câu chuyện, cách xử lý, thông điệp,... của riêng mình. Hỏi tôi có áp lực hay không, chắc chắn là không.
Nếu tôi áp lực khi làm việc với các nghệ sĩ lớn, vô hình trung tôi sẽ tự tạo ra rào cản khiến người nhạc sĩ và người ca sĩ không thể kết nối với nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Tôi háo hức vì được làm việc với cô Bạch Tuyết nhiều hơn. Được cô truyền cảm hứng, chỉ dạy không chỉ trong âm nhạc mà còn ở cuộc sống, về âm nhạc và cả cải lương. Khó khăn chỉ là vì thời gian hơi gấp thôi, chứ còn về vấn đề con người thì tôi thoải mái lắm.
Những cột mốc nào đã tạo ra Về Nghe Mẹ Ru?
1. Ekip của cô Bạch Tuyết liên hệ với tôi
2. Tôi được gặp cô và cô đã truyền cảm hứng rất nhiều cho tôi
3. Tôi và người phối khí - JASE - đã dành cả mùa Tết để nghe cải lương để làm cho "ra hồn, ra vía".
4. Lên sườn bài và đi gặp thầy Thanh Hải để có thể hòa âm, phối khí phần nhạc dân tộc làm sao cho chuẩn nốt, chuẩn câu nhất có thể.
5. Mốc cuối cùng chắc sẽ là mốc phát hành sản phẩm này.
2. Tôi được gặp cô và cô đã truyền cảm hứng rất nhiều cho tôi
3. Tôi và người phối khí - JASE - đã dành cả mùa Tết để nghe cải lương để làm cho "ra hồn, ra vía".
4. Lên sườn bài và đi gặp thầy Thanh Hải để có thể hòa âm, phối khí phần nhạc dân tộc làm sao cho chuẩn nốt, chuẩn câu nhất có thể.
5. Mốc cuối cùng chắc sẽ là mốc phát hành sản phẩm này.
"Chuyện Hoàng Dũng có hợp hay không..."
Thành tích top 2 trending có làm Hứa Kim Tuyền bất ngờ?
Khi ca khúc ra mắt, tôi không nghĩ mọi người đón nhận nhiều như vậy. Tôi chỉ nghĩ rằng, ca khúc này là một ca khúc rất thú vị. Sẽ có một bộ phận khán giả yêu thích ca khúc này.
Thành tích này vượt ngoài dự kiến của tôi và ekip. Ban đầu, tôi và ekip chỉ muốn tập trung vào YouTube để mọi người tập trung về một mối nghe vì sợ bị phân tán, view ít sẽ làm cô buồn.
Nhưng sau khi đạt được thành tích như vậy, các bên phân phối gọi điện quá trời luôn.
Thành tích này vượt ngoài dự kiến của tôi và ekip. Ban đầu, tôi và ekip chỉ muốn tập trung vào YouTube để mọi người tập trung về một mối nghe vì sợ bị phân tán, view ít sẽ làm cô buồn.
Nhưng sau khi đạt được thành tích như vậy, các bên phân phối gọi điện quá trời luôn.
Vậy ban đầu, kỳ vọng của anh về sản phẩm này ra sao?
Tôi không đặt kỳ vọng quá nhiều vào sản phẩm này. Tôi chỉ hy vọng rằng việc kết hợp nhạc cổ truyền và nhạc hiện đại có thể truyền cảm hứng cho khán giả và những nghệ sĩ khác.
Nếu đã có người đi đầu, sẽ có những người tiếp nối sau đó và làm được tốt hơn. Đó là những thứ tôi mong muốn thôi, đơn giản lắm. Tôi không đặt những kỳ vọng lên sản phẩm của mình.
Mỗi ca khúc được cho ra mắt sẽ có sức lan tỏa riêng. Mình càng đặt nhiều áp lực thì mình càng thất vọng, tụt mood. Chỉ cần nghĩ thoáng ra chút, khi nào sản phẩm ra thì mình xem phản ứng của khán giả.
Nếu đã có người đi đầu, sẽ có những người tiếp nối sau đó và làm được tốt hơn. Đó là những thứ tôi mong muốn thôi, đơn giản lắm. Tôi không đặt những kỳ vọng lên sản phẩm của mình.
Mỗi ca khúc được cho ra mắt sẽ có sức lan tỏa riêng. Mình càng đặt nhiều áp lực thì mình càng thất vọng, tụt mood. Chỉ cần nghĩ thoáng ra chút, khi nào sản phẩm ra thì mình xem phản ứng của khán giả.
Mục đích khi làm sản phẩm này là gì?
Tôi mong muốn tạo ra thông điệp cho mọi người là văn hóa dân gian, dân tộc của mình rất hay. Chúng ta có thể tìm nghe những cái cũ để thưởng thức.
