Xã hội ngày một hiện đại nhưng câu chuyện về ăn mặc vẫn luôn là chủ đề bị bàn tán, bởi trong định kiến nhiều người thì phụ nữ vẫn phải “kín cổng cao tường”.
Trên trang cá nhân Instagram của mình, nàng hậu Gen Z đã đăng tải hình ảnh tự chụp bản thân trước gương với chiếc áo len màu cam khoe thân hình gợi cảm. Nhanh chóng thì Thùy Linh nhận lại những ý kiến trái chiều từ dư luận cho rằng phản cảm và không đúng chuẩn mực của một Hoa hậu, thậm chí nhiều người gắn mác "gái hư" cho cô gái.
Hoodie và sweater: Món đồ trendy không thể thiếu với Gen Z dịp cuối thu đầu đông
Ngay sau đó Thùy Linh cũng đã có những chia sẻ để thể hiện quan điểm của bản thân mình xoay quanh vấn đề thời trang và khẳng định việc "hư" không phải do mặc hở. Những dòng trạng thái của cô nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người hâm mộ, nhiều người bày sự đồng tình trước những ý kiến trên. Điều này cũng đã đặt ra những vấn đề về định kiến trong cách ăn mặc của con người.
Giá trị của hình thức chưa thể quyết định nhân cách con người
Hình thức ăn mặc đơn giản cũng chỉ là những thứ bên ngoài thuộc phạm trù của sở thích và cá tính con người, nó hoàn toàn không thể quyết định cách sống, thậm chí là sẽ chẳng liên quan gì đến nhân cách. Mọi thứ đều từ sự phát triển và thay đổi nên chỉ cần chúng dừng lại ở những giới hạn cho phép thì việc thể hiện bản thân mình chẳng có gì là sai.
Giống như vấn đề hình xăm của cô Hiệu phó cách đây không lâu từng gây xôn xao dư luận, đó là những định kiến tồn tại trong xã hội về những chuẩn mực giá trị hình thức. Điều này đã được con người mang ra để bàn tán, công kích và cho rằng chúng là hư hỏng, lệch chuẩn với văn hóa đạo đức, đặc biệt với những người phụ nữ thì áp lực định kiến về hình thức càng nặng nề.
Khác với đàn ông thì phụ nữ có phần thiệt thòi hơn rất nhiều, khi xung quanh từ lâu đời là những quy định giới hạn của phụ nữ. Đó là sự "công dung ngôn hạnh", "giữ kẽ" trong lời ăn tiếng nói, đảm đang và tháo vát… những điều này hoàn toàn không sai nhưng nó không còn đúng với thời đại hiện nay khi giá trị của người phụ nữ cũng đã đề cao và tư duy về định kiến cũng đã dần xóa nhòa.
Không thể chỉ vì cách ăn mặc không đúng với những gì ta cho là hợp lý mà đánh đồng vấn đề cho việc một cô gái hư hỏng. Những giá trị cốt lõi ta vẫn đề cao luôn hướng về bên trong, tri thức và nhân cách thì hãy dùng chính điều này để nhìn nhận một con người thay vì diện mạo bên ngoài của họ. Rốt cuộc cái mác "gái hư" vẫn đến từ cách nhìn nhận có phần định kiến của một số đông con người.
Sự bình đẳng từ việc tôn trọng sở thích người khác
Với thời trang hay cách ăn mặc đều có những quy định riêng của bản thân nó, nếu như nói thanh lịch và kín đáo là những quy chuẩn cho cá tính con người thì gợi cảm cũng sẽ là một phong cách. Tất cả đều cần được con người tôn trọng trong sự đa dạng và có cách nhìn nhận tích cực hơn về vấn đề ăn mặc, bởi hơn hết đó vẫn thuộc về sự lựa chọn của họ.
Bình đẳng ở đây cũng có thể là cái nhìn bỏ quan những quan điểm trước đó về giới hạn cho người phụ nữ, trong thời đại ngày nay họ vẫn có quyền được sống với cá tính của chính mình, được làm những việc cho là phù hợp với bản thân. Hãy hướng về mặt đạo đức và giá trị tích cực thay vì chăm chú sống với định kiến và vô tình áp đặt lên người khác.
Chúng ta đã luôn đòi hỏi sống trong một xã hội công bằng nhưng lại quên mất rằng những định kiến vẫn đang tồn tại trong bản thân mỗi người. Nó đã luôn là thứ quyết định suy nghĩ và hành vi của chúng ta trong việc đối mặt với một vấn đề nào đó, nhưng đôi lúc chính điều tiêu cực này tồn tại đã khiến một số bộ phận con người phải tự thu mình lại.
Tuy quan điểm của mỗi người là khác nhau trong vấn đề về ăn mặc, đôi khi nó chẳng phải ranh giới của việc đúng sai mà là những tranh cãi trái chiều trong ý kiến của nhau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ đó là quyền riêng tư của mỗi cá nhân và ta không có quyền buộc họ phải sống theo những gì mà bản thân mình cho là đúng.
Hãy thận trọng về ranh giới nhạy cảm và phản cảm
Những điều trên không có nghĩa là ta được sống một cách thoải mái, bất chấp ánh nhìn từ dư luận hay dùng chính sự bình đẳng để bao biện cho những trò đùa dung tục, thiếu văn hóa. Ranh giới giữa nhạy cảm và phản cảm rất mong manh, chỉ cần bất kỳ sự sai lệch nhỏ nào của ta thì chúng cũng trở nên không còn đúng với giới hạn về văn hóa.
Ranh giới này ta hoàn toàn có quyền làm chủ, nó đến từ nhận thức văn hóa của con người, đồng thời cách nhìn nhận của người khác. Mọi thứ đều cần được đặt đúng vào bối cảnh diễn ra để phù hợp với thuần phong mỹ tục và ranh giới sẽ được phân định rõ ràng, điều này sẽ là minh chứng cho việc ta có sự tôn trọng với những người đối diện hay không
Mọi hành động của chúng ta trên mạng xã hội hay ngoài đời thực cũng đều cho thấy sự tôn trọng của bản thân dành cho chính mình. Nên đừng bao giờ suy nghĩ đến việc phóng khoáng đến mức thiếu giới hạn văn hóa, bởi điều này phần nào sẽ cho biết tính cách của chúng ta hay sự nhìn nhận đúng sai của dư luận.
Hiện nay, trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện vô số những trào lưu khoe thân phản cảm trên những nền tảng mà giới hạn độ tuổi vẫn chưa nghiêm ngặt. Điều này cần đáng được lên án bởi hành động được cho là cá nhân riêng tư lại đang ảnh hưởng đến một cộng đồng xã hội hay hơn hết chính là tư duy lệch chuẩn văn hóa của cả một thế hệ hiện tại và mai sau.
Nguồn: TH&PL