Đồng thời, tôi cũng mong muốn truyền cảm hứng cho anh chị em cùng nghề để làm được những cái mới. Biết đâu, mình sẽ tạo ra những cái hay và được khán giả đón nhận.
Thật ra, sau khi dịch bệnh qua đi, mọi người đang tập trung quá nhiều vào việc đi làm và kiếm tiền. Tôi muốn mọi người nghe và nhận ra rằng ở nhà vẫn còn ba mẹ, vẫn còn có thể video call, vẫn còn có thể nói chuyện với ba mẹ.
Đây là một bài hát về người con chưa có được thành công. Người này muốn về thăm mẹ nhưng sợ làm mẹ buồn. Nhưng thực ra, với mẹ, con cái thành công hay không không quan trọng bằng việc con cái vẫn nhớ đến và hướng về mình.
Đồng thời, tôi cũng mong muốn truyền cảm hứng cho anh chị em cùng nghề để làm được những cái mới. Biết đâu, mình sẽ tạo ra những cái hay và được khán giả đón nhận.
Thật ra, sau khi dịch bệnh qua đi, mọi người đang tập trung quá nhiều vào việc đi làm và kiếm tiền. Tôi muốn mọi người nghe và nhận ra rằng ở nhà vẫn còn ba mẹ, vẫn còn có thể video call, vẫn còn có thể nói chuyện với ba mẹ.
Đây là một bài hát về người con chưa có được thành công. Người này muốn về thăm mẹ nhưng sợ làm mẹ buồn. Nhưng thực ra, với mẹ, con cái thành công hay không không quan trọng bằng việc con cái vẫn nhớ đến và hướng về mình.
"Nghe sản phẩm này xong không muốn nghe cải lương cũ nữa"?
Cái này thì tùy gu của mỗi người. Thật ra, ai thích cải lương cũ sẽ vẫn thích những tuồng đó. Còn ai chưa từng nghe cải lương mà tiếp xúc với ca khúc này cũng sẽ phần nào đó mong muốn nghe thử cải lương.
Quan trọng là tôi có sản phẩm để phục vụ khán giả ở nhiều gu khác nhau. Còn người ta thích nghe gì là quan điểm của người ta, tôi không bắt họ theo mình được.
Quan trọng là tôi có sản phẩm để phục vụ khán giả ở nhiều gu khác nhau. Còn người ta thích nghe gì là quan điểm của người ta, tôi không bắt họ theo mình được.
Tại sao lại là Hoàng Dũng?
Đây là một gợi ý của bên phía cô Bạch Tuyết, đồng thời cũng là mong muốn của tôi khi tìm một ca sĩ giọng Bắc cho sản phẩm này.
Về chuyện Hoàng Dũng có hợp hay không, mỗi người mỗi tiêu chuẩn. Nhưng đối với tôi, việc đưa một nghệ sĩ trẻ vào trong sản phẩm này và cố gắng có một câu vọng cổ, chưa bàn về việc hay hay không hay, mang theo một ý nghĩa rất lớn.
Đây là sự giao thoa giữa hai mô hình văn hóa của hai thời kỳ với nhau. Ý nghĩa của phần hát đó nằm ở điểm mấu chốt này. Đừng nói theo kiểu: "Dũng hát dở quá, cho cô hát nguyên câu có khi hay hơn".
Đồng ý về việc đó, nhưng nếu là cô Bạch Tuyết hát liên tục, sản phẩm này sẽ thiếu tính liên kết và bị rời rạc. Sẽ không có đoạn nào Hoàng Dũng và cô nói chuyện với nhau trực tiếp trong bài.
Thật ra, ekip cũng từng để cô hát cả phần vọng cổ rồi. Nhưng cô Bạch Tuyết và tôi mong muốn Dũng hát vọng cổ. Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn thấy đoạn đó rất ổn.
Về chuyện Hoàng Dũng có hợp hay không, mỗi người mỗi tiêu chuẩn. Nhưng đối với tôi, việc đưa một nghệ sĩ trẻ vào trong sản phẩm này và cố gắng có một câu vọng cổ, chưa bàn về việc hay hay không hay, mang theo một ý nghĩa rất lớn.
Đây là sự giao thoa giữa hai mô hình văn hóa của hai thời kỳ với nhau. Ý nghĩa của phần hát đó nằm ở điểm mấu chốt này. Đừng nói theo kiểu: "Dũng hát dở quá, cho cô hát nguyên câu có khi hay hơn".
Đồng ý về việc đó, nhưng nếu là cô Bạch Tuyết hát liên tục, sản phẩm này sẽ thiếu tính liên kết và bị rời rạc. Sẽ không có đoạn nào Hoàng Dũng và cô nói chuyện với nhau trực tiếp trong bài.
Thật ra, ekip cũng từng để cô hát cả phần vọng cổ rồi. Nhưng cô Bạch Tuyết và tôi mong muốn Dũng hát vọng cổ. Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn thấy đoạn đó rất ổn.
Đối với tôi, việc đưa một nghệ sĩ trẻ vào trong sản phẩm này và cố gắng có một câu vọng cổ, chưa bàn về việc hay hay không hay, mang theo một ý nghĩa rất lớn.
Mối quan hệ của Hứa Kim Tuyền với Hoàng Dũng rất thân thiết nhỉ?
Một phần là vì hợp gu nhạc, phần còn lại là có những nhân sinh quan rất hợp trong cuộc sống và có những điểm tương đồng rất giống nhau. Tôi và Dũng, nói về âm nhạc, tầm nhìn của cả hai cũng giống, gu âm nhạc cũng giống. Thậm chí, ngay cả việc hai đứa mất cha từ sớm, cùng nuôi 2 con mèo, tất cả đều giống nhau.
Tôi và cậu ấy chứng kiến hành trình từ số 0 đi lên của người kia. Trong lúc Hoàng Dũng tham gia một chương trình âm nhạc, tôi còn là phóng viên của một tạp chí.
Cả cuộc thi, tôi chỉ phỏng vấn 2 người là Hoàng Dũng và Đức Phúc ngay từ những vòng đầu, vì tôi thấy được sự đặc biệt của cả hai dù lúc đó họ chưa thực sự nổi bật.
Đó cũng là khởi nguồn của mối quan hệ của tôi và Dũng. Sau đó, cả hai cùng tham gia một cuộc thi và về chung đội của chị Giáng Son. Bắt đầu nói chuyện nhiều và ngày càng hiểu nhau hơn.
Tôi và cậu ấy chứng kiến hành trình từ số 0 đi lên của người kia. Trong lúc Hoàng Dũng tham gia một chương trình âm nhạc, tôi còn là phóng viên của một tạp chí.
Cả cuộc thi, tôi chỉ phỏng vấn 2 người là Hoàng Dũng và Đức Phúc ngay từ những vòng đầu, vì tôi thấy được sự đặc biệt của cả hai dù lúc đó họ chưa thực sự nổi bật.
Đó cũng là khởi nguồn của mối quan hệ của tôi và Dũng. Sau đó, cả hai cùng tham gia một cuộc thi và về chung đội của chị Giáng Son. Bắt đầu nói chuyện nhiều và ngày càng hiểu nhau hơn.
Tôi và Hoàng Dũng chứng kiến hành trình từ số 0 đi lên của người kia.
Vậy sắp tới, Hứa Kim Tuyền sẽ có gì?
Về Nghe Mẹ Ru truyền tải thông điệp: "Dù con không thành công, con vẫn có thể quay về và có mẹ ở bên".
Sắp tới sẽ có một ca khúc, cũng nói về mẹ, nhưng lại rất thành thị. Hay mắng con, ép con, rất giống những phụ huynh bây giờ. Nhưng ca khúc này sẽ khai thác góc nhìn từ cả hai phía mẹ và con để khán giả thấy được những khúc mắc.
Một ca khúc khác sẽ là câu chuyện về việc người mẹ mong muốn con gái phải tin vào chính mình. Con cái và cha mẹ trong thời hiện đại đang bị mất liên kết với nhau quá. Nên tôi mong muốn có một sản phẩm mà mẹ với con rất gần gũi với nhau.
Bà mẹ này sẽ nói với con rằng: "Trên đời này sẽ không ai giống ai hết, nên con cứ hãy hồn nhiên". Đọc lyric của bài hát này sẽ rất hay. Đây là một đề tài thú vị nhưng chưa được nhiều người khai thác.
Sắp tới sẽ có một ca khúc, cũng nói về mẹ, nhưng lại rất thành thị. Hay mắng con, ép con, rất giống những phụ huynh bây giờ. Nhưng ca khúc này sẽ khai thác góc nhìn từ cả hai phía mẹ và con để khán giả thấy được những khúc mắc.
Một ca khúc khác sẽ là câu chuyện về việc người mẹ mong muốn con gái phải tin vào chính mình. Con cái và cha mẹ trong thời hiện đại đang bị mất liên kết với nhau quá. Nên tôi mong muốn có một sản phẩm mà mẹ với con rất gần gũi với nhau.
Bà mẹ này sẽ nói với con rằng: "Trên đời này sẽ không ai giống ai hết, nên con cứ hãy hồn nhiên". Đọc lyric của bài hát này sẽ rất hay. Đây là một đề tài thú vị nhưng chưa được nhiều người khai thác.
Cám hơn Hứa Kim Tuyền vì buổi phỏng vấn!
()
Nguồn: TH&PL